ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 984/QĐ-UBND
|
Đắk Nông, ngày 02
tháng 7 năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 297/QĐ-TTG NGÀY
18/3/2019 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN BẢO VỆ, KHÔI PHỤC VÀ PHÁT
TRIỂN RỪNG BỀN VỮNG VÙNG TÂY NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2016-2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 297/QĐ-TTg ngày 18/3/2019 của
Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền
vững vùng Tây Nguyên giai đoạn 2016-2030;
Căn cứ Quyết định số 1710/QĐ-BNN-TCLN ngày 14/5/2019
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Kế hoạch thực hiện
Quyết định số 297/QĐ-TTg ngày 18/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án
bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững vùng Tây Nguyên giai đoạn
2016-2030;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tại Công văn số 1061/SNN-KL ngày 17 tháng 5 năm 2019, Công văn
số 1423/SNN-KL ngày 24 tháng 6 năm 2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo
Quyết định này Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 297/QĐ-TTg ngày
18/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án bảo vệ, khôi phục và phát
triển rừng bền vững vùng Tây Nguyên giai đoạn 2016-2030.
Điều 2. Quyết định này có
hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban,
ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Thường trực Tỉnh ủy (để b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các PCVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, CTTĐT, KTTH, KTN (Thi).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trương Thanh Tùng
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN
KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 297/QĐ-TTG NGÀY 18/3/2019 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
VỀ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN BẢO VỆ, KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG BỀN VỮNG VÙNG TÂY
NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2016-2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 984/QĐ-UBND ngày 02 tháng 7 năm 2019 của
UBND tỉnh Đắk Nông)
Để cụ thể hóa và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu
quả Đề án bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững vùng Tây Nguyên giai đoạn
2016-2030 (sau đây gọi là Đề án) theo Quyết định số 297/QĐ-TTg ngày 18/3/2019 của
Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án với
các nội dung sau:
I. Mục tiêu
Triển khai có hiệu quả Đề án bảo vệ, khôi phục và
phát triển rừng bền vững vùng Tây Nguyên giai đoạn 2016-2030, góp phần từng bước
ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng mất rừng, từng bước khôi phục, phát triển rừng.
Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn
đa dạng sinh học, cung cấp dịch vụ môi trường rừng, góp phần phát triển kinh tế
- xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh
Đắk Nông.
II. Nhiệm vụ, giải pháp
1. Nhiệm vụ
a) Rà soát, hướng dẫn, đề xuất xây dựng cơ chế,
chính sách:
- Triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Lâm nghiệp,
các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Lâm nghiệp, các cơ chế chính sách hiện
hành;
- Rà soát, đề xuất xây dựng cơ chế, chính sách đặc
thù trên địa bàn tỉnh, để đảm bảo thực hiện mục tiêu của Đề án.
b) Xây dựng, triển khai các dự án trọng điểm:
- Tiếp tục thực hiện hiệu quả các dự án bảo vệ và
phát triển rừng trong danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn
2016-2020;
- Xây dựng, triển khai Dự án bảo vệ, khôi phục và
phát triển rừng bền vững tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2021-2025.
c) Đẩy nhanh tiến độ sắp xếp, đổi mới và nâng cao
hiệu quả hoạt động của các Công ty Lâm nghiệp theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP
ngày 17/12/2014 của Chính phủ;
Phát triển hợp tác xã lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh
theo Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày 27/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt
Đề án phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động
có hiệu quả đến năm 2020.
d) Xây dựng nhà máy chế biến nông, lâm sản để tạo đầu
ra cho rừng trồng, giải quyết việc làm cho người dân; khuyến khích doanh nghiệp
đầu tư vào nông nghiệp theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/04/2018 của
Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp,
nông thôn. Dự kiến triển khai xây dựng 02 nhà máy tại địa bàn 02 huyện: Đắk
Glong, Tuy Đức.
e) Tuyên truyền, nâng cao năng lực:
- Xây dựng kế hoạch tổ chức tuyên truyền các nội
dung, cơ chế chính sách, giải pháp tổ chức thực hiện, cơ chế hưởng lợi...;
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức pháp luật, tăng cường
giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức về bảo vệ và phát triển rừng trong nhân
dân, triển khai thực hiện Đề án;
- Nâng cao năng lực của cấp chính quyền địa phương;
đội ngũ cán bộ quản lý bảo vệ rừng của các đơn vị chủ rừng.
