Quyết định 937/QĐ-BNN-KHCN phê duyệt đề cương thực hiện năm 2013 nhiệm vụ xây dựng các giải pháp kỹ thuật tổng hợp để quản lý và phát triển bền vững rừng ngập mặn phòng hộ ven biển nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 937/QĐ-BNN-KHCN
Ngày ban hành 26/06/2013
Ngày có hiệu lực 26/06/2013
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Đinh Vũ Thanh
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 937/QĐ-BNN-KHCN

Hà Nội, ngày 26 tháng 06 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG THỰC HIỆN NĂM 2013 NHIỆM VỤ: XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT TỔNG HỢP ĐỂ QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG RỪNG NGẬP MẶN PHÒNG HỘ VEN BIỂN NHẰM ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 và số 75/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 07/2010/TTLT-BTNMT-BTC-BKHĐT ngày 15/3/2010 hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH giai đoạn 2009-2015;

Căn cứ Quyết định số 2069/QĐ-BNN-KHCN ngày 29/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt đề cương, tổng dự toán thực hiện nhiệm vụ “Xây dựng các giải pháp kỹ thuật tổng hợp để quản lý và phát triển bền vững rừng ngập mặn phòng hộ ven biển nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu”;

Căn cứ Quyết định số 262/QĐ-BNN-KHCN ngày 07/2/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Phê duyệt Kế hoạch năm 2013 thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH của Bộ Nông nghiệp và PTNT;

Xét Tờ trình số 323/KHLN-KH ngày 13/5/2013 và Đề cương chi tiết thực hiện năm 2013 của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam lập;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt đề cương thực hiện năm 2013, nhiệm vụ “Xây dựng các giải pháp kỹ thuật tổng hợp để quản lý và phát triển bền vững rừng ngập mặn phòng hộ ven biển nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu”, giao cho Trung tâm Nghiên cứu sinh thái Môi trường rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam thực hiện, chi tiết như sau:

I. Nội dung thực hiện:

1. Xây dựng mô hình tổng hợp quản lý và phát triển bền vững rừng ngập mặn phòng hộ ven biển trong điều kiện BĐKH:

a) Mô hình tổng hợp sẽ bao gồm các vấn đề kỹ thuật, phương thức quản lý nhằm đảm bảo tính bền vững và nâng cao năng lực phòng hộ ven biển của rừng ngập mặn để ứng phó với BĐKH (ở tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Cà Mau). Mỗi tỉnh:

- Xây dựng 01 mô hình/xã;

- Diện tích mô hình tổng hợp: 150 ha/xã;

- Cải tạo cho 50 ha rừng và hỗ trợ sinh kế cho 50 hộ/xã;

- Đề xuất xây dựng quy chế chi trả dịch vụ môi trường rừng ngập mặn cho địa phương

Các nội dung chính của mô hình gồm:

TT

Nội dung/hoạt động

Quy mô/khối lượng

Hình thức hỗ trợ

Lý do

1

Quản lý rừng ngập mặn hiện có (150 ha)

-

Xây dựng quy chế bảo vệ rừng

1 Bản quy chế/ mô hình

50 % vốn cho họp, xây dựng quy chế

Chi kinh phí cho tổ chức họp, văn phòng phẩm.

-

Phổ biến quy chế bảo vệ rừng đến các bên liên quan và người dân địa phương

1 cuộc họp/xã

100% vốn ngân sách

Tổ chức các cuộc họp phổ biến quy chế

-

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức: Hỗ trợ phòng họp xã (loa, âm ly, v.v) phục vụ công tác tuyên truyền

1 xã/tỉnh

100% vốn ngân sách

Tổ chức các cuộc họp, đợt tuyên truyền cho nhiệm vụ

-

Thành lập nhóm bảo vệ rừng

1 nhóm (6 -10 người)

Địa phương

Hỗ trợ làm các thủ tục hành chính.

-

Hỗ trợ cho nhóm bảo vệ rừng

150 ha, 3 năm

100% vốn ngân sách

Chi tiền công cho nhóm bảo vệ rừng.

2

Hỗ trợ phát triển sinh kế (50 hộ)

-

Tập huấn kỹ thuật về lâm - ngư kết hợp

2 lớp; 50 hộ/lớp

100% vốn ngân sách

Chi tiền tổ chức tập huấn, giáo viên, văn phòng phẩm, in ấn tài liệu

-

Tập huấn kỹ thuật khai thác nguồn lợi thủy sản trong rừng ngập mặn

2 lớp; 50 hộ/lớp

100% vốn ngân sách

Chi cho tổ chức tập huấn, giáo viên, văn phòng phẩm, in ấn tài liệu

-

Hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững trong rừng ngập mặn (con giống)

50 hộ/xã

100% vốn ngân sách

Hỗ trợ tiền mua con giống, hỗ trợ hướng dẫn kỹ thuật; các hộ đóng góp nhân công.

3

Cải tạo rừng (50 ha)

-

Hỗ trợ cây giống

800 cây/ha (loài Đước); 50 ha

100% vốn ngân sách

Cây giống trồng bổ sung

-

Hỗ trợ công trồng

50 ha

100% vốn ngân sách

Thuê nhân công địa phương trồng rừng

-

Hỗ trợ công chăm sóc

50 ha; 3 năm

100% vốn ngân sách

Thuê nhân công địa phương chăm sóc, bảo vệ rừng

4

Đề xuất quy chế chi trả dịch vụ môi trường từ rừng ngập mặn

-

Tổ chức các cuộc họp lấy ý kiến về quy chế chi trả

5 cuộc họp/xã

100% vốn ngân sách

Tổ chức các cuộc họp, xây dựng quy chế.

