Quyết định 76-CP năm 1961 về chế độ hội họp, học tập trong các tổ chức, cơ quan do Hội đồng Chính phủ ban hành
Số hiệu | 76-CP |
Ngày ban hành | 24/05/1961 |
Ngày có hiệu lực | 08/06/1961 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Hội đồng Chính phủ |
Người ký | Phạm Văn Đồng |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
HỘI
ĐỒNG CHÍNH PHỦ |
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 76-CP |
Hà Nội, ngày 24 tháng 05 năm 1961 |
VỀ CHẾ ĐỘ HỘI HỌP, HỌC TẬP TRONG CÁC TỔ CHỨC, CƠ QUAN
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
Hiện nay trong các tổ chức, cơ
quan của chúng ta có tình trạng hội họp quá nhiều, chế độ học tập chưa được quy
định chặt chẽ, có ảnh hưởng không tốt đến sản xuất và công tác, đến sinh hoạt
gia đình và sức khỏe của cán bộ, công nhân, viên chức.
Tình trạng đó đòi hỏi quy định một cách hợp lý và chặt chẽ chế độ hội họp, học
tập trong các tổ chức, cơ quan của chúng ta nhằm:
Bảo đảm thì giờ làm việc của Nhà nước đã quy định, tận dụng thì giờ đó để hoàn
thành kế hoạch sản xuất và chương trình công tác;
Đồng thời bảo đảm thì giờ hội họp, học tập và dành thì giờ cần thiết cho sinh
hoạt gia đình, cho việc nghỉ ngơi, giữ gìn sức khỏe.
HỘI HỌP, HỌC TẬP TRONG GIỜ LÀM VIỆC
Điều 1. – Việc hội họp cán bộ, công nhân, viên chức trong các tổ chức, cơ quan để thảo luận chương trình công tác quy định như sau:
a) Phòng và các đơn vị tổ chức tương đương mỗi tháng họp một lần: từ vài giờ đến nửa ngày.
b) Vụ, Cục, Viện ở trung ương và Sở, Ty ở địa phương có thể 3 tháng hoặc 6 tháng họp một lần: từ nửa ngày đến 1 ngày.
c) Hội nghị cán bộ, công nhân, viên chức toàn cơ quan, đơn vị, theo luật công đoàn, mỗi năm một lần: từ 1 ngày đến 2 ngaỳ.
Điều 2. – Mỗi tháng một lần họp: từ nủa ngày đến một ngày để kiểm điểm công tác và xây dựng chương trình công tác:
- Giữa Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, thủ trưởng cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ với các Vụ trưởng, Cục trưởng; Viện trưởng;
- Giữa Vụ trưởng, Cục trưởng, Viện trưởng với các Phòng trưởng;
- Giữa Ủy ban hành chính khu, thành phố, tỉnh với các Sở trưởng, Ty trưởng;
- Giữa Sở trưởng, Ty trưởng với các Phòng trưởng.
Điều 3. – Hội nghị tổng kết công tác của ngành ở trung ương mỗi năm một lần: từ 3 ngày đến 5 ngày; khi cần có thể họp sơ kết vào giữa năm: từ 2 ngày đến 3 ngày.
Hội nghị tổng kết công tác của ngành ở khu, thành phố, tỉnh mỗi năm một lần: từ 2 ngày đến 3 ngày; khi cần có thể sơ kết vào giữa năm: từ 1 ngày đến 2 ngày.
Điều 4. – Ngoài chế độ hội họp thường kỳ quy định trên, một số hội nghị khác quy định như sau:
a) Họp cán bộ, công nhân, viên chức toàn đơn vị phải được phép của cấp trên trực tiếp; họp toàn phòng phải được phép của Vụ trưởng, Cục trưởng, Viện trưởng, Sở trưởng, Ty trưởng; họp toàn Vụ, Cục, Viện phải được phép của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan.
b) Ở trung ương, chi Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, thủ trưởng cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ có quyền triệu tập cán bộ cơ quan khác có liên quan đến họp; triệu tập các đại diện Ủy ban hành chính khu, thành phố, tỉnh lên họp phải được Thủ tướng Chính phủ hoặc người được ủy quyền cho phép.
Ở địa phương, Chi sở trưởng, Ty trưởng có quyền triệu tập cán bộ các cơ quan khác có liên quan đến họp; triệu tập các đại diện Ủy ban hành chính huyện lên họp phải được Chủ tịch Ủy ban hành chính khu, thành phố, tỉnh hoặc người được ủy quyền cho phép.
Điều 5. – Nói chung sinh hoạt Đảng và các tổ chức khác đều tiến hành ngoài giờ làm việc của Nhà nước. Trường hợp thật cần thiết và được thủ trưởng cơ quan đồng ý, Ủy viên chấp hành các cấp Đảng bộ và Đoàn thể khác được dùng mỗi tháng nhiều nhất là 4 giờ làm việc của Nhà nước để làm việc đoàn thể.
Điều 6. – Trong các cơ quan Hành chính, Sự nghiệp, cán bộ, công nhân, viên chức mỗi tuần được dùng nửa ngày trong giờ làm việc để học tập chính trị (chiều thứ ba); ở những nơi cần thiết, có thể được dùng nửa ngày trong giờ làm việc để học tập nghiệp vụ, kỹ thuật (chiều thứ bảy).
Điều 7. – Các tổ chức, cơ quan đều phải có chế độ và lịch hội họp, học tập.
Các cuộc họp phải ngắn, gọn, có chuẩn bị chu đáo, có nội dung thiết thực. Những việc chỉ cần phổ biến hoặc chỉ do cán bộ phụ trách giải quyết thì không đưa ra hội nghị. Mọi sinh hoạt chính trị trong tổ chức, cơ quan đều tiến hành theo chế độ thủ trưởng, đúng với chế độ tập trung dân chủ.
Điều 8. – Khi hội họp, học tập trong giờ làm việc, nhất thiết phải có người thường trực tiếp sức với nhân dân, với cơ quan khác cũng như trong giờ làm việc. Không được vì hội họp, học tập mà trở ngại cho công tác, cho sản xuất.
Điều 9. – Ngoài những quy định trên, tổ chức, cơ quan nào muốn dùng thì giờ làm việc của Nhà nước để làm những việc ngoài phạm vi công tác của cơ quan thì, ở trung ương phải được Thủ tướng Chính phủ hoặc người được ủy quyền cho phép, ở địa phương phải được Chủ tịch Ủy ban hành chính hoặc người được ủy quyền cho phép.