Quyết định 674/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020
Số hiệu | 674/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 25/02/2010 |
Ngày có hiệu lực | 25/02/2010 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Thanh Hóa |
Người ký | Trịnh Văn Chiến |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
UỶ
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 674 /QĐ-UBND |
Thanh Hoá, ngày 25 tháng 02 năm 2010 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020.
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường số: 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
Căn cứ Quyết định số: 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc gia đến 2010 và định hướng đến 2020;
Căn cứ Nghị định số: 92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số: 04/2008/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số: 92/2006/NĐ-CP của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số: 01/2007/TT-BKH ngày 07/02/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số: 92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 của Chính phủ; Thông tư số: 03/2008/TT-BKH ngày 01/07/2008 của Bộ kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số: 04/2008/NĐ-CP của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số: 1486/QĐ-UBND ngày 21/05/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt đề cương chi tiết Dự án Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số: 2690/QĐ-UBND ngày 16/09/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt dự toán kinh phí lập Dự án: “Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số: 3158/QĐ-UBND ngày 17/9/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc thành lập Hội đồng thẩm định kết quả dự án Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020;
Theo đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số: 113/TTr-STNMT-MTg ngày 08/01/2010 (kèm theo Biên bản phiên họp Hội đồng thẩm định kết quả dự án Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020),
QUYẾT ĐỊNH:
- Ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm và suy thoái môi trường do hoạt động của con người và tác động của thiên nhiên gây ra. Khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo sự cân bằng sinh thái bền vững, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.
- Chủ động thực hiện và đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trong hội nhập kinh tế Quốc tế, hạn chế các tác động xấu từ quá trình toàn cầu đến môi trường trong nước nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng.
- Khắc phục ô nhiễm môi trường, trước hết ở những cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng theo Quyết định số: 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/04/2003 của Thủ tướng Chính phủ, phục hồi các hệ sinh thái đã bị suy thoái, chất lượng môi trường được cải thiện và nâng cao.
- Làm cơ sở điều hoà quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với việc sử dụng hợp lý tài nguyên và giảm thiểu các chất thải ra môi trường. Đáp ứng được các chương trình hành động trong Chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc gia và phù hợp với các dự án ưu tiên trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa, đảm bảo sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường nhằm phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng bền vững.
- Thiết lập Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Thanh Hóa một cách toàn diện bao gồm việc quản lý chất lượng môi trường: nước, không khí, đất cho từng vùng môi trường trong từng giai đoạn 2010 - 2015, 2016 - 2020.
- Đề xuất các dự án cụ thể phù hợp với điều kiện kinh tế của tỉnh trong từng giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020, nhằm giải quyết dứt điểm những nguồn ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn, từng bước cải thiện đáng kể chất lượng môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân.
- Phân tích, lựa chọn những bước đi phù hợp giữa mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu vực nông thôn, đô thị, các khu công nghiệp và làng nghề trên địa bàn tỉnh. Cụ thể như sau:
+ 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải trang bị các thiết bị giảm thiểu ô nhiễm, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường; các doanh nghiệp phải có dụng cụ phân loại rác thải tại nguồn, khu vực công cộng có thùng gom rác thải; các khu đô thị, các cụm công nghiệp, các làng nghề có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường, thu gom chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ, xử lý trên 60% chất thải nguy hại và 100% chất thải bệnh viện.
+ 80% số cơ sở sản xuất, kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc chứng chỉ ISO - 14001.
+ Cơ bản hoàn thành việc cải tạo và nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước thải ở các đô thị và khu công nghiệp; dân số đô thị và dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn lao động và có cây trong khuôn viên thuộc khu vực sản xuất; đưa chất lượng nước các lưu vực sông đạt mức tiêu chuẩn chất lượng nước dùng cho nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.
+ Phục hồi các khu vực khai thác khoáng sản và hệ sinh thái đã bị suy thoái nặng; nâng tỷ lệ đất có rừng che phủ, khôi phục rừng đầu nguồn đã bị suy thoái và nâng cao chất lượng rừng; phục hồi diện tích rừng ngập mặn.
UỶ
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 674 /QĐ-UBND |
Thanh Hoá, ngày 25 tháng 02 năm 2010 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020.