2. Giải pháp
a) Cơ chế, chính sách:
- Rà soát, đề xuất xây dựng cơ chế, chính sách lâm
nghiệp đặc thù trên địa bàn tỉnh Đắk Nông theo hướng khuyến khích hình thành hệ
thống quản lý rừng cộng đồng, trên cơ sở giao rừng cho hộ gia đình, nhóm hộ,
buôn làng; cho phép sử dụng hợp lý một phần đất lâm nghiệp không có rừng để bố
trí sản xuất nông nghiệp cho người dân, góp phần ổn định đời sống gắn với bảo vệ,
phát triển rừng lâu dài; xã hội hóa đầu tư hình thành vùng lâm sản ngoài gỗ...;
- Xây dựng và triển khai cơ chế về liên doanh, liên
kết giữa hộ nông dân góp đất với doanh nghiệp để phát triển rừng. Có cơ chế
chia sẻ lợi ích và liên doanh, liên kết phát triển rừng giữa người dân và doanh
nghiệp;
- Xây dựng và triển khai cơ chế phù hợp với các quy
định của pháp luật để xử lý diện tích bị lấn chiếm tại các Ban Quản lý rừng
phòng hộ, đặc dụng, các Công ty lâm nghiệp và doanh nghiệp để phát triển rừng.
b) Tuyên truyền vận động để huy động các hộ dân sống
dựa vào rừng tham gia Đề án: Đây được coi là nhiệm vụ then chốt đảm bảo việc
thành công của Đề án, do đó, yêu cầu cả hệ thống chính trị từ cấp tỉnh đến cấp
huyện, cấp xã thường xuyên tổ chức tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện
thông tin đại chúng, tại các buổi họp dân để người dân hiểu rõ về ý nghĩa, quyền
lợi, trách nhiệm khi tham gia Đề án này. Do đó, công tác tuyên truyền vận động
phải thực hiện tổng hợp các giải pháp sau:
- Niêm yết công khai tại trụ sở UBND huyện, xã,
thôn, bon...;
- Lồng ghép thông qua các cuộc họp ở xã, phường,
thôn, bon để phổ biến Đề án nêu trên;
- Thông qua các tổ chức chính trị - xã hội như Hội
Phụ nữ, Đoàn Thanh niên... để tổ chức phổ biến Đề án;
- Tổ chức tuyên truyền, vận động, phổ biến trên các
phương tiện thông tin đại chúng, đài phát thanh, truyền hình; kết hợp phát tờ
rơi đến người dân.
c) Tăng cường tổ chức quản lý bảo vệ diện tích rừng
và đất lâm nghiệp thuộc UBND cấp xã quản lý: Cơ quan chuyên môn ở địa phương
cùng với UBND cấp xã tiến hành rà soát, kiểm tra, đánh giá hiện trạng; lập dự
án giao đất, giao rừng, thuê đất, thuê rừng đối với diện tích rừng chưa giao,
chưa cho thuê theo quy định của pháp luật.
d) Về khoa học và công nghệ, giáo dục đào tạo và
khuyến lâm:
- Xây dựng, nghiên cứu, chuyển giao các kỹ thuật về
nông lâm kết hợp, các giải pháp, kỹ thuật lâm sinh có hiệu quả. Đẩy mạnh xã hội
hóa nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ, thu hút các thành phần kinh tế
tham gia nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Quan tâm hơn nữa
công tác kiểm tra, kiểm soát quản lý chất lượng giống, thực hiện quản lý tốt
chuỗi hành trình về giống nhằm đảm bảo giống đưa vào trồng rừng phải có năng suất,
chất lượng cao. Đầu tư nâng cấp hệ thống vườn ươm theo hướng hiện đại nhằm đảm
bảo cung ứng đủ giống có chất lượng, phục vụ trồng rừng trên địa bàn tỉnh;
- Tăng cường năng lực hệ thống khuyến nông, khuyến
lâm nhằm chuyển giao, hỗ trợ đưa khoa học, công nghệ mới vào phục vụ sản xuất.
