Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 982/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án “Chiến lược phát triển ngành văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020-2035"

Số hiệu 982/QĐ-UBND
Ngày ban hành 22/03/2021
Ngày có hiệu lực 22/03/2021
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Võ Văn Hoan
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 982/QĐ-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 3 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH VĂN HÓA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2020 - 2035”

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyn địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết s33-NQ/TW ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước;

Căn cứ Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ về Ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết s33-NQ/TW ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bn vững đất nước;

Căn cứ Chương trình hành động s45-CTrHĐ/TU ngày 21 tháng 6 năm 2015 của Thành ủy Thành phố H Chí Minh về thực hiện Nghị quyết s33-NQ/TW ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Hội nghị ln thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước;

Căn cứ Quyết định số 2631/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thphát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025;

Căn cứ Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 18 tháng 8 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tng thphát triển văn hóa, gia đình, thdục thể thao và du lịch vùng Đông Nam Bộ và vùng Kinh tế trọng đim phía Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố H Chí Minh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025;

Theo đề nghị của Sở Văn hóa và Thể thao tại Tờ trình số 548/TTr-SVHTT ngày 26 tháng 02 năm 2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Chiến lược phát triển ngành văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2035”.

Điều 2. Giao Sở Văn hóa và Thể thao là cơ quan thường trực, chủ trì triển khai Đề án đồng bộ, chất lượng và hiệu quả. Đồng thời, thường xuyên theo dõi, đôn đốc, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Đề án.

Điều 3. Giao Thủ trưởng các sở, ban, ngành Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, quận, huyện và các cơ quan, đơn vị có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ thuộc lĩnh vực phụ trách và địa bàn quản lý có trách nhiệm phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao thực hiện Đề án. Đồng thời căn cứ mục tiêu, giải pháp của Đề án cụ thể hóa và tổ chức thực hiện có hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn và nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, đơn vị, gắn với việc thực hiện chương trình công tác hàng năm và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện của các cấp, các ngành, định kỳ hàng năm đánh giá kết quả thực hiện gửi Sở Văn hóa và Thể thao tng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, Thủ trưởng các sở, ban, ngành Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, các quận, huyện và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Thường trực Thành ủy (để báo cáo);
- Thường trực HĐND (để báo cáo);
- TTUB: CT, các PCT;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam TP;
- Văn phòng Thành ủy;
- Ban Tuyên giáo Thành ủy;
- Ban VHXH - HĐNDTP;
- VPUB: Các PCVP;
- Phòng VX, TH;
- Lưu: VT (VX/LH)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Thành Phong

 

ĐỀ ÁN

“CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH VĂN HÓA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2020 - 2035”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 982/QĐ-UBND ngày 22 tháng 3 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố H Chí Minh)

I. MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết xây dựng chiến lược

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển của toàn bộ khu vực Nam Bộ cũng như cả nước. Cùng với vị trí, vai trò quan trọng về chính trị, kinh tế của khu vực và cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh còn là trung tâm văn hóa, nơi hội tụ của sự phong phú, đa dạng và đặc sắc các nn văn hóa dân tộc, là đầu mối giao lưu và hội nhập văn hóa thế giới. Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 10 tháng 8 năm 2012 của Bộ Chính trị khóa XI về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 đã khẳng định “Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế, là đầu tàu, động lực có sức thu hút và sức lan tỏa lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước”.

