BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1710/QĐ-BNN-TCLN
|
Hà Nội, ngày 14 tháng 5 năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 297/QĐ-TTG NGÀY 18/3/2019 CỦA
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN BẢO VỆ, KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG BỀN VỮNG
VÙNG TÂY NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2016-2030
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP
ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 297/QĐ-TTg
ngày 18/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án bảo vệ, khôi phục và
phát triển rừng bền vững vùng Tây Nguyên giai đoạn 2016-2030;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng
cục Lâm nghiệp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết
định này Kế hoạch thực hiện Quyết định số 297/QĐ-TTg ngày 18/3/2019 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Đề án bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững vùng
Tây Nguyên giai đoạn 2016-2030.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm
nghiệp, Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo nhà nước về Chương trình mục tiêu phát triển
Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 và thực hiện REDD+, Thủ trưởng các đơn
vị liên quan thuộc Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh vùng Tây Nguyên chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (để
báo cáo);
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng;
- Các thành viên BCĐNN về CTMTPTLNBV;
- Sở NN&PTNT các tỉnh vùng Tây Nguyên;
- Lưu: VT, TCLN.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Hà Công Tuấn
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 297/QĐ-TTG NGÀY 18/3/2019 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN BẢO VỆ, KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG BỀN VỮNG VÙNG TÂY
NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2016-2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1710/QĐ-BNN-TCLN ngày 14/5/2019 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và PTNT)
Để cụ thể hóa và tổ chức triển khai
thực hiện có hiệu quả Đề án bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững vùng
Tây Nguyên giai đoạn 2016-2030 (sau đây gọi là Đề án) theo Quyết định số
297/QĐ-TTg ngày 18/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án với những nội dung sau:
I. MỤC TIÊU
Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề
án bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững vùng Tây Nguyên giai đoạn
2016-2030, góp phần từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng mất rừng, từng bước
khôi phục, phát triển rừng. Đến năm 2030, diện tích rừng đạt khoảng 2,72 triệu
ha, nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 49,2%; quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững,
bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp các dịch vụ môi
trường rừng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc
phòng, trật tự an toàn xã hội của khu vực Tây Nguyên.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI
PHÁP
1. Nhiệm vụ
a) Rà soát, hướng dẫn, xây dựng cơ chế,
chính sách
- Triển khai thực hiện hiệu quả Luật
Lâm nghiệp, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Lâm nghiệp, các cơ chế chính
sách hiện hành;
- Sửa đổi bổ sung, xây dựng mới các
chính sách, bảo đảm thực hiện các mục tiêu của Đề án Bảo vệ, khôi phục và phát
triển rừng khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2016-2030.
b) Xây dựng, triển khai các dự án trọng
điểm
- Tiếp tục thực hiện hiệu quả các dự
án bảo vệ và phát triển rừng trong danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn giai
đoạn 2016-2020;
- Xây dựng dự án quản lý bảo vệ và
phát triển rừng, nâng cao đời sống nhân dân, ứng phó với biến đổi khí hậu vùng
Tây Nguyên;
- Xây dựng, triển khai dự án bảo vệ,
khôi phục và phát triển rừng bền vững các tỉnh giai đoạn 2021-2025.
c) Xây dựng, trình ban hành Nghị quyết
của Chính phủ “về ổn định dân di cư tự do và quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc
từ nông, lâm trường”; thực hiện các nhiệm vụ theo thông báo kết luận của Thủ tướng
Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị “Giải pháp ổn định dân di cư tự do trên
địa bàn cả nước và quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường tại
Tây Nguyên” tại Thông báo số 14/TB-VPCP ngày 08/1/2019 của Văn phòng Chính phủ
để giải quyết kịp thời tình trạng di dân tự do, tranh chấp, lấn chiếm đất lâm
nghiệp, không để tạo ra “điểm nóng” và khiếu kiện đông người.
d) Đẩy nhanh tiến độ sắp xếp, đổi mới
và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Công ty lâm nghiệp theo Nghị định số
118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ.
