Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 746/QĐ-TTg năm 2015 về điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn đầu tư và bổ sung cơ chế, chính sách hỗ trợ cần thiết của Nhà nước đối với Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 746/QĐ-TTg
Ngày ban hành 29/05/2015
Ngày có hiệu lực 29/05/2015
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Nguyễn Tấn Dũng
Lĩnh vực Đầu tư,Giao thông - Vận tải

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 746/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 29 tháng 05 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ VÀ BỔ SUNG CÁC CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CẦN THIẾT ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐƯỜNG Ô TÔ CAO TỐC HÀ NỘI - HẢI PHÒNG

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18 tháng 06 năm 2014;

Xét đề nghị của Bộ Giao thông vận tải tại văn bản số 3778/BGTVT-ĐTCT ngày 27 tháng 3 năm 2015 và ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 08 tháng 5 năm 2015 về phương án tài chính Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Quyết định này quy định việc điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn đầu tư và bổ sung các cơ chế, chính sách hỗ trợ cần thiết của Nhà nước đối với Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (Dự án) do Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) làm Chủ đầu tư theo hình thức Hợp đồng BOT.

Điều 2. Nội dung điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn đầu tư và các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước

Phần tham gia, hỗ trợ của Nhà nước tối đa 39% tổng mức đầu tư của Dự án theo số liệu thẩm định của Bộ Giao thông vận tải. Ngoài các cơ chế, chính sách thí điểm theo Quyết định số 1621/QĐ-TTg ngày 29 tháng 11 năm 2007 và số 938/QĐ-TTg ngày 01 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ, điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn đầu tư và bổ sung các cơ chế, chính sách hỗ trợ cần thiết đối với Dự án như sau:

1. Chuyển sang hình thức Nhà nước đầu tư trực tiếp vào Dự án khoản vay 200 triệu USD từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc.

Đối với khoản vay 100 triệu USD từ Ngân hàng tái thiết Đức KFW, giao Bộ Tài chính xem xét hình thức chuyển đổi hoặc hỗ trợ phù hợp với quy định của Luật Quản lý nợ công và các quy định của pháp luật liên quan.

2. Nhà nước hỗ trợ chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư của Dự án (khoảng 3.699 tỷ đồng). Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính bố trí nguồn vốn ngân sách Nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020 để hỗ trợ theo quy định.

3. VIDIPI được sử dụng tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp của các Khu đô thị và Khu công nghiệp theo Quyết định số 1621/QĐ-TTg ngày 29 tháng 11 năm 2007, cụ thể như sau:

- Đối với Khu đô thị Gia Lâm, thành phố Hà Nội: thực hiện theo nội dung quy định tại điểm đ, mục 2, Thông báo số 197/TB-VPCP ngày 12 tháng 05 năm 2014 của Văn phòng Chính phủ.

- Đối với các Khu đô thị, Khu công nghiệp khác: VIDIFI làm việc với các tỉnh, thành phố liên quan để có phương án cụ thể, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Điều 3. Trách nhiệm của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) và VIDIFI

1. VDB và VIDIFI chịu trách nhiệm tìm kiếm đối tác hoặc tăng vốn chủ sở hữu theo đúng quy định. Trước mắt đồng ý vốn chủ sở hữu của Doanh nghiệp dự án là 3.200 tỷ đồng.

2. Ngoài phần vốn Nhà nước đầu tư trực tiếp và các khoản hỗ trợ nêu tại Điều 2 Quyết định này, VDB và VIDIFI chịu trách nhiệm huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để triển khai Dự án, trong đó bao gồm việc cân đối tài chính trong 5 năm đầu vận hành Dự án.

3. VIDIFI thực hiện đúng quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng và các quy định có liên quan để đưa Dự án vào sử dụng bảo đảm chất lượng công trình và hiệu quả đầu tư.

Điều 4. Trách nhiệm của các Bộ, ngành

1. Bộ Giao thông vận tải:

a) Chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định phương án tài chính điều chỉnh của Dự án; thực hiện chức năng của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định; giám sát việc triển khai Dự án theo đúng Hợp đồng BOT đã ký và cơ cấu nguồn vốn đã được điều chỉnh như trên.

b) Quản lý phần vốn ngân sách nhà nước đầu tư trực tiếp vào Dự án theo quy định hiện hành.

c) Xem xét việc điều chỉnh phương án tài chính của Dự án sau 02 năm Dự án đưa vào vận hành, khai thác, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

[...]