Quyết định 952/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Số hiệu 952/QĐ-UBND
Ngày ban hành 30/06/2016
Ngày có hiệu lực 30/06/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Nam
Người ký Phạm Sỹ Lợi
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 952/QĐ-UBND

Hà Nam, ngày 30 tháng 06 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ PHỦ LÝ ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân thành phố Phủ Lý (tại Tờ trình số 173/TTr-UBND ngày 03 tháng 6 năm 2016) và đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư (tại Tờ trình s 758/TTr-SKHĐT ngày 21 tháng 6 năm 2016),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Phủ Lý đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, với những nội dung chủ yếu sau:

I. Quan điểm phát triển

1. Phát triển kinh tế - xã hội thành phố Phủ Lý phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội, Đề án đổi mới định hướng đầu tư phát triển của tỉnh Hà Nam và Quy hoạch phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng, vùng thủ đô Hà Nội.

2. Xây dựng Thành phố Phủ Lý trở thành thành phố hiện đại, hội nhập quốc tế, tương xứng với vị trí trung tâm hành chính, chính trị, văn hóa, kinh tế của tỉnh Hà Nam.

3. Phát triển kinh tế nhanh, bền vững trên cơ sở phát huy thế mạnh và sử dụng hiệu quả nguồn lực của địa phương gắn liền với khai thác tối đa tiềm năng từ mối liên kết với các huyện của tỉnh Hà Nam, các tỉnh, thành phố trong vùng Thủ đô Hà Nội và vùng đồng bằng sông Hồng; tập trung tạo bước đột phá trong phát triển lĩnh vực thương mại - dịch vụ.

4. Gắn phát triển kinh tế với phát triển xã hội, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, giảm dần sự chênh lệch giữa nông thôn và thành thị; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng an ninh, bảo vệ hệ thống chính trị và đảm bảo trật tự, an toàn xã hội.

II. Mục tiêu phát triển

1. Mục tiêu chung:

Phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ chất lượng cao, công nghiệp - xây dựng công nghệ cao và nông nghiệp chất lượng cao, có giá trị gia tăng cao. Xây dựng Phủ Lý trở thành trung tâm dịch vụ cấp vùng về y tế, giáo dục đào tạo và du lịch; đô thị xanh, phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu; là một thành phố giàu đẹp, văn minh, hiện đại, có môi trường đầu tư và môi trường sống chất lượng cao; bảo đảm quốc phòng an ninh, giữ vững trật tự, an toàn xã hội.

Phấn đấu thành phố Phủ Lý là đô thị loại II trước năm 2020, đạt tiêu chí đô thị loại I, là đô thị vệ tinh quan trọng của thủ đô Hà Nội vào năm 2030, quận hạt nhân quan trọng nhất của đô thị Hà Nam trước năm 2050.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Mục tiêu đến năm 2025

TT

Tên chỉ tiêu

Mc tiêu

Giai đon 2016-2020

Giai đoạn 2021-2025

1.

Tốc độ tăng trưởng (giá ss 2010)

16,9%/năm

16,3%/năm

2.

Cơ cấu kinh tế năm cuối giai đoạn (Nông, lâm, thủy sản -CN&XD -DV)

1,6% - 54,6% - 43,8%

0,8% - 46,5% - 52,7%

3.

GRDP bình quân đầu người - giá hiện hành (năm cuối giai đoạn)

135,21 triệu đng
(5.410 USD)

249,9 triệu đng
(9.672 USD)

4.

Tăng trưởng GTSX công nghiệp (giá ss 2010)

13,05%/năm

12,6%/năm.

5.

Tăng trưởng GTSX nông nghiệp (giá ss 2010)

2,3%/năm

2,5%/năm

6

Tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch v

19,5%/năm

19,1%/năm

7.

Tăng thu ngân sách

15%/năm

14,5%/năm

8.

Tổng vốn đầu tư phát triển

42.328 tỷ đồng

82.588 tỷ đng

 

Tc độ tăng

16,6%/năm

14,4%/năm.

9.

Tỷ lệ xã đạt chun nông thôn mới

100%

100%

10.

Phát triển hạ tầng

đồng bộ, hiện đại, kết nối với hạ tầng kinh tế tỉnh, vùng Thủ đô và cả nước.

11

Giải quyết việc làm mới

4.000 lao động/năm

6.000 lao động/năm

12.

Năng suất lao động (năm cuối giai đoạn)

167,8 triệu đồng/người/năm

320,9 triệu đồng/người/năm

13.

Tỷ lệ hộ nghèo (năm cuối giai đoạn - theo chuẩn thời điểm)

<2%

< 1,5%

14.