Mở các lớp tập huấn chuyển giao về kỹ thuật trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng và khai
thác hợp lý tài nguyên rừng...
e) Huy động nguồn lực:
- Rà soát, lồng ghép, bố trí các nguồn vốn thực hiện
công tác bảo vệ và phát triển rừng (tiền từ xử phạt vi phạm hành chính liên
quan đến phá rừng, lấn chiếm đất rừng; tiền từ bồi thường giá trị về lâm sản;
tiền từ trồng rừng thay thế, dịch vụ môi trường rừng; thuế môi trường và các
nguồn vốn hợp pháp khác);
- Huy động các thành phần kinh tế trong tỉnh theo
cơ chế liên quan, liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp cùng góp vốn để bảo
vệ và phát triển rừng.
f) Tổ chức sản xuất:
- Xây dựng các mô hình trồng rừng trên diện tích đất
đã canh tác nông nghiệp (cây nông nghiệp ngắn ngày, cây nông nghiệp dài ngày
và cây công nghiệp);
- Đề xuất đưa các loài cây đa mục đích, cây đặc sản
trồng trên diện tích đất bị lấn chiếm, canh tác cây nông nghiệp ngắn ngày...
3. Phân công nhiệm vụ
STT
|
Nhiệm vụ, giải
pháp
|
Đơn vị chủ trì
|
Đơn vị phối hợp
|
Thời gian thực
hiện
|
Thời gian hoàn
thành
|
Kết quả
|
I
|
Rà soát, hướng dẫn, đề xuất xây dựng cơ chế,
chính sách đặc thù
|
1
|
Triển khai thực hiện
có hiệu quả Luật Lâm nghiệp, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Lâm nghiệp,
các cơ chế chính sách hiện hành
|
Sở Nông nghiệp và
PTNT
|
UBND cấp huyện;
UBND cấp xã; các đơn vị chủ rừng
|
Thường xuyên
|
Các văn bản, Quyết
định hướng dẫn
|
2
|
Rà soát, đề xuất
xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù trên địa bàn tỉnh, để đảm bảo thực hiện mục
tiêu của Đề án
|
Sở Nông nghiệp và
PTNT
|
Sở Tư pháp, Sở Tài
nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, UBND cấp huyện
|
Quý III/2019
|
Quý IV/2019
|
Nghị quyết HĐND tỉnh;
văn bản đề xuất Bộ Nông nghiệp và PTNT
|
3
|
Xây dựng và triển
khai cơ chế về liên doanh, liên kết giữa hộ nông dân góp đất với doanh nghiệp
để phát triển rừng. Có cơ chế chia sẻ lợi ích và liên doanh liên kết phát triển
rừng giữa người dân và doanh nghiệp
|
Sở Nông nghiệp và
PTNT
|
Sở Tư pháp, Sở Tài
nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, UBND cấp huyện; các Doanh nghiệp
|
Quý III/2019
|
Quý IV/2019
|
Các văn bản, Quyết
định hướng dẫn
|
4
|
Xây dựng và triển
khai cơ chế phù hợp với các quy định của pháp luật để xử lý diện tích bị lấn
chiếm tại các Ban Quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng, các Công ty lâm nghiệp và
doanh nghiệp để phát triển rừng
|
Sở Nông nghiệp và
PTNT
|
Sở Tư pháp, Sở Tài
nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, UBND cấp huyện; các đơn vị chủ rừng
|
Quý III/2019
|
Quý IV/2019
|
Các văn bản, Quyết
định hướng dẫn
|
II
|
Xây dựng, triển khai Dự án trọng điểm
|
1
|
Tiếp tục thực hiện
hiệu quả các dự án bảo vệ và phát triển rừng trong danh mục kế hoạch đầu tư
công trung hạn, giai đoạn 2016-2020
|
Sở Nông nghiệp và
PTNT
|
Sở Kế hoạch và Đầu
tư, Sở Tài chính, UBND cấp huyện; các đơn vị chủ rừng
|
Giai đoạn
2019-2020
|
Các dự án được triển
khai
|
2
|
Rà soát, xây dựng
kế hoạch triển khai nội dung bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững
trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025
|
Các đơn vị chủ rừng
và UBND cấp huyện (đối với diện tích giao về địa phương quản lý)
|
Sở Tài nguyên và Môi