đ) Phát triển hợp tác xã lâm nghiệp
trên địa bàn các tỉnh vùng Tây Nguyên theo Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày
27/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển 15.000 hợp
tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020.
e) Xây dựng các nhà máy chế biến
nông, lâm sản để tạo đầu ra cho rừng trồng, giải quyết việc làm cho người dân;
khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp theo Nghị định số
57/2018/NĐ-CP ngày 17/04/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích
doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
g) Tuyên truyền, nâng cao năng lực
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức
pháp luật, tăng cường giáo dục pháp luật về lâm nghiệp, các văn bản hướng dẫn
thi hành Luật Lâm nghiệp; các cơ chế, chính sách trong lĩnh vực lâm nghiệp;
nâng cao nhận thức về bảo vệ và phát triển rừng trong nhân dân, triển khai thực
hiện Đề án.
- Nâng cao năng lực của các cấp chính
quyền địa phương; đội ngũ cán bộ quản lý bảo vệ rừng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ
kiểm lâm, ban quản lý rừng phòng hộ, lực lượng bảo vệ rừng của chủ rừng.
(Chi
tiết tại Phụ lục kèm theo)
2. Giải pháp thực
hiện
a) Cơ chế, chính sách
- Xây dựng cơ chế, chính sách lâm
nghiệp đặc thù vùng Tây Nguyên theo hướng khuyến khích hình thành hệ thống quản
lý rừng cộng đồng, trên cơ sở giao rừng gắn với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng
đồng dân cư; cho phép sử dụng hợp lý một phần đất lâm nghiệp không có rừng để bố
trí đất sản xuất cho người dân, góp phần ổn định đời sống gắn với bảo vệ, phát
triển rừng lâu dài; xã hội hóa đầu tư hình thành vùng lâm sản ngoài gỗ (sâm Ngọc
Linh, Song Mây,....).
- Xây dựng và triển khai cơ chế về
liên doanh, liên kết giữa hộ nông dân góp đất với doanh nghiệp để phát triển rừng.
Có cơ chế chia sẻ lợi ích và liên doanh, liên kết phát triển rừng giữa người
dân và doanh nghiệp.
b) Về bảo vệ rừng
- Chỉ đạo, đôn đốc và hướng dẫn các địa
phương thực hiện Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08/8/2017 về Chương trình hành động
của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển
rừng; và các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
- Duy trì cung cấp thông tin cảnh báo
cháy rừng; kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thời nếu có cháy rừng xảy ra. Ứng dụng
công nghệ trong công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, theo dõi
diễn biến rừng.
- Kiểm tra, đôn đốc các địa phương đẩy
mạnh việc phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm
nghiệp.
- Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc
phòng điều tra, triệt phá những “đầu nậu”, chủ đường dây phá rừng, khai thác,
mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật và chống người thi hành công vụ, sớm
đưa ra truy tố, xét xử các vụ án điển hình tại một số địa phương trọng điểm để
răn đe, giáo dục, phòng ngừa.
c) Huy động nguồn tài chính
- Rà soát, lồng ghép, bố trí các nguồn
vốn thực hiện công tác bảo vệ và phát triển rừng.
- Vận động và ưu tiên hỗ trợ vốn cho
đầu tư phát triển Lâm nghiệp Tây Nguyên từ các tổ chức quốc tế, nguồn vốn ODA
thông qua các chương trình, dự án.
- Huy động các thành phần kinh tế
trong nước theo cơ chế liên doanh, liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp
cùng góp vốn để bảo vệ và phát triển rừng.
d) Về Khoa học công nghệ và hợp tác
quốc tế
Tập trung nghiên cứu ứng dụng, chuyển
giao công nghệ. Ưu tiên các nghiên cứu cải thiện giống cây trồng và thâm canh rừng,
khảo nghiệm mở rộng các giống tiến bộ kỹ thuật, giống nhập nội, giống chất lượng
cao phục vụ trồng rừng gỗ lớn, công nghệ chế biến.
