Quyết định 883/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch hành động về Bình đẳng giới tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2017-2020

Số hiệu 883/QĐ-UBND
Ngày ban hành 03/04/2017
Ngày có hiệu lực 03/04/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Khánh Hòa
Người ký Nguyễn Duy Bắc
Lĩnh vực Quyền dân sự

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

S: 883/QĐ-UBND

Khánh Hòa, ngày 03 tháng 04 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 1696/QĐ-TTg ngày 02/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016-2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 143/TTr-SLĐTBXH ngày 24/3/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động về Bình đẳng giới tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2017-2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 637/QĐ-UBND ngày 13/3/2012 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hành động về bình đẳng giới tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2012-2015, định hướng đến năm 2020.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Lao động, TB&XH;
- TT. Tỉnh
ủy, HĐND, UBND tnh;
- Ban Pháp chế HĐND tỉnh;
- Lưu: VT, TmN, HPN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Duy Bắc

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 883/QĐ-UBND ngày 03 tháng 4 năm 2017 của UBND tỉnh Khánh Hòa)

Thực hiện Quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 và Quyết định số 1696/QĐ-TTg ngày 02/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016 - 2020; trên cơ sở kết quả thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch hành động về bình đẳng giới tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2017 - 2020 với các nội dung như sau:

I. BỐI CẢNH CHUNG

Trong những năm qua, với sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh và sự nỗ lực của các cấp, các ngành, công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Khánh Hòa được cải thiện đáng kể, đặc biệt là trong lĩnh vực lao động - việc làm, giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe, tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo, quản lý,... Phần lớn các chỉ tiêu của kế hoạch hành động về bình đẳng giới tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011 - 2015 đều đạt và vượt kế hoạch. Qua đó, đã tác động tích cực tới việc nâng cao vị thế của phụ nữ và thúc đẩy bình đẳng giới trên toàn tỉnh: có sự chuyển biến trong nhận thức và ý thức trách nhiệm của người dân về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ, làm cho mọi người hiểu và chia sẻ những khó khăn của người phụ nữ và cùng cộng tác giúp đỡ phụ nữ trên mọi lĩnh vực; tỷ lệ phụ nữ tiếp cận với dịch vụ y tế và giáo dục đang dần hướng đến sự bình đẳng với nam giới; tỷ lệ phụ nữ tham gia vào các vị trí lãnh đạo, quản lý ngày một tăng.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được vẫn còn một số chỉ tiêu chưa đạt như tại chtiêu 1 của Mục tiêu 1: “Phấn đấu đạt tỷ lệ nữ tham gia các cấp ủy Đảng nhiệm kỳ 2015 - 2020 từ 25% trở lên; tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2020 từ 35% trở lên” kết quả chỉ đạt:

Nữ đại biểu Quốc hội khóa XIV (2016 - 2021): 1/7 đại biểu đạt tỷ lệ 14,29%.

Nữ đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021: Cấp tỉnh: 9/54 đại biểu đạt tỷ lệ 16,67%; Cấp huyện: 66/304 đại biểu đạt tỷ lệ 21,71%; Cấp xã: 974/3604 đại biểu đạt tỷ lệ 27,03%.

Tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy đảng các cấp nhiệm kỳ 2015 - 2020: cấp tỉnh đạt 3,8% (02 nữ, tổng số 52 người); cấp huyện (các huyện, thị, thành ủy và các đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy) đạt 13,11% (59 nữ, tổng số 450 người); cấp ủy cơ sở đạt 21,4% (643 nữ, tổng số 3.000 người)

Tỷ lệ nữ được tham gia công tác lãnh đạo, quản lý các cấp còn thp; việc quan tâm, phát triển đội ngũ cán bộ công chức nữ ở một số cơ quan, đơn vị chưa được chú trọng đúng mức. Cấp tỉnh: 7/67 nữ lãnh đạo đạt tỷ lệ 10,44%; Cấp huyện: 48/163 nữ lãnh đạo đạt tỷ lệ 29,45%.

Trong giai đoạn 2012 - 2015, có 1.114 nữ (22,2%) được đào tạo lý luận chính trị - hành chính; 221 nữ (23,6%) được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ; 494 nữ (29,1%) được bồi dưỡng quản lý nhà nước; 35 nữ (28%) được bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng (theo Báo cáo số 49-BC/TU ngày 21/7/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy sơ kết thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về công tác thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2012 - 2015). Từ kết quả trên có thể thấy rằng, nữ cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bi dưỡng chiếm tỷ lệ thấp, chưa tương xứng với năng lực và sự phát triển của lực lượng nữ cán bộ, công chức, viên chức; dễ dẫn đến hụt hẫng ngun nữ cán bộ, công chức, viên chức.

Một số cấp ủy, tổ chức đảng, các cơ quan, đơn vị chưa thật sự quan tâm đến công tác cán bộ nữ nên đội ngũ cán bộ nữ kế cận còn thiếu và yếu. Tỷ lệ cán bộ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý còn thấp. Chưa có chính sách cụ thể khuyến khích nữ phát triển năng lực trên các lĩnh vực. Công tác cán bộ nữ chưa đặt thành nhiệm vụ thường xuyên và thiếu kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ này. Chính sách công tác quản lý, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức và bố trí sử dụng đối với cán bộ nữ chưa được quan tâm đúng mức. Chưa có chế tài cũng như quy định trách nhiệm đối với người đứng đầu trong công tác quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, tạo nguồn đội ngũ cán bộ nữ. Do đó, khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị của Khánh Hòa còn khá lớn.

Tình trạng bất bình đẳng gii vẫn còn tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong gia đình, cuộc sống của trẻ em gái và phụ nữ vẫn còn bị phân biệt đối xử, nhiều gia đình vẫn còn tư tưởng trọng nam hơn nữ. Tình trạng bạo lực trên cơ sở gii, nhất là bạo lực gia đình vẫn còn tồn tại dưới nhiều hình thức mà phần lớn nạn nhân là người phụ nữ và trẻ em gái.

Kết quả thực hiện Mục tiêu 6 giai đoạn 2011 - 2015: “Bảo đảm bình đẳng giới trong đời sống gia đình, từng bước xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới”, đối với chỉ tiêu 1: “Rút ngắn khoảng cách về thời gian tham gia công việc gia đình của nữ so với nam xuống 2 lần vào năm 2015”: Các đơn vị, địa phương đã tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và cộng đồng về bình đẳng giới. Từ đó, thay đổi hành vi của mỗi cá nhân trong xã hội, vận động nam giới chia sẻ công việc gia đình với phụ nữ, tạo điều kiện cho phụ nữ nâng cao vị thế trong gia đình và xã hội. Tuy nhiên, chưa có công cụ, cơ sở để đánh giá kết quả thực hiện chỉ tiêu này. Đối với chỉ tiêu 2: “Đến năm 2015, 45% số nạn nhân của bạo lực gia đình được phát hiện được tư vấn về pháp lý và sức khỏe, được hỗ trợ và chăm sóc tại các cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình. Đến năm 2015, 75% số người gây bạo lực gia đình được phát hiện được tư vấn tại các cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình” kết quả thực hiện từ 2011 đến 6 tháng đầu năm 2015, số nạn nhân bạo lực gia đình được phát hiện và đưa đến địa chỉ tin cậy tại cộng đồng, các cơ sở trợ giúp đđược tư vấn, hỗ trợ, chăm sóc về y tế là 922 nạn nhân/1.237 vụ (đạt tỷ lệ 75%); Có 833 người gây bạo lực gia đình được phát hiện và tư vấn (833 người/1.237 vụ, đạt tỷ lệ 67%).

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