UỶ BAN NHÂN
DÂN
TỈNH HÀ NAM
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 749
/1999/QĐ-UB
|
Hà Nam, ngày
17 tháng 8 năm 1999
|
QUYẾT ĐỊNH
V/V BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ CỬ ĐOÀN RA NƯỚC NGOÀI VÀ MỜI
ĐOÀN NƯỚC NGOÀI VÀO TỈNH HÀ NAM CÔNG TÁC
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) được
Quốc hội thông qua ngày 21/6/1994;
Căn cứ Nghị định 24/CP ngày 24/3/1995, nghị định
76/CP ngày 6/11/1995 của Chính phủ, quyết định số 957/TTg ngày 11/11/1997 của
Thủ tướng Chính phủ quy định quản lý xuất - nhập cảnh; Thông tư
02/1998/TT-LT/BNG-BNV ngày 19/5/1998 hướng dẫn thực hiện quyết định số
957/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư 03 TT/LB ngày 05/5/1993 của Bộ Ngoại
giao - Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
tổ chức bộ máy làm công tác đối ngoại các tỉnh, thành phố trực thuộc TW.
Xét đề nghị của Chánh văn phòng Văn phòng
UBND tỉnh Hà Nam.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay ban hành kèm theo quyết định này" Quy chế về quản
lý cử đoàn ra nước ngoài và mời đoàn nước ngoài vào tỉnh Hà Nam công tác".
Điều 2: Bản quy chế này thay thế các quy định trước đây của UBND tỉnh
về quản lý cử đoàn ra nước ngoài và mời đoàn nước ngoài vào tỉnh công tác và có
hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Điều 3: Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh, thủ trưởng các sở
ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành quyết định
này./.
Nơi nhận:
- VPCP
- Bộ NG- Bộ Công an (Để b/c)
- TT Tỉnh uỷ, HĐND
- Các cấp, ngành trực thuộc
- Các cơ quan TW đóng trên địa bàn tỉnh
- CPVP
- Các tổ chuyên viên
- Lưu VP1, VP9
|
TM. UỶ BAN
NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
CHỦ TỊCH
Đinh Văn Cương
|
QUY CHẾ
"V/V QUẢN LÝ CỬ ĐOÀN RA NƯỚC NGOÀI VÀ MỜI ĐOÀN NƯỚC
NGOÀI VỀ TỈNH HÀ NAM CÔNG TÁC"
(Ban hành kèm theo quyết định số 749 /1999/QĐ-UB ngày 17 /8 / 1999 của UBND
tỉnh Hà Nam)
Hiện nay số lượng các đoàn được tỉnh cử ra nước
ngoài công tác (sau đây gọi tắt là đoàn ra) và các đoàn nước ngoài được
mời vào tỉnh (gọi tắt là đoàn vào) ngày một tăng lên.
Để tăng cường các hoạt động đối ngoại, phục vụ
chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. UBND tỉnh yêu cầu các ngành,
các cấp thực hiện nghiêm chỉnh quy định sau đây:
Chương I:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Các đoàn ra, đoàn vào nói ở trong quy chế này bao gồm:
a. Các đoàn ra nước ngoài gồm các đoàn
thuộc các Sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã, các tổ chức kinh tế
kể cả doanh nghiệp ngoài quốc doanh do tỉnh quản lý.
b. Các đoàn ra thuộc các cơ quan, đơn vị
Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh.
c. Các đoàn vào do các cơ quan, đơn vị của
tỉnh Hà Nam và các cơ quan đơn vị Trung ương trên địa bàn tỉnh Hà Nam mời trực
tiếp vào tỉnh Hà Nam.
d. Các đoàn nước ngoài đã đến Việt Nam do
các tổ chức ngoài tỉnh (các cơ quan Trung ương, các tỉnh bạn, các Văn phòng
đại diện của các tổ chức nước ngoài) đưa khách đến thăm, làm việc tại tỉnh
Hà Nam.
Điều 2: Việc quản lý các đoàn ra, đoàn vào phải theo đúng quy định
của Nhà nước tại pháp lệnh quản lý xuất nhập cảnh, các quy định của Chính phủ tại
Nghị định số 48/CP ngày 8/7/1993, Nghị định 24/CP ngày 24/5/1995, Nghị định
76/CP ngày 6/11/1995, Quyết định số 957/TTg ngày 11/11/1997 của Thủ tướng Chính
phủ quy định cải tiến một số thủ tục xuất nhập cảnh và các thông tư hướng dẫn của
Bộ ngoại giao- Bộ Công an, nếu là Đảng viên khi ra nước ngoài phải thực hiện
qui định số 17/QĐ-TW ngày 10/12/1996 của Bộ Chính trị và hướng dẫn số
01/HD-TCTW ngày 26/3/1997 của Ban Tổ chức TW Đảng nhằm góp phần bảo vệ an ninh
chính trị, chủ quyền quốc gia, đồng thời thúc đẩy mở rộng quan hệ đối ngoại và
kinh tế đối ngoại của tỉnh ta với nước ngoài.