trường, Sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị có liên quan
|
Quý III/2019
|
Trước quý IV/2019
|
Báo cáo rà soát gửi
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
3
|
Xây dựng, triển
khai Dự án bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững tỉnh Đắk Nông giai
đoạn 2021 -2025
|
Sở Nông nghiệp và
PTNT
|
Sở Kế hoạch và Đầu
tư, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện; các đơn vị chủ
rừng và các đơn vị có liên quan
|
Quý I/2020
|
Trước năm 2021
|
Các dự án được phê
duyệt
|
4
|
Rà soát, bố trí vốn
thực hiện các dự án bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững
|
Sở Kế hoạch và Đầu
tư
|
Sở Nông nghiệp và
PTNT, Sở Tài chính
|
Hàng năm
|
Hàng năm
|
Báo cáo, kế hoạch
của UBND tỉnh gửi Bộ Nông nghiệp và PTNT
|
5
|
Rà soát, xây dựng,
bố trí vốn sự nghiệp lâm nghiệp thực hiện các dự án bảo vệ, khôi phục và phát
triển rừng bền vững; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện đúng các quy định
về tài chính hiện hành
|
Sở Tài chính
|
Sở Nông nghiệp và
PTNT,Sở Kế hoạch và Đầu tư
|
Hàng năm
|
Hàng năm
|
Báo cáo, kế hoạch
của UBND tỉnh gửi Bộ Nông nghiệp và PTNT
|
III
|
Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Đề
án
|
1
|
Xây dựng kế hoạch
tổ chức tuyên truyền các nội dung, cơ chế chính sách, giải pháp tổ chức thực
hiện, cơ chế hưởng lợi...
|
UBND cấp huyện
|
Sở Tài nguyên và Môi
trường, Sở Nông nghiệp và PTNT; các đơn vị chủ rừng và các đơn vị có liên
quan
|
Hàng năm
|
Hàng năm
|
Kế hoạch tuyên
truyền
|
2
|
Ngăn chặn tình trạng
phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác rừng trái pháp luật và mua bán vận
chuyển lâm sản, động vật hoang dã trái pháp luật, chống người thi hành công vụ
|
Sở Nông nghiệp và
PTNT, UBND cấp huyện và các đơn vị chủ rừng
|
Công an tỉnh, Công
an các huyện, thị xã, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng
|
Hàng năm
|
Hàng năm
|
Các hoạt động tuần
tra, kiểm tra, truy quét
|
3
|
Rà soát, thống kê
diện tích rừng và đất lâm nghiệp bị chồng lấn, lấn chiếm
|
Các đơn vị chủ rừng
và UBND cấp huyện (đối với diện tích giao về địa phương quản lý)
|
Sở Tài nguyên và
Môi trường, Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND cấp huyện
|
Quý III/2019
|
Trước quý IV/2019
|
Báo cáo rà soát,
thống kê
|
4
|
Xử lý dứt điểm đối
với diện tích rừng và đất lâm nghiệp đang có chồng lấn, tranh chấp, lấn chiếm;
không để phát sinh tranh chấp, lấn chiếm rừng
|
Sở Tài nguyên và
Môi trường (đối với đất của tổ chức), Sở Nông nghiệp và PTNT (đối với rừng của
tổ chức), UBND cấp huyện (đối với đất và rừng của hộ gia đình, cá nhân)
|
Các đơn vị chủ rừng
và các đơn vị có liên quan
|
Quý IV/2019
|
Trước năm 2020
|
Diện tích rừng có
tranh chấp, lấn chiếm được xử lý
|
5
|
Chủ động thực hiện
công tác PCCCR, phát hiện và tổ chức chữa cháy kịp thời
|
Sở Nông nghiệp và
PTNT
|
UBND cấp huyện,
Công an tỉnh; các đơn vị chủ rừng và các đơn vị có liên quan
|
Hàng năm
|
Văn bản, hướng dẫn
về PCCCR
|
6
|
Giao rừng gắn với
giao đất cho cộng đồng, hộ gia đình quản lý, đặc biệt diện tích rừng do UBND
cấp xã quản lý
|
UBND cấp huyện
|
UBND cấp huyện;
các đơn vị chủ rừng và các đơn vị có liên quan
|
Hàng năm
|
Diện tích rừng được
giao, tổng hợp trong diễn biến rừng hàng năm
|
7
|
Giải quyết dứt điểm