Thực hiện các cam kết hợp tác quốc tế
trong công tác bảo vệ và phát triển rừng, chống buôn bán gỗ hợp pháp, động vật
hoang dã; Đẩy mạnh hội nhập trên các lĩnh vực như phát triển vùng nguyên liệu,
mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, chế biến và xuất khẩu lâm sản, quản lý rừng
bền vững và chứng chỉ rừng; tranh thủ các nguồn viện trợ quốc tế.
e) Về tổ chức sản xuất
Tổ chức sản xuất theo chuỗi sản phẩm
từ trồng rừng, thu mua nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Phát triển
vùng nguyên liệu gắn với chế biến gỗ rừng trồng.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Tổng cục Lâm
nghiệp
a) Phối hợp với các bộ, ngành, UBND
các tỉnh Tây Nguyên tổ chức triển khai thực hiện Đề án.
b) Chủ trì, phối hợp các đơn vị rà
soát đánh giá, sửa đổi bổ sung, xây dựng mới các cơ chế, chính sách đầu tư bảo
vệ và phát triển rừng.
c) Chủ trì, phối hợp các đơn vị xây dựng
các dự án phù hợp với nội dung của Đề án được phê duyệt.
d) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, Bộ Tài chính tổng hợp, phân bổ nguồn lực, thẩm định nguồn vốn và khả năng
cân đối vốn các dự án.
đ) Kiểm tra, đôn đốc, theo dõi, đánh
giá kết quả thực hiện Đề án.
2. Các Cục, Vụ
và đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông
thôn: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý các vấn đề về công tác
bố trí, sắp xếp dân di cư tự do; phát triển hợp tác xã Lâm nghiệp vùng Tây
Nguyên.
b) Cục Chế biến và phát triển thị trường
nông sản: Phối hợp tham gia ý kiến, thẩm định các dự án về chế biến, bảo quản
nông lâm sản (bao gồm các dự án xây dựng nhà máy chế biến nông, lâm sản) thuộc
phạm vi quản lý của Bộ; Phối hợp xây dựng hướng dẫn các chính sách hiện hành nhằm
thu hút, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.
c) Vụ Quản lý Doanh nghiệp: Phối hợp
sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Công ty lâm nghiệp vùng
Tây Nguyên; phối hợp các đơn vị thuộc Bộ Tài Nguyên và Môi trường trong việc quản
lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh.
d) Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính: Phối hợp
thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án vùng Tây Nguyên; phối hợp
với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp, phân bổ nguồn lực các dự án.
đ) Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường:
phối hợp rà soát, đánh giá cụ thể bố trí cây trồng nông nghiệp ở Tây Nguyên, đề
xuất cơ cấu cây trồng ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn Tây Nguyên.
e) Vụ Hợp tác quốc tế: phối hợp xây dựng
các chương trình, dự án hợp tác quốc tế; nguồn vốn ODA lồng ghép với các nhiệm
vụ thực hiện Đề án.
g) Ban Quản lý các Dự án Lâm nghiệp:
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan vận động nhà tài trợ, xây dựng và tổ
chức triển khai thực hiện dự án ODA về quản lý bảo vệ và phát triển rừng, nâng
cao đời sống nhân dân vùng Tây Nguyên gắn với biến đổi khí hậu.
3. UBND các tỉnh
Tây Nguyên
a) Xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án
theo các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Đề án; chỉ đạo các Sở, Ban,
ngành, đơn vị trên địa bàn tỉnh tổ chức thực hiện hiệu quả Đề án.
b) Triển khai hiệu quả các dự án bảo
vệ và phát triển rừng trong kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016-2020; xây dựng
các dự án bảo vệ và phát triển rừng trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai
đoạn 2021-2025 của tỉnh, gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp.
c) Rà soát, xây dựng, bố trí vốn thực
hiện các dự án bảo vệ và phát triển rừng; xây dựng kế hoạch hàng năm gửi Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp.
d) Lồng ghép, bố trí vốn thực hiện
công tác bảo vệ và phát triển rừng.
e) Quản lý, đánh giá, nghiệm thu kết
quả thực hiện các dự án thuộc địa phương quản lý.
g) Kiểm tra, đôn đốc, theo dõi tình
hình thực hiện Đề án tại địa phương.