Chương II
QUẢN LÝ CÁC ĐOÀN CỦA TỈNH
TA RA NƯỚC NGOÀI
Điều 3: Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị khi cử hoặc bảo lãnh người
là cán bộ, công chức, quân nhân thuộc tổ chức của mình (kể cả người trong diện
hợp đồng lao động dài hạn) khi ra nước ngoài về việc công hoặc việc riêng phải
thống nhất với cấp uỷ cùng cấp, trường hợp không thống nhất phải báo cáo lên cấp
uỷ cấp trên trực tiếp xem xét quyết định và phaỉ chịu trách nhiệm trước pháp luật
và trước UBND tỉnh về việc xét chọn, quản lý nhân sự. Sau khi kết thúc hoạt động
của đoàn phải báo cáo kết quả bằng văn bản về UBND tỉnh chậm nhất không quá 7
ngày kể từ ngày đoàn về tới tỉnh và giao lại hộ chiếu về Văn phòng UBND tỉnh (
Ngoại vụ) để quản lý. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có cán bộ, công chức ra nước
ngoài về nước không đúng thời hạn chậm nhất không quá 20 ngày phải báo cáo bằng
văn bản về UBND tỉnh.
Điều 4: Các cơ quan đơn vị của tỉnh cử người ra nước ngoài công tác
phải làm công văn báo cáo UBND tỉnh (qua Văn phòng UBND tỉnh) để trình UBND tỉnh
xem xét, quyết định. Đối với cán bộ thuộc diện Tỉnh uỷ quản lý, UBND tỉnh báo cáo
và được sự đồng ý của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ (qua Ban Tổ chức Tỉnh uỷ) trước khi
ra quyết định.
Điều 5: Các đoàn ra nước ngoài bằng kinh phí do nước bạn đài thọ phải
có mục đích và nội dung chuyến đi phù hợp với yêu cầu phát triển quan hệ đối
ngoại và phát triển kinh tế đối ngoại của tỉnh.
- Các đoàn thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc
doanh đi nước ngoài bằng nguồn kinh phí từ vốn tự có của đơn vị với mục đích khảo
sát, học tập , nghiên cứu thị trường, tìm hiểu về thiết bị và công nghệ, tìm đối
tác, trao đổi nghiệp vụ chuyên môn nếu không ảnh hưởng đến chương trình, kế hoạch
công tác chung và không ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị sẽ được xem
xét giải quyết.
Điều 6: - Các đoàn ra nước ngoài bằng nguồn ngân sách của tỉnh, chỉ
được xem xét và giải quyết đối với trường hợp đi giải quyết các nhiệm vụ do tỉnh
giao nhằm phát triển quan hệ hợp tác kinh tế đối ngoại phục vụ thiết thực cho
việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
- Các đoàn ra nước ngoài thuộc các doanh nghiệp
Nhà nước phải có sự nhất trí của tập thể lãnh đạo doanh nghiệp, sự đồng ý của
cơ quan chủ quản cấp trên và được Chủ tịch UBND tỉnh xem xét quyết định.
- Các đoàn hoặc cán bộ ra nước ngoài công tác học
tập, thăm quan, du lịch bằng nguồn vốn ngân sách của tỉnh (được trích từ nguồn
kinh phí hạn mức sự nghiệp của ngành hoặc ngân sách tỉnh cấp) do Bộ, ngành
Trung ương hoặc tổ chức nước ngoài mời tuỳ theo nhiệm vụ, mục đích chuyến đi sẽ
do UBND tỉnh xem xét, giải quyết.
Điều 7: Tất cả các đoàn được tỉnh cử ra nước ngoài công tác phải chấp
hành các qui định của Chính phủ, của UBND tỉnh và thực hiện các chế độ chi tiêu
theo đúng thông tư số 45/1999/TT- BTC ngày 4/5/1999 của Bộ Tài chính về việc
quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức Nhà nước đi công tác ngắn hạn
ở nước ngoài.
Chương III:
QUẢN LÝ CÁC ĐOÀN NƯỚC
NGOÀI VÀO TỈNH.
Điều 8: Tất cả các cơ quan đơn vị của tỉnh và các cơ quan đơn vị của
Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh trước khi đón khách nước ngoài phải báo cáo với
UBND tỉnh - qua Văn phòng UBND tỉnh (bộ phận ngoại vụ) và Công an tỉnh,
gồm:
- Thành phần khách (họ tên, tuổi, quốc tịch,
nghề nghiệp, số hộ chiếu và tên tổ chức).
- Chương trình và nội dung làm việc.
- Địa điểm thời gian đón tiếp và làm việc .
Cơ quan đón khách chịu trách nhiệm bảo đảm an
toàn cho khách, đảm bảo giữ bí mật của Đảng, Nhà nước, quản lý việc cư trú, đi
lại, hoạt động của khách theo chương trình thông báo, trường hợp có sự thay đổi
phải xin chủ trương của UBND tỉnh và thông báo cho cơ quan chức năng biết. Kết
quả làm việc phải báo cáo UBND tỉnh chậm nhất không quá 05 ngày (kể từ khi
đoàn rời tỉnh).
