Quyết định 82/2004/QĐ-UB phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội quận 12, thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu 82/2004/QĐ-UB
Ngày ban hành 05/04/2004
Ngày có hiệu lực 05/04/2004
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Lê Thanh Hải
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 82/2004/QĐ-UB

TP. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 4 năm 2004

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI QUẬN 12, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2010

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003 ;
Căn cứ Quyết định số 532/TTg ngày 12 tháng 7 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 1996 - 2010 ;
Căn cứ Quyết định số 123/1998/QĐ-TTg ngày 10 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 ;
Căn cứ Chỉ thị số 32/1998/CT-TTg ngày 23 tháng 9 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội thời kỳ đến năm 2010;
Căn cứ Quyết định số 1946/QĐ-UB-KT ngày 05 tháng 4 năm 1999 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về tổ chức triển khai đề án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội ngày 23 tháng 9 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ ;
Căn cứ Quyết định số 78/QĐ-UB-QLĐT ngày 06 tháng 01 năm 1999 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt quy hoạch chung quận 12, thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 ;
Theo đề nghị của Thường trực Ban chỉ đạo Hậu quy hoạch tại Tờ trình số 01/VKT-HQH ngày 07 tháng 01 năm 2004 và Công văn số 02/VKT-HQH ngày 07 tháng 01 năm 2004 ;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội quận 12, thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 với những nội dung định hướng chính sau :

1. Vị trí, chức năng :

Quận 12 là quận ven đô, là cửa ngõ phía Tây Bắc thành phố, có vị trí địa lý, giao thông thuận lợi cả đường bộ và đường thủy; là mét trong những hành lang phát triển công nghiệp - dịch vụ. Ngoài ra, quận 12 còn là mét trung tâm công nghệ phần mềm lớn với sự ra đời và phát triển Công viên phần mềm Quang Trung; là địa bàn dân cư kết hợp với dịch vụ du lịch cảnh quan sinh thái.

Cơ cấu kinh tế-xã hội của quận phát triển theo hướng công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp.

2. Mục tiêu phát triển chung :

Mục tiêu phát triển của quận là : Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế trên cơ sở khai thác tốt nhất lợi thế của quận ven đô ; thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp ; nâng cao trình độ học vấn, đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội ; đầu tư phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội ; bảo đảm an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, lành mạnh hóa môi trường sống.

3. Mục tiêu cụ thể và các chỉ tiêu chủ yếu :

3.1- Dân số và lao động :

3.1.1- Giai đoạn 2003-2005 : Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đạt 1,41%/năm, tỷ lệ tăng cơ học đạt 6,17%/năm. Giai đoạn 2006-2010 : Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đạt 1,35%/năm, tỷ lệ tăng cơ học đạt 3,98%/năm.

3.1.2- Giảm tỷ lệ lao động chưa có việc làm từ 6,2% năm 2002 xuống còn 6% năm 2005 và còn 4% năm 2010. Tăng tỷ lệ lao động đang làm việc trong độ tuổi từ 70% năm 2002 lên 71,9% năm 2005 và 73,8% năm 2010.

3.2- Phát triển kinh tế :

3.2.1- Tốc độ tăng trưởng :

+ Giai đoạn 2003-2005 : Tốc độ tăng trưởng của khu vực II (công nghiệp và xây dựng) tăng bình quân 14,1%/năm ; khu vực III (các ngành thương mại - dịch vụ) tăng bình quân 18,2%/năm ; khu vực I (các ngành nông, lâm, thủy sản) giảm bình quân 1,7%/năm.

+ Giai đoạn 2006-2010 : Khu vực II tăng bình quân 15,8%/năm ; khu vực III bình quân tăng 20,4%/năm ; khu vực I tăng bình quân 0,5%/năm.

3.2.2- Cơ cấu kinh tế :

Tỷ trọng khu vực II đạt 84,1% năm 2005 và 81,8% năm 2010. Tỷ trọng khu vực III đạt 15,0% năm 2005 và 17,7% năm 2010. Tỷ trọng khu vực I đạt 0,9% năm 2005 và 0,5% năm 2010.

+ Ngành nông nghiệp :

Phát triển nông nghiệp theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao. Phát triển nông nghiệp sinh thái gắn với loại hình du lịch nhà vườn. Phát triển một số nông sản phẩm chủ yếu như : Hoa kiểng các loại, cây ăn trái, gia cầm, bò sữa, cá giống, vật nuôi đặc sản,…

Về trồng trọt : Diện tích cây ăn trái đạt 580 ha năm 2005 và 690ha năm 2010. Hoa kiểng và cây hương liệu ổn định 400 ha đến năm 2010. Về chăn nuôi : Đến năm 2010, đàn bò sữa đạt 5.000 con ; đàn heo đạt 12.000 con. Về thủy sản : Cá giống, cá kiểng đến năm 2010 đạt 6 triệu con. Phát triển mạnh nuôi tôm càng xanh trong vùng vườn ven sông rạch và đồng ruộng trũng.

Giảm lao động trong nông nghiệp trên cơ sở phát triển các ngành công nghiệp và thương mại - dịch vụ, đặc biệt phát triển loại hình du lịch sinh thái mà trọng tâm là nhà vườn nhằm tạo việc làm cho lao động nông nghiệp. Từ nay đến năm 2005, xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao Đồng Tiến với diện tích 28,28 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 64 tỷ đồng.

+ Ngành công nghiệp :

Phấn đấu tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất đạt 14,1%/năm giai đoạn 2003-2005 và 15,8%/năm giai đoạn 2006-2010. Đến năm 2005, lao động làm việc trong ngành công nghiệp chiếm 49,1% lao động làm việc trong các ngành kinh tế. Đến năm 2010, lao động làm việc trong ngành công nghiệp chiếm 52,1% lao động làm việc trong các ngành kinh tế. Ưu tiên cho các ngành công nghiệp không gây ô nhiễm môi trường như : Chế biến thực phẩm (bia các loại, nước giải khát) ; dệt, may ; giày da ; sản xuất sản phẩm từ kim loại (tôn tráng kẽm, tấm lợp) và những doanh nghiệp được trang bị hệ thống xử lý môi trường hữu hiệu.

Cơ cấu kinh tế các ngành công nghiệp chính :

[...]