tình trạng di dân tự do, tranh chấp, lấn chiếm đất lâm nghiệp, không tạo ra
"điểm nóng" và khiếu kiện đông người
|
UBND cấp huyện
|
Sở Tài nguyên và
Môi trường, Sở Nông nghiệp và PTNT; các đơn vị chủ rừng và các đơn vị có liên
quan
|
Quý III/2019
|
Trước năm 2020
|
Số hộ di dân tự do
được ổn định và được hỗ trợ bố trí sắp xếp theo quy hoạch
|
8
|
Đẩy nhanh tiến độ
sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Công ty Lâm nghiệp
theo Nghị định số 118/2104/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ
|
Sở Kế hoạch và Đầu
tư
|
Sở Tài nguyên và
Môi trường, Sở Nông nghiệp và PTNT; các đơn vị chủ rừng và các đơn vị có liên
quan
|
Từ năm 2020
|
Các công ty được sắp
xếp, đổi mới
|
9
|
Đẩy mạnh quản lý rừng
cộng đồng, thực hiện công tác quản lý nương rẫy bền vững theo hướng nông lâm kết
hợp
|
Sở Nông nghiệp và
PTNT
|
Sở Tài nguyên và
Môi trường, UBND cấp huyện; các đơn vị chủ rừng
|
Giai đoạn
2019-2030
|
Các hoạt động được
triển khai
|
10
|
Hoàn thiện hệ thống
hạ tầng lâm nghiệp
|
Sở Nông nghiệp và
PTNT
|
Sở Kế hoạch và Đầu
tư, UBND cấp huyện; các đơn vị chủ rừng
|
Giai đoạn
2019-2030
|
Hệ thống hạ tầng
được hoàn thiện
|
11
|
Rà soát, đánh giá
cụ thể bố trí cây trồng nông nghiệp ở tỉnh (bao gồm cả cây nông nghiệp, công
nghiệp và lâm nghiệp), đề xuất cơ cấu cây trồng hợp lý nhằm thích ứng với biến
đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh
|
Sở Nông nghiệp và
PTNT
|
Sở Khoa học và
Công nghệ; các đơn vị chủ rừng và các đơn vị có liên quan
|
Quý III/2019
|
Trước năm 2020
|
Báo cáo đề xuất,
Quyết định ban hành
|
12
|
Tổ chức sản xuất
theo chuỗi sản phẩm từ trồng rừng, thu mua nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ
sản phẩm. Phát triển vùng cây nguyên liệu gắn với chế biến gỗ rừng trồng
|
Sở Nông nghiệp và
PTNT
|
Sở Kế hoạch và Đầu
tư, Sở Tài chính, UBND cấp huyện; các đơn vị chủ rừng và các đơn vị có liên
quan
|
Giai đoạn 2019-2030
|
Số doanh nghiệp
liên doanh liên kết tổ chức sản xuất lâm nghiệp
|
13
|
Phát triển hợp tác
xã lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày 27/4/2018
của Thủ tướng Chính phủ, về phê duyệt Đề án phát triển 15.000 hợp tác xã, liên
hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020
|
Sở Nông nghiệp và
PTNT
|
Sở Kế hoạch và Đầu
tư, Sở Tài chính, Sở Công thương, Liên minh hợp tác xã tỉnh, Hội Nông dân tỉnh
và các đơn vị có liên quan
|
Giai đoạn
2019-2030
|
Số hợp tác xã lâm
nghiệp được đổi mới, thành lập
|
14
|
Mời gọi các doanh
nghiệp có năng lực để đầu tư xây dựng nhà máy chế biến nông, lâm sản để tạo đầu
ra cho rừng trồng, giải quyết việc làm cho người dân. Khuyến khích doanh nghiệp
đầu tư vào nông nghiệp theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/04/2018 của
Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông
nghiệp, nông thôn
|
Sở Kế hoạch và Đầu
tư
|
Sở Tài chính, Sở
Nông nghiệp và PTNT, Sở Khoa học Công nghệ, Sở Công thương, Sở Tài nguyên và
Môi trường, UBND cấp huyện
|
Giai đoạn
2019-2030
|
Số nhà máy chế biến
gỗ và lâm sản được thành lập, hoạt động hiệu quả
|
IV
|
Tuyên truyền nâng cao năng lực
|
1
|
Tuyên truyền, nâng
cao nhận thức pháp luật, tăng cường giáo dục pháp luật về lâm nghiệp, nâng cao
nhận thức về bảo vệ và phát triển rừng trong nhân dân, triển khai thực hiện Đề
án
|
Sở Nông nghiệp và
