Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 994/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Đề án Xây dựng mô hình điểm nuôi cá ứng dụng công nghệ “Sông trong ao” sản xuất theo chuỗi liên kết năm 2018-2019 do tỉnh Hà Nam ban hành

Số hiệu 994/QĐ-UBND
Ngày ban hành 21/06/2018
Ngày có hiệu lực 21/06/2018
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Nam
Người ký Trương Minh Hiến
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 994/QĐ-UBND

Hà Nam, ngày 21 tháng 6 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐIỂM NUÔI CÁ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ “SÔNG TRONG AO” SẢN XUẤT THEO CHUỖI LIÊN KẾT NĂM 2018-2019

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 06 năm 2015;

Căn cứ Thông tư số 43/2017/TT-BTC ngày 12/5/2017 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;

Theo Quyết định số 1204/QĐ-UBND ngày 22 tháng 10 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Hà Nam đến năm 2020 theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; Kế hoạch số 1281/KH-UBND ngày 16 tháng 6 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU của Tỉnh ủy về đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp, tạo đột phá phát triển nhanh, bền vững nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2016- 2025, định hướng đến năm 2035;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 89/TTr-SNN ngày 17 tháng 5 năm 2018, đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 772/TTr-SKHĐT ngày 13 tháng 6 năm 2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Xây dựng mô hình điểm nuôi cá ứng dụng công nghệ cao “Sông trong ao” sản xuất theo chuỗi liên kết năm 2018-2019, với những nội dung chủ yếu như sau:

1. Tên đề án: Xây dựng mô hình điểm nuôi cá ứng dụng công nghệ “Sông trong ao” sản xuất theo chuỗi liên kết năm 2018-2019”.

2. Đơn vị lập Đề án: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Mục tiêu:

a) Mục tiêu chung:

Góp phần phát triển sản xuất nuôi trồng thủy sản (NTTS) của tỉnh theo hướng ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng và hiệu quả, sức cạnh tranh cao và thân thiện với môi trường; nâng cao đời sống của nhân dân.

b) Mục tiêu cụ thể:

Đến năm 2019, toàn tỉnh xây dựng 8 mô hình điểm nuôi cá ứng dụng công nghệ cao “Sông trong ao” tham gia liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị với tng diện tích khoảng 19,55 ha, sản lượng cá thương phẩm từ 45 tấn/mô hình/năm trở lên; tổng sản lượng cá thương phẩm của các mô hình đạt khoảng 360 tấn/năm trở lên với giá trị sản xuất khoảng 27.888 triệu đồng/năm.

4. Xây dựng mô hình:

a) Tiêu chí lựa chọn địa điểm, cá nhân, tổ chức tham gia Đề án:

- Tiêu chí lựa chọn địa điểm: Lựa chọn các vùng quy hoạch NTTS của tỉnh, có số lượng các hộ tham gia nuôi trồng và diện tích nuôi trồng thủy sản lớn để có thể nhân rộng trong các năm sau.

- Tiêu chí lựa chọn cá nhân, tổ chức tham gia đề án: Là cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã tự nguyện tham gia xây dựng mô hình, có diện tích ao nuôi từ 01 ha trở lên; có khả năng tiếp thu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào NTTS theo hình thức thâm canh; cam kết có đủ điều kiện về vốn, nguồn nhân lực ... đảm bảo để đầu tư thực hiện mô hình.

b) Quy mô, phương thức sản xuất của mô hình:

Xây dựng các mô hình nuôi cá ứng dụng công nghệ cao “Sông trong ao”, liên kết sản xuất từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm với quy mô như sau:

- Diện tích ao nuôi tối thiểu từ 01 ha trở lên, có độ sâu mực nước từ 2 - 3 m. Mô hình chia làm 02 phần: Phần thứ nhất xây dựng 02 bể có thể tích khoảng 250m3/bể (kích thước 25 x 5 x 2 m) để nuôi cá theo công nghệ “Sông trong ao” nhằm tạo ra môi trường nước trong sạch và dòng chảy liên tục trong ao bằng hệ thống máng (bể) nuôi với thiết bị thổi khí nén, thiết bị đảo nước tạo oxy... để nuôi cá (Đối với diện tích ao lớn hơn 01 ha, các Hợp tác xã (HTX), hộ gia đình, cá nhân có thể xây dựng thêm các b nuôi cá). Phần diện tích ao còn lại dùng đchứa nước và xử lý nước trước khi cấp tuần hoàn cho các bể nuôi. Sử dụng chế phẩm sinh học EM, chất cải tạo môi trường và một số loại cá ăn lọc làm sạch nước.

- Đối tượng nuôi chủ yếu: cá trắm cỏ, cá chép lai, cá rô phi Đường Nghiệp hoặc cá Diêu Hồng. Mật độ nuôi: cá trắm cỏ 10.000 con/bể; cá chép lai 12.000 con/bể; cá rô phi Đường Nghiệp, cá Diêu Hồng: 18.000-20.000 con/bể. Năng suất dự kiến khoảng 15-20 tấn cá thương phẩm/bể, tương đương khoảng 30-45 tấn/vụ nuôi.

5. Kế hoạch xây dựng mô hình sản xuất:

a) Năm 2018: Triển khai thực hiện 02 mô hình điểm tại huyện Lý Nhân và huyện Bình Lục với diện tích khoảng 7,25 ha (Huyện Bình Lục 4 ha; Lý Nhân 3,25 ha), từ đó rút kinh nghiệm triển khai 06 mô hình trong năm 2019.

c) Năm 2019: Triển khai thực hiện 06 mô hình, tổng diện tích khoảng 12,3 ha, cụ thể:

- Huyện Duy Tiên xây dựng 02 mô hình với diện tích khoảng 2,1 ha.

[...]