Quyết định 86/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt “Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”

Số hiệu 86/QĐ-UBND
Ngày ban hành 07/01/2014
Ngày có hiệu lực 07/01/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Tĩnh
Người ký Võ Kim Cự
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 86/QĐ-UBND

Hà Tĩnh, ngày 07 tháng 01 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 01/01/2014;

Căn cứ Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020;

Căn cứ Quyết định số 1786/QĐ-TTg ngày 27/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050;

Xét đề nghị của Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 1199/TTr-SKHCN, ngày 21/11/2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” với những nội dung chủ yếu như sau:

I. QUAN ĐIỂM:

1. Phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; là nền tảng và động lực để đổi mới mô hình tăng trưởng; là tiêu chí nâng cao sức mạnh tổng hợp, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; là một trong những khâu đột phá để phát triển nhanh và bền vững.

2. Đầu tư nhân lực khoa học và công nghệ là đầu tư cho phát triển bền vững; tập trung xây dựng, phát triển và trọng dụng đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ; Ưu tiên và tập trung mọi nguồn lực cho phát triển khoa học và công nghệ. Tập trung đầu tư vào các lĩnh vực trọng điểm, ưu tiên; đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động khoa học và công nghệ; coi doanh nghiệp và các đơn vị dịch vụ công là trung tâm của đổi mới và chuyển giao công nghệ, là nguồn cầu quan trọng nhất của thị trường khoa học công nghệ.

3. Phát triển khoa học và công nghệ hướng vào các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của tỉnh; với cơ cấu kết hợp nhiều trình độ, nhiều tầng, lấy ứng dụng là chính, bảo đảm hiệu quả và vững chắc. Ưu tiên phát triển một số lĩnh vực công nghệ tiên tiến, công nghệ cao làm đòn bẩy cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa các ngành, lĩnh vực trọng điểm; lựa chọn công nghệ thích hợp không gây ô nhiễm môi trường.

4. Chủ động hội nhập quốc tế để cập nhật tri thức khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới; thu hút nguồn lực và chuyên gia khoa học và công nghệ có trình độ và chất lượng cao vào giải quyết các vấn đề KH và CN của tỉnh; Đẩy mạnh quan hệ liên kết với bên ngoài trên cơ sở phát huy năng lực nội sinh và nâng cao hiệu quả sử dụng tiềm lực KH và CN địa phương.

II. MỤC TIÊU:

1. Mục tiêu chung:

Phát triển KH và CN nhằm mục tiêu tạo động lực quan trọng nhất để nâng cao sức mạnh tổng hợp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh. Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy kinh tế tri thức, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

2. Mục tiêu cụ thể:

2.1. Bảo đảm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ tham mưu, tư vấn, phản biện, xây dựng căn cứ khoa học cho các chủ trương, chính sách, quyết định của tỉnh trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng và an ninh trong tình hình mới. Nâng cao hiệu quả mọi mặt của hoạt động ứng dụng khoa học và công nghệ, gắn bó chặt chẽ với sản xuất và đời sống; góp phần quan trọng tạo ra sự chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế.

2.2. Về đổi mới công nghệ: Số doanh nghiệp công nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ tăng trung bình 10%/năm, trong đó số lượng doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ 5%/năm.

2.3. Về Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng:

+ Đến năm 2020, thực hiện quản lý bằng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với 100% sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn, vệ sinh, ô nhiễm môi trường hoặc có yêu cầu đặc thù về quá trình sản xuất, tiềm ẩn khả năng gây mất an toàn.

+ Tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến của Quốc tế và khu vực từ 10% - 15% vào năm 2020 và tăng dần trong những năm tiếp theo.

+ Đến năm 2020 có 90% - 100% doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm, hàng hóa chủ lực của tỉnh tham gia thực hiện dự án nâng cao năng suất và chất lượng; Xây dựng 15 doanh nghiệp điển hình toàn diện về cải tiến năng suất - chất lượng tổng hợp (thuộc nhóm doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm hàng hóa mũi nhọn, tạo hàng hóa xuất khẩu như khai khoáng, cán thép, luyện kim, chế biến nông - lâm - thủy sản). Các doanh nghiệp điển hình đạt tỷ trọng tăng năng suất yếu tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng doanh nghiệp ổn định mức 30% từ năm 2020.

2.4. Về sở hữu trí tuệ:

+ Số lượng sáng chế, giải pháp hữu ích đăng ký bảo hộ đến năm 2015 tăng gấp 2 lần so với giai đoạn 2006-2010, đến năm 2020 tăng 2,5 lần so với giai đoạn 2011 - 2015; 100% bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích của Hà Tĩnh được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống.

+ Đến năm 2020 có 40% các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp và quản lý, phát triển thương hiệu bằng các hình thức nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể. Phấn đấu có ít nhất 02 sản phẩm mang thương hiệu quốc gia.

[...]
7
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