Quyết định 879/QĐ năm 1991 ban hành Quy định về chứng nhận hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam của Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
Số hiệu | 879/QĐ |
Ngày ban hành | 27/12/1991 |
Ngày có hiệu lực | 27/12/1991 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Ủy ban Khoa học Nhà nước |
Người ký | Đặng Hữu |
Lĩnh vực | Thương mại |
UỶ
BAN KHOA HỌC NHÀ NƯỚC |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 879/QĐ |
Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 1991 |
NGÀY 27 THÁNG 12 NĂM 1991 BAN HÀNH BẢN “QUY ĐỊNH VỀ CHỨNG NHẬN HÀNG HOÁ PHÙ HỢP TIÊU CHUẨN VIỆT NAM”
CHỦ NHIỆM UỶ BAN KHOA HỌC NHÀ NƯỚC
Căn cứ Nghị định số 192-CP
ngày 13-10-1975 của Hội đồng Chính phủ ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của
Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 327-HĐBT ngày 19-10-1991 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành
quy định về việc thi hành Pháp lệnh chất lượng hàng hoá;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản "Quy định về chứng nhận hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam".
Điều 2. Cơ quan quản lý Nhà nước về Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng các cấp, các ngành, các địa phương và các cơ sở phải thực hiện theo đúng Quy định này trong việc chứng nhận hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam.
Điều 3. Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng chịu trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc thi hành Quyết định này.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký. Bãi bỏ các Quy định trước đây trái với Quy định này.
|
Đặng Hữu (Đã ký) |
QUY ĐỊNH
VỀ
CHỨNG NHẬN HÀNG HOÁ PHÙ HỢP TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (TCVN)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 879-QĐ ngày 27-12-1991 của Chủ nhiệm Uỷ ban
Khoa học Nhà nước)
1. Chứng nhận hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) gọi tắt là chứng nhận hợp chuẩn là một trong những biện pháp nhằm đẩy mạnh việc áp dụng các TCVN để đảm bảo và nâng cao chất lượng hàng hoá; tạo tín nhiệm cho hàng hoá đối với khách hàng trong và ngoài nước, tăng cường sức cạnh trạnh của hàng hoá sản xuất trong nước; bảo đảm an toàn vệ sinh, bảo vệ môi trường; bảo vệ quyền và lợi ích của người tiêu dùng.
2. Cơ sở để chứng nhận hợp chuẩn là các TCVN và các phương pháp chứng nhận hợp chuẩn cho từng nhóm hoặc hàng hoá cụ thể.
3. Chứng nhận hợp chuẩn bao gồm:
a. Chứng nhận bắt buộc áp dụng với hàng hoá thuộc danh mục các TCVN bắt buộc áp dụng.
b. Chứng nhận tự nguyện áp dụng với hàng hoá thuộc các danh mục TCVN tự nguyện áp dụng;
4. Đối tượng để chứng nhận hợp chuẩn là hàng hoá của các tổ chức và cá nhân sản xuất (gọi tắt là cơ sở sản xuất) thuộc mọi thành phần kinh tế.
5. Hàng hoá được chứng nhận hợp chuẩn sẽ được cấp giấy chứng nhận hàng hoá phù hợp TCVN (gọi tắt là giấy chứng nhận hợp chuẩn) và được phép gắn dấu phù hợp TCVN (gọi tắt là dấu hợp chuẩn) trên hàng hoá, bao bì hoặc trên nhãn.
Có hai loại dấu hợp chuẩn:
a. Dấu hợp chuẩn chất lượng cấp cho hàng hoá đạt các yêu cầu kỹ thuật về chất, lượng bao gồm cả các yêu cầu về an toàn, vệ sinh quy định trong TCVN cho hàng hoá cụ thể.
b. Dấu hợp chuẩn an toàn cấp cho hàng hoá chỉ đạt các yêu cầu về an toàn, vệ sinh quy định trong TCVN.
Nội dung và hình thức hai loại dấu hợp chuẩn được quy định trong TCVN tương ứng.
6. Giấy chứng nhận hợp chuẩn có giá trị hiệu lực trong thời hạn một đến hai năm kể từ ngày cấp và có thể gia hạn thêm hàng năm.
Dấu hợp chuẩn đã cấp sẽ bị tạm thời đình chỉ sử dụng hoặc huỷ bỏ hiệu lực tuỳ theo mức độ vi phạm của cơ sở sản xuất trong các trường hợp sau đây:
- Khi cơ sở sản xuất có hàng hoá được chứng nhận sử dụng dấu hợp chuẩn trên hàng hoá không đạt các TCVN tương ứng;