THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
*****
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*******
|
Số
: 752/QĐ-TTg
|
Hà
Nội, ngày 19 tháng 06 năm 2001
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức chính phủ ngày 30 tháng 09 năm 1992;
Căn cứ Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng
ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 07 năm 1999 và được
sửa đổi bổ sung theo Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05 tháng 05 năm 2000
của chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 35/1999/QĐ-TTg ngày 05 tháng 03 năm 1999 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt định hướng phát triển thoát nước đô thị Việt Nam đến
2020;
Căn cứ Quyết định số 123/1998/QĐ-TTg ngày 10 tháng 07 năm 1998 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Hồ Chí Minh đến
2020;
Xét đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tại tờ trình số
3167/UB-ĐT ngày 22 tháng 08 năm 2000 và đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng tại
văn bản số 2405/BXD-KTQH ngày 27 tháng 12 năm 2000.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước thành phố Hồ Chí Minh đến năm
2020 với các nội dung chủ yếu như sau:
1. Mục tiêu
a) Nghiên cứu đánh giá thực trạng
hệ thống thoát nước mưa và nước thải của thành
phố Hồ Chí Minh;
b) Xác định những định hướng cơ
bản, cải thiện tình trạng thoát nước mưa và nước
thải cho thành phố Hồ Chí Minh, xác định các dự án ưu tiên cho giai đoạn 2001 -
2005;
c) Lập chương trình đầu tư, cải
tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước thành phố Hồ Chí Minh cho giai đoạn 2001 -
2020, dự kiến tổng mức đầu tư và xác định nguồn vốn để xây dựng hệ thống thoát
nước nhằm xóa bỏ tình trạng ngập úng của thành phố và giảm thiểu ô nhiễm môi
trường đô thị, xây dựng chương trình nâng cao năng lực quản lý vận hành hệ thống
thoát nước.
2. Phạm vi
nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của hệ thống
thoát nước phù hợp với quy hoạch chung của Thành phố đến năm 2020 bao gồm khu vực
nội thành hiện hữu với diện tích khoảng 140 km2
và khu vực kế cận với diện tích khoảng 510 km2.
3. Nội dung quy
hoạch
a) Giai đoạn quy hoạch:
Quy hoạch tổng thể hệ thống
thoát nước thành phố Hồ Chí Minh được lập cho giai đoạn từ nay đến 2020;
b) Nguyên tắc chung:
- Hệ thống thoát nước Thành phố
Hồ Chí Minh được xây dựng và phát triển căn cứ vào tình hình thực tế và theo
quy hoạch phù hợp với định hướng phát triển thoát nước đô thị Việt Nam đến 2020
đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt;
- Sử dụng triệt để hệ thống
thoát nước hiện có, nâng cấp và phát triển hệ thống thoát nước phù hợp với sự
phát triển của Thành phố;
- Tại các khu đô thị hiện hữu tồn
tại hệ thống thoát nước chung (nước mưa và nước
thải sinh hoạt), xây dựng cống bao thu gom nước thải đưa về khu xử lý;
- Tại các khu đô thị mới, trước
mắt xây dựng hệ thống thoát nước chung, trong quá trình xây dựng đô thị phải
dành đất để xây dựng hệ thống cống riêng khi điều kiện cho phép;
- Nước thải từ các cơ sở sản xuất,
dịch vụ công cộng phải được xử lý cục bộ bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định hiện
hành trước khi xả vào hệ thống cống chung.