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường số: 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
Căn cứ Quyết định số: 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc gia đến 2010 và định hướng đến 2020;
Căn cứ Nghị định số: 92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số: 04/2008/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số: 92/2006/NĐ-CP của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số: 01/2007/TT-BKH ngày 07/02/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số: 92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 của Chính phủ; Thông tư số: 03/2008/TT-BKH ngày 01/07/2008 của Bộ kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số: 04/2008/NĐ-CP của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số: 1486/QĐ-UBND ngày 21/05/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt đề cương chi tiết Dự án Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số: 2690/QĐ-UBND ngày 16/09/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt dự toán kinh phí lập Dự án: “Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số: 3158/QĐ-UBND ngày 17/9/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc thành lập Hội đồng thẩm định kết quả dự án Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020;
Theo đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số: 113/TTr-STNMT-MTg ngày 08/01/2010 (kèm theo Biên bản phiên họp Hội đồng thẩm định kết quả dự án Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020),
QUYẾT ĐỊNH:
- Ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm và suy thoái môi trường do hoạt động của con người và tác động của thiên nhiên gây ra. Khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo sự cân bằng sinh thái bền vững, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.
- Chủ động thực hiện và đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trong hội nhập kinh tế Quốc tế, hạn chế các tác động xấu từ quá trình toàn cầu đến môi trường trong nước nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng.
- Khắc phục ô nhiễm môi trường, trước hết ở những cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng theo Quyết định số: 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/04/2003 của Thủ tướng Chính phủ, phục hồi các hệ sinh thái đã bị suy thoái, chất lượng môi trường được cải thiện và nâng cao.
- Làm cơ sở điều hoà quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với việc sử dụng hợp lý tài nguyên và giảm thiểu các chất thải ra môi trường. Đáp ứng được các chương trình hành động trong Chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc gia và phù hợp với các dự án ưu tiên trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa, đảm bảo sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường nhằm phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng bền vững.
- Thiết lập Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Thanh Hóa một cách toàn diện bao gồm việc quản lý chất lượng môi trường: nước, không khí, đất cho từng vùng môi trường trong từng giai đoạn 2010 - 2015, 2016 - 2020.
- Đề xuất các dự án cụ thể phù hợp với điều kiện kinh tế của tỉnh trong từng giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020, nhằm giải quyết dứt điểm những nguồn ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn, từng bước cải thiện đáng kể chất lượng môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân.
- Phân tích, lựa chọn những bước đi phù hợp giữa mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu vực nông thôn, đô thị, các khu công nghiệp và làng nghề trên địa bàn tỉnh. Cụ thể như sau:
+ 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải trang bị các thiết bị giảm thiểu ô nhiễm, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường; các doanh nghiệp phải có dụng cụ phân loại rác thải tại nguồn, khu vực công cộng có thùng gom rác thải; các khu đô thị, các cụm công nghiệp, các làng nghề có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường, thu gom chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ, xử lý trên 60% chất thải nguy hại và 100% chất thải bệnh viện.
+ 80% số cơ sở sản xuất, kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc chứng chỉ ISO - 14001.
+ Cơ bản hoàn thành việc cải tạo và nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước thải ở các đô thị và khu công nghiệp; dân số đô thị và dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn lao động và có cây trong khuôn viên thuộc khu vực sản xuất; đưa chất lượng nước các lưu vực sông đạt mức tiêu chuẩn chất lượng nước dùng cho nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.
+ Phục hồi các khu vực khai thác khoáng sản và hệ sinh thái đã bị suy thoái nặng; nâng tỷ lệ đất có rừng che phủ, khôi phục rừng đầu nguồn đã bị suy thoái và nâng cao chất lượng rừng; phục hồi diện tích rừng ngập mặn.
- Mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn:
+ Mục tiêu giai đoạn 2010: Xử lý các vấn đề môi trường trọng điểm.
+ Mục tiêu giai đoạn 2011 - 2015: Tiếp tục xử lý các vấn đề môi trường khác và bước đầu gắn việc phát triển kinh tế đi đôi với công tác bảo vệ môi trường.
+ Mục tiêu giai đoạn 2015 - 2020: Phát triển bền vững kinh tế - xã hội.