Sau hơn 45 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các hoạt động trên lĩnh vực văn hóa của Thành phố Hồ Chí Minh đã có những bước phát triển, từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Đời sống và mức hưởng thụ văn hóa tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc được bảo tồn và phát huy, nhiều chuẩn mực đạo đức, văn hóa mới được hình thành. Sản phẩm văn hóa, văn học, nghệ thuật ngày càng phong phú, đa dạng; các phong trào, hoạt động văn hóa quần chúng đạt được nhiều kết quả cụ thể, thiết thực. Thành phố Hồ Chí Minh cũng là địa phương sáng tạo và đi đầu trong cả nước về việc hình thành các tụ điểm sinh hoạt văn hóa, thiết chế văn hóa bằng phương thức xã hội hóa, bước đầu phát triển các lĩnh vực mới như dịch vụ văn hóa, công nghiệp văn hóa, thị trường văn hóa; tạo ra nhiều phong trào, thực hiện nhiều cuộc vận động xây dựng môi trường văn hóa đô thị lành mạnh, văn minh, tôn trọng pháp luật, kỷ cương, tác phong công nghiệp; từng bước đưa nếp sống văn hóa đi vào chiều sâu của cuộc sống, dần hình thành nếp sống văn minh đô thị. Công tác quản lý nhà nước về văn hóa tiếp tục được tăng cường, thể chế văn hóa từng bước được hoàn thiện; đội ngũ làm công tác văn hóa, văn nghệ từng bước trưởng thành. Đội ngũ văn nghệ sĩ được tạo điều kiện phát huy quyền tự do sáng tạo, giao lưu và hợp tác quốc tế về văn hóa, nghệ thuật đạt được những thành tựu đáng k.

Bên cạnh những kết quả, thành tựu đạt được, nhìn trên bình diện văn hóa của Thành phố Hồ Chí Minh còn nhiều mặt bất cập, hạn chế. Sự phát triển và đầu tư phát triển văn hóa của thành phố trong thời gian qua chưa tương xứng với sự phát triển kinh tế - xã hội, chưa đủ để tác động mạnh, hiệu quả đến xây dựng con người và môi trường văn hóa tích cực. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong công chức, viên chức và đạo đức xã hội còn nhiều biểu hiện rất đáng lo ngại. Đời sống văn hóa tinh thn ở nhiu nơi còn hạn chế; khoảng cách hưởng thụ văn hóa giữa nội thành, ngoại thành và trong các tầng lớp nhân dân chậm được rút ngn. Môi trường văn hóa còn tn tại nhiu biểu hiện thiếu lành mạnh, ngoại lai, trái với thun phong mỹ tục; tệ nạn xã hội, tội phạm một số nơi có chiều hướng gia tăng. Hệ thống thiết chế văn hóa của Thành phố phát triển chậm, không đáp ứng quy mô và cơ cấu dân s, một số khu vực đang có dấu hiệu xuống cấp, hoạt động không hiệu quả như hệ thng nhà hát, rạp chiếu phim, khu vui chơi, giải trí... Thiết chế văn hóa dành cho những ngành nghthuật đặc thù, nhất là nghệ thuật dân tộc, nghệ thuật truyền thống và nghệ thuật hàn lâm, chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức. Đến nay, Thành phố còn thiếu những công trình văn hóa đạt chuẩn về biu din nghệ thuật đỉnh cao, công trình mang tính biu trưng hoặc đáp ứng yêu cầu giao lưu, hội nhập văn hóa, nghệ thuật quốc tế. Sự phát triển văn hóa chưa đáp ứng nhu cầu hoạt động văn hóa, thụ hưởng văn hóa rt phong phú và không ngừng tăng lên của các tầng lớp nhân dân. Các thiết chế văn hóa và sự hưởng thụ văn hóa không đu giữa nội thành và ngoại thành, giữa các tầng lớp nhân dân, nhất là công nhân, lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất còn chênh lệch khá lớn... Việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa trên địa bàn Thành phố còn thấp, một số di sản văn hóa có biểu hiện mai một, xung cấp, chưa kịp thời lưu giữ và tôn tạo. Còn quá ít những tác phm văn học, nghệ thuật có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật; hoạt động lý luận và phê bình văn học, nghệ thuật chưa theo kịp với yêu cầu hiện nay, một số tác phm chạy theo thị hiếu, chất lượng thấp, thậm chí có hại. Tình trạng nhập khu, quảng bá, tiếp thu thiếu chọn lọc sản phẩm văn hóa nước ngoài đã tác động tiêu cực đến đời sống văn hóa của một bộ phận nhân dân, nht là giới trẻ. Chưa đxuất được cơ chế, chính sách khuyến khích hữu hiệu đthu hút các nguồn lực xã hội đầu tư để phát triển văn hóa. Công tác quy hoạch, đào tạo, bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý văn hóa, nht là quy hoạch, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành văn hóa còn nhiều hạn chế, bất cập.

[...]