c) Quy hoạch tổng thể hệ thống
thoát nước mưa:
- Lưu vực thoát nước:
Toàn Thành phố chia làm 6 lưu vực
thoát nước (dựa trên cao trình mặt đất và quy hoạch đô thị) bao gồm:
+ Vùng trung tâm: gồm các quận
1, 3, 4, 5, 7, 10, 11, Phú Nhuận và một phần các quận: Gò Vấp, Bình Chánh, Bình
Thạnh, Tân Bình. Kênh rạch chính trong lưu vực là Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Tân Hóa
- Lò Gốm, Tàu Hủ Bến Nghé;
+ Vùng Bắc: gồm một phần của các
quận 12, Gò Vấp, Bình Thạnh, Tân Bình, Bình Chánh và huyện Hóc Môn. Kênh rạch
chính trong lưu vực có Tham Lương - Bến Cát, Bến Đá - Rạch Bà Hồng;
+ Vùng Tây: gồm một phần quận 6,
8, Tân Bình, Bình Chánh. Kênh rạch chính có Rạch Chùa, rạch Nước lên;
+ Vùng Nam: gồm một phần các quận
7, 8, Bình Chánh, Nhà Bè. Kênh rạch chính có Kênh Đôi - Kênh Tẻ;
+ Vùng Đông Bắc: gồm một phần quận
9, Thủ Đức;
+ Vùng Đông Nam: gồm một phần quận
2, 9, Thủ Đức.
- Các thông số tính toán cơ bản:
+ Tần suất tính toán:
Cống cấp 3, 4 chu kỳ ngập lụt là
2 năm;
Cống cấp 2 chu kỳ ngập lụt là 3
năm;
Kênh rạch chu kỳ ngập lụt là 5
năm;
Trạm bơm cục bộ chu kỳ ngập lụt
là 5 năm.
Cốt san nền xây dựng >=2m.
Mực nước lũ thiết kế: tại cửa
sông Sài Gòn 1,32m.
- Xây dựng trạm bơm cục bộ:
Một số khu vực đất thấp nằm ven
lưu vực trung tâm cần phải xây dựng trạm bơm cục bộ. Các trạm bơm cần xây dựng
là:
+ Thanh Đa công suất 1,12 m3/s;
+ Mễ Cốc 1 công suất 1,5 m3/s;
+ Mễ Cốc 2 công suất 1,0 m3/s;
- Xây dựng hồ điều hòa tại chỗ:
Tại khu vực Đông Bắc thuộc huyện
Thủ Đức sẽ xây dựng hồ điều hòa có tổng dung tích 100.000 m3, với diện tích mặt bằng khoảng
40.000 m2.
+ Chiều dài cống vá mương thoát nước mưa:
Tổng chiều dài hệ thống cống và
mương thoát nước khoảng 6.000.000m, trong đó cải tạo cống chung hiện có là 15.200m,
cống chung chính 1.400.000m, cống chung cấp 2, 3 là 602.600m, cống thu nước mưa là 207.400m, mương hở là 3.770.000m
Các chỉ tiêu cơ bản:
Cống chung 111m/ha;
Cống cấp 2, 3 48m/ha;
Cống thu nước mưa 11m/ha;
Mương hở 100m/ha.
d) Quy hoạch hệ thống thoát nước
bẩn:
Khu vực sử dụng hệ thống thoát
nước bẩn đến năm 2020 có diện tích 189,78 km2,
dân số 5.775.000 người bao gồm khu vực nội thành hiện hữu và các quận mới như
Thủ Đức, quận 2, 7, 9, 12.
- Phân chia lưu vực thoát nước bẩn:
Lựa chọn phương án phân tán để
thu gom và xử lý nước bẩn, toàn bộ thành phố được chi làm 9 khu vực như sau:
+ Lưu vực Tham Lương - Bến Cát gồm
quận Bình Thạnh, Gò Vấp;
+ Lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè gồm
quận 1, 3, 10, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Bình;
+ Lưu vực Tân Hóa - Lò Gốm gồm
quận 6, 8, 11, Tân Bình;
+ Lưu vực Tàu Hủ - Bến Nghé -
Kênh Đôi - Kênh Tẻ gồm quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Tân Bình;
+ Lưu vực Tây Sài Gòn là quận
12;
+ Lưu vực Nam Sài Gòn là quận 7;
+ Lưu vực Bắc Sài Gòn 1 là quận
Thủ Đức;
+ Lưu vực Bắc Sài Gòn 2 là quận
9;
+ Lưu vực Đông Sài Gòn là quận
2;
đ) Tiêu chuẩn thải nước bẩn: (được
tính bao gồm toàn bộ nước thải sinh hoạt, dịch vụ công cộng, tiểu thủ công nghiệp
đồng thời cộng 10% nước ngấm vào hệ thống cống):
- Khu vực nội thành: 345lít/người/ngày
đêm,
- Khu đô thị mới: 265 lít/người/ngày
đêm,
- Khu ngoại thành: 141lít/người/ngày
đêm,
- Khu công nghiệp: 55 m3/ha.
