Quyết định 95/2003/QĐ-BNN quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Cục Quản lý xây dựng công trình do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 95/2003/QĐ-BNN
Ngày ban hành 04/09/2003
Ngày có hiệu lực 25/09/2003
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Lê Huy Ngọ
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 95/2003/QĐ-BNN

Hà Nội, ngày 04 tháng 09 năm 2003 

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CỤC QUẢN LÝ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 86/2003-NĐ-CP ngày 18 tháng 07 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Điều 19 Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, co quan ngang bộ;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Vị trí và chức năng

Cục Quản lý xây dựng công trình là cơ quan trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về xây dựng công trình nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi, diêm nghiệp và phát triển nông thôn thuộc phạm vi quản lý của Bộ.

Cục Quản lý xây dựng công trình có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có kinh phí hoạt động, được mở tài khoản theo quy định của pháp luật.

Trụ sở của Cục Quản lý xây dựng công trình đặt tại thành phố Hà Nội.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

Cục Quản lý xây dựng công trình được Bộ trưởng giao thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên ngành về xây dựng công trình thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; thực hiện quản lý các công trình do Bộ trực tiếp đầu tư gồm các khâu: chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng, cụ thể như sau:

1. Trình Bộ trưởng dự án luật, dự án pháp lệnh và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý chuyên ngành của Cục.

2. Tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch, chính sách, kế hoạch năm năm và hàng năm, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý chuyên ngành của Cục theo sự phân công của Bộ trưởng.

3. Ban hành văn bản về nghiệp vụ quản lý; hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc chuyên ngành theo phân cấp của Bộ trưởng.

4. Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án, tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế-kỹ thuật được phê duyệt và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý chuyên ngành của Cục.

5. Về quản lý đầu tư xây dựng công trình:

a) Về chuẩn bị đầu tư:

- Trình Bộ các chương trình, dự án xây dựng cơ bản; tham gia xây dựng kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngành.

- Chñ tr× thẩm định các đề án, dự án xây dựng công trình nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ lợi, phát triển nông thôn theo phân công của Bộ trưởng;

- Chñ tr× thẩm định trình Bộ trưởng quyết định đầu tư các dự án theo phân công của Bộ trưởng;

- Tham gia thẩm định về đấu thầu, chọn thầu tư vấn chuẩn bị đầu tư.

- Xác nhận năng lực, điều kiện hành nghề xây dựng chuyên ngành thuỷ lợi, nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp và phát triển nông thôn;

- Cục trưởng được Bộ trưởng giao quyết định đầu tư một số dự án đầu tư xây dựng công trình do Bộ quản lý.

b) Về thực hiện đầu tư:

- Thẩm định trình Bộ trưởng phê duyệt thiết kế kỹ thuật tổng dự toán các dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán các hạng mục công trình, phù hợp với thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán đã phê duyệt thuộc một số dự án được Bộ trưởng giao;

- Thẩm định về đấu thầu, chọn thầu, tư vấn trong thực hiện đầu tư; thẩm định về đấu thầu xây lắp và tham gia thẩm định đấu thầu mua sắm hàng hoá các dự án được phân công.

- Tổ chức giám định về chất lượng xây dựng công trình thuộc phạm vi quản lý của Bộ;

[...]