PTNT
|
Báo Đắk Nông, Đài
Phát thanh và Truyền hình tỉnh, UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan
|
Thường xuyên
|
Các tài liệu, ấn
phẩm tuyên truyền; sản phẩm truyền thông trên các phương tiện thông tin đại
chúng
|
2
|
Tăng cường nâng
cao năng lực của cấp chính quyền địa phương; đội ngũ cán bộ quản lý bảo vệ rừng
của các đơn vị chủ rừng
|
Sở Nông nghiệp và
PTNT
|
UBND cấp huyện và
các đơn vị có liên quan
|
Thường xuyên
|
Các lớp tập huấn,
đào tạo được tổ chức
|
3
|
Mở chuyên trang,
chuyên mục để tuyên truyền, phổ biến các nội dung liên quan đến việc tổ chức,
triển khai thực hiện Kế hoạch; các giải pháp, quyền lợi nghĩa vụ khi tham gia
thực hiện Kế hoạch
|
Báo Đắk Nông, Đài Phát
thanh và Truyền hình tỉnh
|
Sở Nông nghiệp và
PTNT, UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan
|
Thường xuyên
|
Sản phẩm truyền
thông trên các phương tiện thông tin đại chúng
|
V
|
Kiểm tra, giám sát thực hiện Đề án
|
1
|
Kiểm tra, giám sát
và đánh giá kết quả thực hiện Đề án
|
Sở Nông nghiệp và
PTNT
|
Các Sở, ngành, địa
phương có liên quan
|
Ngày 15/12 hàng
năm
|
Các đoàn kiểm tra,
giám sát; các văn bản đôn đốc; hội nghị sơ kết, tổng kết
|
2
|
Quản lý, kiểm soát
chặt chẽ việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất có rừng sang mục đích khác
|
Sở Nông nghiệp và
PTNT
|
Sở Tài nguyên và
Môi trường, UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan
|
Ngày 15/12 hàng
năm
|
Đoàn kiểm tra,
thanh tra; văn bản đôn đốc
|
III. Tổ chức thực hiện
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu
trách nhiệm triển khai thực hiện Kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ được giao và
đôn đốc, theo dõi các Sở, ngành, đơn vị liên quan và các địa phương thực hiện
các nhiệm vụ được phân công của kế hoạch; tổng hợp, báo cáo, tham mưu UBND tỉnh
sơ kết, tổng kết việc triển khai thực hiện kế hoạch theo quy định.
2. Các Sở, Ban, ngành; UBND các huyện, thị xã và
các đơn vị chủ rừng theo chức năng, nhiệm vụ được phân công trong Kế hoạch này
tổ chức thực hiện nghiêm túc và hoàn thành đúng tiến độ các nhiệm vụ được giao;
chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về nội dung, tiến độ và kết quả thực
hiện.
3. Báo Đắk Nông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh:
Mở chuyên trang, chuyên mục để tuyên truyền, phổ biến các nội dung liên quan đến
việc tổ chức, triển khai thực hiện Kế hoạch; các giải pháp, quyền lợi nghĩa vụ
khi tham gia thực hiện Kế hoạch.
4. Chế độ báo cáo: Các Sở, Ban, ngành địa phương và
các đơn vị có liên quan báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp được
giao tại mục 3 Phụ lục II nêu trên về UBND tỉnh định kỳ vào 25 hàng tháng
(thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp).
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định
số 297/QĐ-TTg ngày 18/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án bảo vệ,
khôi phục và phát triển rừng bền vững vùng Tây Nguyên giai đoạn 2016-2030, trên
địa bàn tỉnh Đắk Nông. Yêu cầu các đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện. Quá
trình thực hiện, các đơn vị được giao trách nhiệm nếu gặp khó khăn, vướng mắc
thì báo cáo về UBND tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để
điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp./.