h) Định kỳ báo cáo Chính phủ, các bộ
ngành liên quan về tiến độ thực hiện dự án và tổ chức sơ kết, tổng kết dự án ở
địa phương
TT
|
Nhiệm vụ
|
Cơ quan, đơn vị chủ trì
|
Cơ quan, đơn vị phối hợp
|
Thời gian hoàn thành
|
Kết quả
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
I
|
RÀ SOÁT, HƯỚNG DẪN, XÂY DỰNG CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH
|
|
|
|
|
1
|
Triển khai thực
hiện hiệu quả Luật Lâm nghiệp, các văn bản hướng dẫn, các cơ chế chính sách
hiện hành
|
UBND các tỉnh Tây Nguyên
|
Tổng cục Lâm nghiệp, các cơ quan, đơn vị liên quan
|
Giai đoạn 2019-2030
|
Các văn bản, quyết định, hướng dẫn
|
2
|
Sửa đổi bổ
sung, xây dựng mới các chính sách, bảo đảm thực hiện các mục tiêu của Đề án Bảo
vệ, khôi phục và phát triển rừng khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2016-2030
|
Tổng cục Lâm nghiệp
|
UBND các tỉnh Tây Nguyên; các đơn vị, địa phương liên
quan.
|
Năm 2020
|
Nghị định của Chính phủ; các văn bản hướng dẫn
|
3
|
Xây dựng và triển
khai cơ chế về liên doanh, liên kết giữa hộ nông dân góp đất với doanh nghiệp
để phát triển rừng. Có cơ chế chia sẻ lợi ích và liên doanh, liên kết phát
triển rừng giữa người dân và doanh nghiệp.
|
UBND các tỉnh Tây Nguyên
|
Tổng cục Lâm nghiệp, các cơ quan, đơn vị liên quan
|
Giai đoạn 2019-2030
|
Các văn bản, quyết định, hướng dẫn
|
II
|
XÂY DỰNG, TRIỂN KHAI DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM
|
|
|
|
|
1
|
Tiếp tục triển
khai các dự án bảo vệ và phát triển rừng trong kế hoạch đầu tư công trung hạn
giai đoạn 2016- 2020
|
UBND các tỉnh Tây Nguyên
|
Tổng cục Lâm nghiệp, các cơ quan, đơn vị liên quan
|
Giai đoạn 2019-2020
|
Các dự án được triển khai
|
2
|
Vận động nhà
tài trợ, xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện dự án ODA về quản lý bảo vệ
và phát triển rừng, nâng cao đời sống nhân dân, ứng phó với biến đổi khí hậu
vùng Tây Nguyên
|
Ban Quản lý các Dự án Lâm nghiệp
|
Tổng cục Lâm nghiệp, Vụ Hợp tác Quốc tế; UBND các tỉnh
Tây Nguyên; các đơn vị, địa phương liên quan.
|
Giai đoạn 2019-2030
|
Dự án được phê duyệt và tổ chức thực hiện đảm bảo các mục
tiêu của dự án
|
3
|
Xây dựng, triển
khai thực hiện Dự án bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững giai đoạn
2021-2025
|
UBND các tỉnh Tây Nguyên
|
Tổng cục Lâm nghiệp, Vụ Kế hoạch; Vụ Tài chính; các cơ
quan, đơn vị liên quan
|
Giai đoạn 2021-2030
|
Các dự án được phê duyệt
|
III
|
TRIỂN KHAI CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
|
|
|
|
|
1
|
Ngăn chặn tình trạng
phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác rừng trái pháp luật và mua bán vận
chuyển lâm sản, động vật hoang dã trái pháp luật, chống người thi hành công vụ.
|
UBND các tỉnh Tây Nguyên
|
Tổng cục Lâm nghiệp, các cơ quan, đơn vị liên quan
|
Hàng năm
|
Các hoạt động tuần tra, kiểm tra, truy quét
|
2
|
Xây dựng, trình
Chính phủ ban hành Nghị quyết về ổn định dân di cư tự do và quản lý, sử dụng
đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường; thực hiện các nhiệm vụ theo thông báo kết
luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị “Giải pháp ổn định
dân di cư tự do trên địa bàn cả nước và quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ
nông, lâm trường tại Tây Nguyên” tại Thông báo số 14/TB-VPCP ngày 08/1/2019 của
Văn phòng Chính phủ để giải quyết kịp thời tình trạng di dân tự do, tranh chấp,
lấn chiếm đất lâm nghiệp, không để tạo ra “điểm nóng” và khiếu kiện đông người.