Người nước ngoài nghỉ qua đêm thì cơ quan chủ
trì đón tiếp khách hợp đồng với khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ hoặc nhà riêng cho
người nước ngoài thuê phải trình báo tạm trú cho khách với cơ quan quản lý xuất
nhập cảnh biết, người Việt Nam định cư ở nước ngoài về nước tạm trú chủ hộ có
trách nhiệm khai báo tạm trú của khách với công an xã, phường, thị trấn sở tại.
Trường hợp người nước ngoài không thuộc quyền quản lý của cơ quan nào trong tỉnh
thì chủ khách sạn, nhà khách, nhà trọ, hoặc nhà riêng ngoài việc trình báo tạm
trú phải thông báo cho phòng quản lý xuất - nhập cảnh Công an tỉnh biết.
Điều 9: - Các cơ quan, đoàn thể thuộc tỉnh (các sở ban, ngành, đoàn thể,
UBND các huyện, thị xã và các tổ chức kinh tế - xã hội) muốn mời khách nước
ngoài vào tỉnh phải báo cáo UBND tỉnh bằng văn bản xin chủ trương. Sau khi được
UBND tỉnh đồng ý, cơ quan đón khách làm thủ tục xin nhập cảnh cho khách và
thông báo Công an tỉnh biết.
- Cơ quan đón khách phải chuẩn bị tốt chương
trình nội dung làm việc với khách, bố trí các hình thức lễ tân phù hợp với từng
đối tượng khách theo qui định tại quyết định số 186/HĐBT ngày 02/6/1992 của Hội
đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).
- Khi có yêu cầu đón khách đến chào xã giao hoặc
làm việc với lãnh đạo Tỉnh uỷ, UBND tỉnh thì cơ quan đón khách phải thông báo
cho văn phòng UBND tỉnh để bố trí đón tiếp phù hợp với đối tượng khách.
Điều 10: Kinh phí chi cho đón tiếp các đoàn khách nước ngoài đến làm
việc với các cơ quan, đơn vị của tỉnh do cơ quan đón khách chịu. Mọi chế độ chi
tiêu tiếp khách nước ngoài thực hiện theo thông tư số 56/TC-TCVX ngày 30/6/1994
của Bộ Tài chính.
Chương IV:
CƠ QUAN QUẢN LÝ ĐOÀN RA,
ĐOÀN VÀO:
Điều 11: Cơ quan giúp UBND tỉnh thống nhất quản lý đoàn ra, đoàn vào
là Văn phòng UBND tỉnh (Ngoại vụ) và Công an tỉnh (phòng quản lý xuất
nhập cảnh).
Văn phòng UBND tỉnh (Ngoại vụ) là đầu mối
tiếp nhận hồ sơ, tham mưu đề xuất ý kiến và làm các thủ tục trình UBND tỉnh xét
duyệt cử đoàn ra nước ngoài, cũng như mời các đoàn từ nước ngoài vào tỉnh, tổng
hợp thông tin báo cáo của các đoàn đi nước ngoài về và các đoàn nước ngoài vào
tỉnh công tác.
- Công an tỉnh quản lý và giải quyết mọi thủ tục
xuất - nhập cảnh đối với người nước ngoài và làm thủ tục cấp hộ chiếu, thị thực
cho công dân Việt Nam theo phân cấp quản lý của Bộ Công an. Đồng thời chịu
trách nhiệm bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội liên quan đến
hoạt động của người nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
Điều 12: Sở Tài chính - vật giá chịu trách nhiệm duyệt dự toán và
quyết toán kinh phí của các đoàn ra nước ngoài bằng nguồn vốn ngân sách của tỉnh,
kiểm tra chế độ chi tiêu của các đoàn ra nước ngoài thuộc các doanh nghiệp Nhà
nước.
Điều 13: Định kỳ 6 tháng và 1 năm, các cơ quan quản lý đoàn ra, đoàn
vào của tỉnh có trách nhiệm tổng hợp báo cáo Tỉnh uỷ, UBND tỉnh về tình hình
đoàn ra, đoàn vào và đề xuất biện pháp quản lý phù hợp có hiệu quả.
Chương V:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 14: Các cơ quan, đơn vị, cá nhân trong quá trình thực hiện nếu
vi phạm các qui định quản lý đoàn ra, đoàn vào của Chính phủ và UBND tỉnh thì
tuỳ mức độ nặng nhẹ có thể bị xử lý kỷ luật hành chính, xử phạt hành chính hoặc
truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 15: Văn phòng UBND tỉnh, Công an tỉnh và Sở Tài chính vật giá
căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao, tổ chức, hướng dẫn chi tiết để các cơ
quan, đơn vị triển khai thực hiện nghiêm chỉnh qui chế này.