Tỷ lệ trường học được kiên cố hóa

100%

100%

Tỷ lệ trường đạt chuẩn Quốc gia

Mm non: 95,24% -
Tiểu học: 100% -
THCS: 94,74%

Mm non: 100%-
Tiểu học: 100%-
THCS: 100%

15.

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (năm cui GĐ)

< 10%

< 7%

16.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo

75%

80%

17.

Tỷ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa

90%

95%

Tỷ lệ thôn, làng, tổ dân phố được công nhận là đơn vị văn hóa

90%

95%

Thiết chế văn hóa

100% thôn, làng có nhà văn hóa và nơi sinh hoạt cộng đồng, 100% tổ dân phố, liên tổ dân phố có nhà văn hóa; 60% các xã, phường có nhà văn hóa

100% thôn, làng có nhà văn hóa và nơi sinh hoạt cộng đồng, 100% tổ dân phố, liên tổ dân phố có nhà văn hóa; 80% các xã, phường có nhà văn hóa

18

Tỷ lệ tăng dân số hàng năm

 

 

- Tự nhiên

<1%

0.8%

- Cơ học

1,62%

2,7%

19.

Tỷ lệ dân sđô thị được sử dụng nước sạch (năm cuối giai đoạn)

100%

100%

Tỷ lệ dân snông thôn được sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh (năm cuối giai đoạn)

100%

100%

20.

Tỷ lệ rác thải sinh hoạt được thu gom (xử lý)

 

 

Đô thị:

100% (95-97%)

100% (100%)

Nông thôn

97% (75-85%)

100% (> 90%)

21

Tỷ lệ chất thải rắn nguy hại được thu gom và xử lý

100%

100%

22.

Tỷ lệ KCN, CCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung

100%

100%

23.

Nhu cu đất xây dựng đô thị

2.220,6 ha

2.815,6

24.

Dân s toàn đô th

160.000

190.000

Dân số nội thị

93.000

112.000

Tỷ lệ dân số nội thị

58,1%

58,95%

25.

Diện tích sàn nhà ở bình quân

 

 

Khu vực nội thị

29,3 m2/người

34 m2/người

Khu vực nông thôn

27,7 m2/người

32,5 m2/người

26.

Tỷ lệ nhà ở kiên c- bán kiên c khu vc nội thị

95,98%-3,81%

96,5%-3,2%

27.

Diện tích đất cây xanh- công viên- TDTT

7,2 m2/người

7 m2/người

Diện tích đất giao thông/dân số nội th

18,8 m2/người

18.8 m2/người

Diện tích đất xây dựng công trình dịch vụ công cộng

5,8 m2/người

5,4 m2/người

28.

Tỷ lệ tuyến phố văn minh đô thị

38,9%

40-45%

2.2. Định hướng phát triển đến năm 2030 và tm nhìn đến năm 2050

TT

Tên chỉ tiêu

Mc tiêu

Giai đoạn 2026-2030

Giai đon 2031-2050

1.

Tốc độ tăng trưởng (giá ss 2010)

14,6%

9,2%

2.

Cơ cấu kinh tế - năm cuối giai đoạn (Nông, lâm, thủy sản - CN&XD - DV)

0,5%-41,1 %-58,4%

0,1%-31,3%-68,7%

3.

GRDP bình quân đầu người - giá hiện hành (năm cuối giai đoạn)

406,1 triệu đng (14.816 USD)

1.881 triệu đng (51.592 USD)

4.

Tổng vốn đầu tư

124.349 tỷ đng

1.089.812 tỷ đng

5.

Nhu cu đất xây dựng đô thị

3.410,4 ha

 

6.

Dân số toàn đô thị (năm cuối giai đoạn)

227.000

380.000

Dân số nội thị (năm cui giai đoạn)

139.000

260.000

Tỷ lệ dân snội thị (năm cui giai đoạn)

61,5%

68,4%

7

Tỷ lệ tăng dân s hàng năm

 

 

- Tự nhiên

0,8%

0,8%

- Cơ hc

2,76%

1,81%

III. Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực

1. Định hướng phát triển thương mại - dịch vụ

1.1. Định hướng chung: Phát triển thương mại dịch vụ với tốc độ cao, là động lực chính cho phát triển kinh tế của thành phố.

Tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội bình quân giai đoạn 2016-2020, 2021-2025, 2026-2030, 2031-2050 lần lượt là 19,5%, 19,1%, 15,7% và 10,9%.

Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng khu vực thương mại dịch vụ bình quân giai đoạn 2016-2020, 2021-2025, 2026-2030, 2031-2050 đạt lần lượt là 24,3%/năm, 20,3%/năm, 14,8%/năm và 9,8%/năm.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