e) Tải trọng nước bẩn thoát ra từ
các hộ dân:
Tải trọng nước bẩn sinh hoạt
tính theo BOD5 được tính như
sau:
- Khu vực nội thành 60g/người/ngày
đêm;
- Khu đô thị mới 45g/người/ngày
đêm;
- Khu ngoại thành 35g/người/ngày
đêm.
g) Mức độ yêu cầu xử lý:
Lấy theo tiêu chuẩn B của tiêu
chuẩn Việt Nam (TCVN) 5942 - 1995 quy định chất lượng nước sông, rạch theo mục
đích sử dụng đối với nước sinh hoạt là 25mg/l và Tiêu chuẩn Việt Nam 5945 -
1995 quy định nước thải công nghiệp phải đạt mức độ cho phép trước khi thoát ra
sông, rạch đối với khu công nghiệp tập trung là 50mg/l.
h) Hệ thống thu gom:
Đối với khu vực đô thị cũ là hệ
thống thoát nước chung, nước mưa và nước thải
sinh hoạt; hệ thống cống bao được xây dựng dọc theo kênh rạch để thu gom nước bẩn
đưa về khu xử lý. Đối với khu đô thị mới, trước mắt xây dựng hệ thống thoát nước
chung; trong quá trình xây dựng đô thị sẽ để dành đất để xây dựng hệ thống
thoát nước riêng khi điều kiện cho phép.
i) Dây chuyền công nghệ xử lý nước
thải:
Dựa trên khả năng giải phóng mặt
bằng, khả năng tài chính, dây chuyền công nghệ xử lý nước thải cho từng lưu vực
sẽ được quyết định trong nghiên cứu khả thi.
k) Vị trí các trạm xử lý:
Lưu vực Tại vị trí khu xử lý Có
diện tích chiếm đất (ha)
- Tàu Hủ - Bến Nghé Xã Bình
Hưng, Huyện Bình Chánh 50 Kênh Đôi - Kênh Tẻ.
- Nhiêu Lộc - Thị Nghè Xã Phước
Lộc huyện Nhà Bè 50
- Tân Hóa - Lò Gốm Xã Tân Kiên,
huyện Bình Chánh 20
- Tham Lương - Bến Cát Phường An
Phú Đông, quận 12 11
- Tây Sài Gòn Giáp kênh 19/5, tỉnh
lộ 13 11
- Nam Sài Gòn Xã Phước Kiển, huyện
Nhà Bè 8
- Bắc Sài Gòn 1 Khu cây xanh
giáp xa lộ Hà Nội 10
- Bắc Sài Gòn 2 Khu cây xanh cạnh
Rạch Con 7
- Đông Sài Gòn Tiếp giáp Giồng
Ông Tố, rạch Cá Trê nhỏ 12 (Khu công nghiệp Cát Lái).
4. Tổ chức quản
lý vận hành
Công ty thoát nước thành phố Hồ
Chí Minh chịu trách nhiệm quản lý vận hành, duy tu, bảo dưỡng toàn bộ hệ thống
thoát nước mưa và nước thải thành phố, có
trách nhiệm lập các kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công nhân viên vận
hành, lập kế hoạch mua sắm vật tư thiết bị, kế hoạch đầu tư xây dựng hệ thống
thoát nước thành phố.
