Quyết định 461/QĐ-TTg năm 2018 phê duyệt Đề án phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 461/QĐ-TTg
Ngày ban hành 27/04/2018
Ngày có hiệu lực 27/04/2018
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Vương Đình Huệ
Lĩnh vực Doanh nghiệp

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 461/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 27 tháng 04 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN 15.000 HỢP TÁC XÃ, LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP HOẠT ĐỘNG CÓ HIỆU QUẢ ĐẾN NĂM 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Hợp tác xã ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Nghị quyết số 32/2016/QH14 ngày 23 tháng 11 năm 2016 của Quốc hội về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã; Nghị định số 107/2017/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Quyết định số 414/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 32/2016/QH14 ngày 23 tháng 11 năm 2016 của Quốc hội về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020 (gọi tắt là Đề án), với các nội dung sau đây:

I. MỤC TIÊU

Để đến năm 2020 đạt được mục tiêu 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp có hiệu quả cần tập trung thực hiện:

1. Đối với hợp tác xã:

a) Duy trì, củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của khoảng 4.400 hợp tác xã nông nghiệp đã được phân loại và đánh giá là có hiệu quả năm 2017. Thực hiện việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao để có trên 1.500 hp tác xã ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp;

b) Nâng cao chất lượng hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp yếu, kém đ phn đấu có trên 5.400 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả (trong tổng số hơn 6.400 hợp tác xã nông nghiệp yếu kém hiện nay);

c) Thành lập mới và tạo điều kiện cho 5.200 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả.

2. Đối với liên hiệp hợp tác xã:

Xây dựng các mô hình điểm về liên hiệp hợp tác xã. Phấn đấu có trên 50 liên hiệp hợp tác xã hoạt động hiệu quả.

II. NHIỆM VỤ

1. Củng cố nâng cao hiệu quả các hợp tác xã nông nghiệp

a) Duy trì, củng cvà nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp đã được đánh giá là có hiệu quả: Tập trung chỉ đạo rà soát các hợp tác xã nhằm nâng cao chất lượng phương án sản xuất kinh doanh; tiếp cận với các nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước và nguồn vốn vay tín dụng; đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ quản trị, sản xuất (trong đó có thí điểm đưa cán bộ về hợp tác xã và đưa đi đào tạo tại nước ngoài); tăng cường liên kết với các doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm.

b) Tập trung triển khai các mô hình hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp: Triển khai mạnh việc xây dựng các mô hình hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Xác định sản phẩm ứng dụng công nghệ cao theo Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020; Quyết định số 923/QĐ-TTg ngày 28 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư và hỗ trợ theo cơ chế, chính sách được quy định tại các Quyết định hiện hành, trên cơ sở đó lựa chọn các hợp tác xã hoạt động có hiệu quả để hỗ trợ tham gia ứng dụng công nghệ cao, phấn đấu đến năm 2020 có trên 1.500 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.

c) Nâng cao chất lượng hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp yếu, kém đđạt tiêu chí có hiệu quả: Tập trung chỉ đạo giúp các hợp tác xã xây dựng phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả; tích cực giải quyết khó khăn để giúp các hợp tác xã tiếp cận được với các nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước và nguồn vốn vay tín dụng; đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản trị, sản xuất (trong đó có thí điểm đưa cán bộ về hợp tác xã); chỉ đạo quyết liệt đphát triển các mối tiên kết giữa hợp tác xã với doanh nghiệp để đu tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

2. Xử lý dứt điểm việc giải thể, chuyển đổi sang loại hình khác đối với các hợp tác xã đã ngừng hoạt động

Lựa chọn những nơi thực hiện có hiệu quả việc giải thể hợp tác xã đã ngừng hoạt động để tập trung đánh giá phương pháp, cách làm, từ đó chỉ đạo các địa phương nghiên cứu vận dụng. Năm 2018, giải thể xong các hợp tác xã đã ngừng hoạt động.

3. Thành lập mới và tạo điều kiện cho các hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả

a) Lựa chọn các ngành hàng chủ lực của quốc gia và địa phương để thúc đẩy việc thành lập hợp tác xã chuyên ngành nhằm tổ chức lại sản xuất trong từng ngành hàng: Lĩnh vực trồng trọt tập trung vào sản xuất lúa gạo chất lượng cao ở Đồng bằng sông Cửu Long và các khu vực có điều kiện khác; cây công nghiệp ở 25 tỉnh trồng mía đưng, 10 tỉnh trồng cà phê, 28 tỉnh trồng chè và một số tỉnh trồng điều, hồ tiêu; 40 tỉnh có diện tích trồng cây ăn quả lớn; cây rau ở những vùng chuyên canh. Phát triển hợp tác xã chăn nuôi đại gia súc (thịt, sữa) ở các tỉnh có đầu đàn gia súc lớn, hợp tác xã chăn nuôi lợn, gia cầm (thịt, trứng) ở các tỉnh có đầu đàn lớn, hợp tác xã nuôi trồng thủy sản ở các vùng sản xuất tập trung; đánh bắt thủy sản ở 28 tỉnh có hoạt động khai thác; lâm nghiệp ở các tỉnh có rừng; diêm nghiệp ở 21 tỉnh có hoạt động sản xuất muối.

[...]