|
Cục Kinh tế, Hợp tác và PTNT
|
UBND các tỉnh Tây Nguyên, các cơ quan, đơn vị liên quan
|
Năm 2019
|
Tờ trình của Bộ trình Chính phủ; Nghị quyết được Chính phủ
ban hành; các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác bố trí dân di cư tự do
|
3
|
Xử lý dứt điểm
đối với diện tích rừng và đất lâm nghiệp đang có chồng lấn, tranh chấp, lấn
chiếm; không để phát sinh tranh chấp, xâm lấn rừng.
|
UBND các tỉnh Tây Nguyên
|
Các cơ quan, đơn vị liên quan
|
Trước năm 2020
|
Diện tích rừng có tranh chấp, lấn chiếm được xử lý
|
4
|
Chủ động thực
hiện công tác phòng chống cháy rừng, phát hiện và tổ chức chữa cháy kịp thời.
|
UBND các tỉnh Tây Nguyên
|
Tổng cục Lâm nghiệp, các cơ quan, đơn vị liên quan
|
Hàng năm
|
Văn bản, hướng dẫn, chỉ thị về công tác bảo vệ rừng,
phòng chống cháy rừng
|
5
|
Giao rừng gắn với
giao đất cho cộng đồng, hộ gia đình quản lý, đặc biệt diện tích rừng do UBND
xã quản lý.
|
UBND các tỉnh Tây Nguyên
|
Tổng cục Lâm nghiệp, các cơ quan, đơn vị liên quan
|
Hàng năm
|
Diện tích rừng được giao, tổng hợp trong diễn biến rừng
hàng năm
|
6
|
Giải quyết dứt điểm
tình trạng di dân tự do, tranh chấp, lấn chiếm đất lâm nghiệp, không để tạo
ra “điểm nóng” và khiếu kiện đông người.
|
UBND các tỉnh Tây Nguyên;
|
Cục Kinh tế Hợp tác và PTNT; Tổng cục Lâm nghiệp; Các cơ
quan, đơn vị liên quan
|
Đến năm 2020
|
Số hộ di dân tự do được ổn định và được hỗ trợ bố trí, sắp
xếp theo quy hoạch
|
7
|
Đẩy nhanh tiến
độ sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của 55 Công ty lâm nghiệp
theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ.
|
UBND các tỉnh Tây Nguyên
|
Vụ Quản lý Doanh nghiệp; Tổng cục Lâm nghiệp, các cơ
quan, đơn vị liên quan
|
Trước năm 2020
|
55 công ty được sắp xếp, đổi mới
|
8
|
Đẩy mạnh quản lý
rừng cộng đồng, thực hiện canh tác nương rẫy bền vững theo hướng nông lâm kết
hợp.
|
UBND các tỉnh Tây Nguyên
|
Tổng cục Lâm nghiệp; Các cơ quan, đơn vị liên quan
|
Giai đoạn 2019-2030
|
Các hoạt động được triển khai
|
9
|
Hoàn thiện hệ
thống hạ tầng lâm nghiệp
|
UBND các tỉnh Tây Nguyên
|
Các cơ quan, đơn vị liên quan
|
Giai đoạn 2019-2030
|
Hệ thống cơ sở hạ tầng được hoàn thiện
|
10
|
Rà soát, đánh
giá cụ thể bố trí cây trồng nông nghiệp ở Tây Nguyên (bao gồm cả cây trồng
nông nghiệp, công nghiệp và lâm nghiệp), đề xuất cơ cấu cây trồng hợp lý nhằm
thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn Tây Nguyên.
