Quyết định 1453/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án phát triển sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020

Số hiệu 1453/QĐ-UBND
Ngày ban hành 22/05/2013
Ngày có hiệu lực 22/05/2013
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Tĩnh
Người ký Lê Đình Sơn
Lĩnh vực Thương mại,Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1453/QĐ-UBND

Hà Tĩnh, ngày 22 tháng 05 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NẤM ĂN VÀ NẤM DƯỢC LIỆU TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 22/6/2000;

Căn cứ Quyết định số 2165/QĐ-UBND ngày 16/7/2009 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 19/5/2009 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Hà Tĩnh giai đoạn 2009-2015 và định hướng đến năm 2020;

Xét đề nghị của Sở Khoa học và Công nghệ tại Văn bản số 363/SKHCN-KH ngày 22/4/2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Phát triển sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 với các nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU.

- Phát triển sản xuất nấm thành một ngành sản xuất hàng hóa chủ lực, có hiệu quả cao và bền vững, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới.

- Xây dựng ngành sản xuất nấm thành ngành đi đầu trong ứng dụng công nghệ sinh học và công nghệ cao của tỉnh, trong đó có công nghệ sản xuất giống đạt trình độ cao của khu vực Miền Trung đáp ứng đủ nhu cầu giống nấm trong tỉnh và mở rộng cho các khu vực ngoại tỉnh;

* Giai đoạn 2013 -2015:

- Hình thành 50 cơ sở sản xuất nấm có quy mô từ 200m2 lán trại trở lên, trong đó có 20 cơ sở có khả năng sản xuất và cung ứng bịch nấm trên địa bàn;

- Hình thành 8-10 doanh nghiệp thu mua và chế biến sản phẩm từ nấm;

- Hình thành Trung tâm nấm của tỉnh (tiền đề để chuyển đổi sang hình thức hoạt động doanh nghiệp khoa học và công nghệ) đáp ứng được việc sản xuất và cung ứng giống trên địa bàn.

Tổng sản lượng dự kiến đạt 1.500 đến 2.000 tấn nấm tươi các loại với giá trị đạt khoảng 30 đến 40 tỷ đồng.

* Giai đoạn 2016-2020:

- Chuyển đổi phương thức và hình thức hoạt động của Trung tâm nấm của tỉnh (theo hình thức doanh nghiệp khoa học và công nghệ) hoạt động theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ về việc quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập và Nghị định 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 của Thủ tướng chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ;

- Giữ nguyên các cơ sở của giai đoạn trước, mở rộng và đầu tư phát triển thêm cả về số lượng và chất lượng; hình thành mới 300 cơ sở sản xuất nấm có quy mô từ 200m2 lán trại trở lên, trong đó 200 cơ sở có khả năng sản xuất và cung ứng bịch nấm trên địa bàn;

- Hình thành mới 20 doanh nghiệp thu mua và chế biến sản phẩm từ nấm.

Tổng sản lượng dự kiến đạt 20.000 đến 25.000 tấn nấm tươi các loại với giá trị đạt khoảng 400 đến 450 tỷ đồng.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Công tác quy hoạch và mặt bằng phát triển sản xuất

a) Quy hoạch:

- Tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển cây nấm vào hệ thống cây trồng đối với các vùng sinh thái. Tất cả các địa phương trong tỉnh đều có thể tổ chức sản xuất các loại nấm ăn và nấm dược liệu. Tùy vào điều kiện đầu tư, khả năng cung ứng nguyên liệu, đất đai nhà xưởng, mức độ thuận lợi của sản xuất... các địa phương tiến hành quy hoạch, bố trí địa điểm và phân bố các cơ sở sản xuất nấm ở trên địa bàn mình đảm bảo phù hợp.

- Quy hoạch trung tâm sản xuất giống nấm, bịch phôi nấm ở các địa phương để cung cấp cho các trang trại, doanh nghiệp, nông hộ sản xuất nấm thương phẩm.

b) Mặt bằng:

[...]