5. Tổng mức đầu
tư
Để thực hiện quy hoạch tổng thể
hệ thống thoát nước mưa và nước thải thành phố
Hồ Chí Minh đến 2020, cần tổng vốn đầu tư khoảng 40.380 tỷ Việt Nam đồng.
6. Cơ chế chính
sách và các dự án ưu tiên
Phương thức huy động nguồn lực
theo định hướng phát triển thoát nước đô thị Việt Nam đến 2020 đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 35/1999/QĐ-TTg ngày 05 tháng 03 năm 1999
của Thủ tướng Chính phủ.
Tuyệt đối nghiêm cấm và có biện
pháp xử lý nghiêm việc xả nước thải không đúng quy định của Luật Tài nguyên nước,
Luật Bảo vệ môi trường.
Cải cách hệ thống tổ chức quản
lý, nâng cao năng lực cho Công ty Thoát nước thành phố Hồ Chí Minh trong quản
lý vận hành hệ thống thoát nước; thực hiện việc thu phí thoát nước để tạo điều
kiện cho Công ty Thoát nước có vốn duy tu bảo dưỡng hệ thống thoát nước.
Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực
hiện các dự án ưu tiên đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt như Nhiêu Lộc - Thị
Nghè, Kênh Đôi - Kênh Tẻ, rạch Hàng Bàng, Tân Hóa - Lò Gốm, Tham Lương - Bến
Cát nhằm xóa bỏ tình trạng ngập úng cũng như giảm thiểu ô nhiễm môi trường đô
thị.
Điều 2:
Phân công thực hiện:
- Ủy ban nhân dân thành phố Hồ
Chí Minh chủ trì, phối hợp với các Bộ, Ngành có liên quan triển khai thực hiện
Quy hoạch Tổng thể này;
- Bộ Xây Dựng chỉ đạo triển khai
các dự án đầu tư xây dựng thoát nước phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng thành
phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, thẩm định thiết kế kỹ thuật các dự án xây dựng hệ
thống thoát nước theo các quy định hiện hành, hướng dẫn thành phố trong công
tác quản lý nghiệp vụ kỹ thuật thoát nước theo các quy định hiện hành, hướng dẫn
Thành phố trong công tác quản lý, nghiệp vụ kỹ thuật thoát nước;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài
chính, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đề xuất thống nhất cơ chế tài
chính, chính sách đầu tư, huy động các nguồn lực để thực hiện Quy hoạch này;
- Bộ Khoa học, Công nghệ Môi trường,
Bộ Y tế kiểm tra và đề xuất các chỉ tiêu, biện pháp thoát nước thải vào hệ thống
kênh rạch và sông của thành phố nhằm đảm bảo cho môi trường không bị ô nhiễm;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí
Minh, Bộ Xây dựng thẩm định các dự án xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi
phù hợp với quy hoạch thoát nước Thành phố;
- Tổng cục Địa chính xem xét xử
lý việc giao đất để giải phóng mặt bằng phục vụ công tác xây dựng hệ thống
thoát nước.
Điều 3:
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành
phố Hồ Chí Minh, Bộ trưởng các Bộ; Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính,
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Y tế, Khoa học, Công nghệ và Môi trường,
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính và Thủ
trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận
- Ban Bí thư trung ương Đảng,
- Thủ tướng, các PTT Chính phủ
- Các Bộ: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư,
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,
Quốc phòng, Giao thông Vận tải, Y tế,
Khoa học, Công nghệ và Môi trường,
Công nghiệp và Tài chính,
- Ngân hàng nhà nước Việt Nam
- Các tổng cục: Địa chính, Du lịch,
- HĐND, UBND, Thành ủy TP Hồ Chí Minh,
- Văn phòng trung ương,
- Văn phòng Chủ tịch nước,
- VPCP, BTCN, các PCN, các Vụ: TH,
KTTH, ĐP1, ĐP2, NN, KG, VX,
QHĐT, TTTT&BC,
- Lưu: CN (3), VT.
|
KT.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|