|
UBND các tỉnh Tây Nguyên
|
Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường; Tổng cục Lâm nghiệp,
các cơ quan, đơn vị liên quan
|
Giai đoạn 2019-2030
|
Báo cáo đề xuất, Quyết định ban hành
|
11
|
Tổ chức sản xuất
theo chuỗi sản phẩm từ trồng rừng, thu mua nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ
sản phẩm. Phát triển vùng cây nguyên liệu gắn với chế biến gỗ rừng trồng
|
UBND các tỉnh Tây Nguyên
|
Tổng cục Lâm nghiệp, các cơ quan, đơn vị liên quan
|
Giai đoạn 2019-2030
|
Số doanh nghiệp liên doanh liên kết tổ chức sản xuất lâm
nghiệp
|
12
|
Phát triển mạnh
hệ thống hợp tác xã Lâm nghiệp vùng Tây Nguyên: đổi mới và phát triển các
hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, tổ chức thực hiện theo định hướng của
Đề án “Phát triển 15.000 HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả đến năm 2020”
|
UBND các tỉnh Tây Nguyên
|
Cục Kinh tế hợp tác và PTNT; Tổng cục Lâm nghiệp; các cơ
quan, đơn vị liên quan
|
Giai đoạn 2019-2030
|
Số hợp tác xã Lâm nghiệp được đổi mới, thành lập
|
13
|
Xây dựng các
nhà máy chế biến nông, lâm sản để tạo đầu ra cho rừng trồng, giải quyết việc
làm cho người dân; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp theo
Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/04/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính
sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
|
UBND các tỉnh Tây Nguyên
|
Tổng cục Lâm nghiệp, Cục Chế biến và Phát triển thị trường
nông sản; các cơ quan, đơn vị liên quan
|
Giai đoạn 2019-2030
|
Số nhà máy chế biến gỗ và lâm sản được thành lập, hoạt động
hiệu quả
|
IV
|
TUYÊN TRUYỀN, NÂNG CAO NĂNG LỰC
|
|
|
|
|
1
|
Tuyên truyền, nâng
cao nhận thức pháp luật, tăng cường giáo dục pháp luật về lâm nghiệp, các văn
bản hướng dẫn thi hành Luật Lâm nghiệp, các cơ chế, chính sách trong lĩnh vực
lâm nghiệp; nâng cao nhận thức về bảo vệ và phát triển rừng trong nhân dân,
triển khai thực hiện Đề án.
|
Tổng cục Lâm nghiệp, UBND các tỉnh Tây Nguyên
|
Các cơ quan, đơn vị liên quan
|
Thường xuyên
|
Các tài liệu, ấn phẩm tuyên truyền; sản phẩm truyền thông
trên các phương tiện thông tin đại chúng
|
2
|
Tăng cường nâng
cao năng lực của các cấp chính quyền địa phương; đội ngũ cán bộ quản lý bảo vệ
rừng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ kiểm lâm, ban quản lý rừng phòng hộ, lực lượng
bảo vệ rừng của chủ rừng.
|
Tổng cục Lâm nghiệp, UBND các tỉnh Tây Nguyên
|
Các cơ quan, đơn vị liên quan
|
Thường xuyên
|
Các lớp tập huấn, đào tạo được tổ chức
|
V
|
KIỂM TRA, ĐÔN ĐỐC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
|
|
|
|
|
1
|
Kiểm tra, đôn đốc
và đánh giá kết quả thực hiện Đề án
|
Tổng cục Lâm nghiệp; UBND các tỉnh Tây Nguyên
|
Các Bộ, ngành, địa phương liên quan.
|
Hàng năm
|
Các đoàn kiểm tra; Văn bản đôn đốc; hội nghị sơ kết, tổng
kết
|
2
|
Theo dõi, tổng
hợp tình hình thực hiện Đề án
|
Tổng cục Lâm nghiệp
|
UBND các tỉnh Tây Nguyên; các cơ quan, đơn vị liên quan.
|
Hàng năm
|
Báo cáo tổng hợp
|
3
|
Quản lý, kiểm soát
chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng đất có rừng sang mục đích khác
|
UBND các tỉnh Tây Nguyên
|
Tổng cục Lâm nghiệp, các cơ quan, đơn vị liên quan
|
Hàng năm
|
Đoàn kiểm tra, thanh tra; văn bản đôn đốc
|