-

Đề xuất quy chế chi trả

1 bản/xã

100% vốn ngân sách

Nhiệm vụ chuyên môn do nhóm đề tài, chuyên gia tư vấn thực hiện

-

Hỗ trợ quỹ bảo vệ và phát triển rừng

1 xã; 3 năm

100% vốn ngân sách

Đầu tư ban đầu cho quản lý và bảo vệ rừng, hướng tới tạo nguồn tài chính ổn định cho bảo vệ rừng.

II. Phương pháp và kỹ thuật thực hiện:

- Tham vấn cộng đồng (xây dựng và phổ biến quy chế thông qua các cuộc họp với các bên liên quan và người dân địa phương);

- Phương pháp chuyên gia (đưa ra các biện pháp kỹ thuật liên quan)

- Tập huấn, đào tạo (tổ chức các lớp tập huấn về lâm - ngư kết hợp; kỹ thuật khai thác nguồn lợi thủy sản trong rừng ngập mặn).

III. Thời gian, tiến độ thực hiện:

TT

Nội dung

Tiến độ

1

Xây dựng mô hình tổng hợp quản lý và phát triển bền vững rừng ngập mặn phòng hộ ven biển trong điều kiện BĐKH

 

Xây dựng mô hình tổng hợp quản lý và phát triển bền vững rừng ngập mặn phòng hộ ven biển để ứng phó với BĐKH ở Quảng Ninh

 

+ Quản lý RNM hiện có (150 ha);

+ Hỗ trợ phát triển sinh kế (50 hộ);

+ Cải tạo rừng (50 ha);

+ Đề xuất quy chế chi trả dịch vụ môi trường từ rừng ngập mặn

3-8/2013

 

Theo dõi, tổng hợp số liệu, đánh giá mô hình ở Quảng Ninh

9-11/2013

 

Xây dựng mô hình tổng hợp quản lý và phát triển bền vững rừng ngập mặn phòng hộ ven biển để ứng phó với BĐKH ở Cà Mau

 

+ Quản lý RNM hiện có (150 ha);

+ Hỗ trợ phát triển sinh kế (50 hộ);

+ Cải tạo rừng (50 ha);

+ Đề xuất quy chế chi trả dịch vụ môi trường từ rừng ngập mặn

3-8/2013

 

Theo dõi, tổng hợp số liệu, đánh giá mô hình ở Cà Mau

9-11/2013

 

Sơ kết nhiệm vụ

12/2013

IV. Sản phẩm 2013:

TT

Tên sản phẩm

Yêu cầu

1

01 mô hình tổng hợp quản lý và phát triển bền vững RNM phòng hộ ven biển để ứng phó với BĐKH ở Quảng Ninh:

- Diện tích được quản lý: 150 ha;

- Số hộ dân được hỗ trợ sinh kế: 50 hộ;

- Diện tích rừng được cải tạo: 50 ha;

- Quy chế chi trả dịch vụ môi trường từ rừng ngập mặn được thử nghiệm và áp dụng tại địa phương

Báo cáo kết quả thực hiện xây dựng mô hình ở Quảng Ninh

- 150 ha rừng lựa chọn được xác định ranh giới rõ ràng trên thực địa và bản đồ để quản lý;

- 50 hộ dân/xã được hỗ trợ để phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững;

- 50 ha rừng được trồng bổ sung 40.000 cây (loài Đước; 800 cây/ha);

- Quy chế chi trả dịch vụ môi trường từ RNM được thử nghiệm và áp dụng tại địa phương

- Báo cáo nêu rõ kết quả thực hiện xây dựng mô hình về khối lượng và chất lượng; đánh giá thực hiện mô hình theo năm kế hoạch 2013

2

01 mô hình tổng hợp quản lý và phát triển bền vững RNM phòng hộ ven biển để ứng phó với BĐKH ở Cà Mau:

- Diện tích được quản lý: 150 ha;

- Số hộ dân được hỗ trợ sinh kế: 50 hộ;

- Diện tích rừng được cải tạo: 50 ha;

- Quy chế chi trả dịch vụ môi trường từ rừng ngập mặn được thử nghiệm và áp dụng tại địa phương

- Báo cáo kết quả thực hiện xây dựng mô hình ở Cà Mau

- 150 ha rừng lựa chọn được xác định ranh giới rõ ràng trên thực địa và bản đồ để quản lý;

- 50 hộ dân/xã được hỗ trợ để phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững;

- 50 ha rừng được trồng bổ sung 40.000 cây (loài Đước; 800 cây/ha);

- Quy chế chi trả dịch vụ môi trường từ RNM được thử nghiệm và áp dụng tại địa phương

Nêu rõ kết quả thực hiện xây dựng mô hình về khối lượng và chất lượng; đánh giá thực hiện mô hình theo năm kế hoạch 2013

3

Báo cáo thực hiện nhiệm vụ năm 2013

Được Bộ Nông nghiệp và PTNT thông qua

[...]