2.1. Quy hoạch mạng lưới quan trắc và giám sát môi trường
- Giai đoạn đến hết 2010 xây dựng hoàn thiện mạng lưới điểm quan trắc môi trường tổng hợp tỉnh Thanh Hóa, nhóm mẫu quan trắc, tần suất và các chỉ tiêu quan trắc phù hợp với yêu cầu thực tế và quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia.
- Xây dựng phòng thí nghiệm của Trung tâm Quan trắc và Bảo vệ môi trường tỉnh Thanh Hóa thành phòng thí nghiệm trọng điểm cấp tỉnh đến 2015 và cấp quốc gia vào năm 2020.
- Đến năm 2020, 100% các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh có chương trình quan trắc môi trường thường xuyên.
2.2. Xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
- Đến hết năm 2010, xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đặc biệt là các cơ sở theo Quyết định số: 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/04/2003 của Thủ tướng Chính phủ.
- Rà soát và tiếp tục xử lý triệt để các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm còn lại, đặc biệt quan tâm tới các cơ sở sản xuất nằm xen kẽ trong khu dân cư, bệnh viện. Tới năm 2015 cơ bản xoá bỏ và đến năm 2020 xoá bỏ hoàn toàn các điểm nóng về môi trường trên địa bàn tỉnh.
2.3. Bảo vệ môi trường tự nhiên
2.3.1. Bảo vệ môi trường không khí
a. Giảm thiểu ô nhiễm do hoạt động công nghiệp gây ra
- Đối với các KCN
+ Các KCN cũ như: Khu CN Lễ Môn; Khu CN Đình Hương (Tây Bắc Ga) - Thành phố Thanh Hóa sẽ không phát triển thêm diện tích đất công nghiệp, chủ yếu là đổi mới trang thiết bị sản xuất, áp dụng công nghệ xử lý chất thải và nâng cấp hạ tầng kỹ thuật.
+ Đối với các KCN khác như: KCN Nghi Sơn, KCN Lam Sơn, KCN Tây Nam Thanh Hóa (Như Thanh - Như Xuân) và các KCN mới phải đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, làm tiền đề cho việc phát triển mở rộng và cải tạo để hình thành các KCN tập trung, đồng thời thực hiện nghiêm việc thẩm định đánh giá tác động môi trường đối với toàn khu, cũng như đối với mỗi dự án đầu tư và từng KCN.
+ Khuyến khích các nhà máy áp dụng những quy trình sản xuất mới sạch hơn hoặc công nghệ sạch. Trong trường hợp cần thiết thì di chuyển một số cơ sở sản xuất gây ô nhiễm lớn, không thể khắc phục được trong nội thành ra khỏi đô thị.
+ Ưu tiên cho phép đầu tư các ngành sản xuất sạch hoặc ít chất thải. Chỉ cho phép đi vào hoạt động các KCN và các cơ sở sản xuất khi đã có các giải pháp BVMT hữu hiệu được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Đối với các nhà máy sản xuất nằm xen kẽ trong khu dân cư
+ Tiến hành kiểm toán chất thải, đánh giá môi trường, trong trường hợp các đơn vị này không có khả năng giảm thiểu ô nhiễm, bảo đảm tiêu chuẩn môi trường thì bắt buộc di chuyển vào các CCN, KCN tập trung. Không cấp giấy phép cho các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ, gây ô nhiễm môi trường mà không có khả năng xử lý ô nhiễm.
+ Đến 2020 thực hiện xong kế hoạch di chuyển các cơ sở công nghiệp không phù hợp quy hoạch và gây ô nhiễm môi trường trong ra khỏi đô thị.
- Đối với cụm CN vừa và nhỏ, cụm làng nghề
+ Đối với các CCN, làng nghề, cụm làng nghề cần khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cải tiến dây truyền sản xuất, áp dụng công nghệ sạch và các giải pháp sản xuất sạch hơn nhằm giảm thiểu tới mức tối đa chất thải phát sinh.
+ Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng cho các khu vực này. Yêu cầu các CCN, làng nghề, cụm làng nghề và các cơ sở sản xuất phải thực hiện nghiêm luật BVMT.
b. Giảm thiểu ô nhiễm do hoạt động giao thông
- Phát triển giao thông công cộng: Mở rộng mạng lưới và ưu tiên đầu tư hiện đại hoá phương tiện giao thông công cộng, xã hội hóa công tác vận tải công cộng, giảm thuế và khi cần thiết thì bù lỗ để giảm giá vé xe công cộng, tăng thuế và lệ phí giao thông đối với xe cá nhân...
- Cải tạo hệ thống đường giao thông: Cải tạo và nâng cấp hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ và đường sắt trong tỉnh. Đặc biệt là cải tạo các nút giao thông. Thực thi các phương án thiết kế Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Thanh Hoá đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
- Kiểm soát và giảm thiểu phát thải ô nhiễm từng xe cơ giới: Tiến hành kiểm soát chặt chẽ tình trạng kỹ thuật và các tiêu chuẩn khí thải, tiếng ồn đối với tất cả các phương tiện giao thông lưu hành trong tỉnh, đặc biệt là khu vực nội thành. Cấm các loại xe không đạt tiêu chuẩn môi trường lưu thông trong thành phố.
c. Phát triển diện tích cây xanh và mặt nước trong các khu đô thị
Đến hết 2020, phấn đấu đạt bình quân 7 - 9 m2cây/đầu người đô thị. Ưu tiên trồng ở các khu vực như: Khu vực công cộng; vành đai các KCN; tuyến giao thông; bờ sông, kênh dẫn nước trong nội thị...
2.3.2. Bảo vệ môi trường nước
a. Quản lý và bảo vệ nguồn nước mặt
- Bảo vệ nguồn nước hệ thống sông Mã
+ Xây dựng các phương án xử lý nước thải sinh hoạt quy mô cụm dân cư để xử lý triệt để nguồn nước thải sinh hoạt trước khi thải vào môi trường.
+ Không cấp phép đầu tư xây dựng mới các cơ sở sản xuất dọc hai bên bờ sông, đặc biệt đối với sông Mã và sông Chu.
+ Xây dựng quy chế, các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường đối với các phương tiện tham gia giao thông đường thủy.
+ Đến 2010 tiến hành xây dựng dự án cải tạo nguồn nước sông Chu.
+ Nghiêm cấm các hình thức khai thác trái phép, khai thác thủ công khoáng sản lòng sông.
+ Tiếp tục triển khai công tác khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên, bảo vệ rừng đầu nguồn; tăng cường công tác phòng chống cháy rừng và nạn chặt phá rừng.
- Nạo vét các kênh, sông Nhà Lê và các sông trong nội thị
+ Đến năm 2020 hoàn thành việc nạo vét hệ thống sông nhà Lê đoạn Đông Sơn - Nông Cống. Chấm dứt việc xả bột đá thải vào lòng sông như hiện nay.
+ Đến 2020 thực hiện nạo vét và kè bờ sông một số đoạn sông trong nội thị: Sông Hạc, Sông Cầu Sâng, Sông cầu Bố, Sông Cầu Cốc. Tránh bài học ô nhiễm môi trường từ các hệ thống sông nội thị tại các thành phố lớn như hiện nay.
- Quy hoạch bảo tồn các hồ
+ Đến năm 2020 chấm dứt việc xả các nguồn thải từ sinh hoạt, sản xuất, dịch vụ xuống các hồ hiện có trong tỉnh như: Hồ Yên Mỹ; Hồ Đồng Bèo; Hồ Cổ Định; Hồ Đồng Chùa; Hồ Sông Mục... Tạo dựng vành đai cây xanh quanh các hồ để bảo vệ và chống việc lấn chiếm, đồng thời tạo cảnh quan môi trường tiến tới khai thác tiềm năng du lịch sinh thái tại một số địa điểm.
+ Mở rộng dung tích chứa, cải tạo và nâng cấp hành lang bảo vệ các hồ trong nội thị Thành phố Thanh Hóa, tạo cảnh quan và chống việc lấn chiếm đất hồ; Giảm nguồn nước thải đổ vào hồ bằng việc thu gom các nguồn nước thải và xây dựng các trạm xử lý nước thải hoặc chuyển hướng nước thải đang đổ vào hồ đi nơi khác.
b. Quản lý nước dưới đất
- Cải tiến công nghệ cấp nước
+ Đối với khu vực đồng bằng: Đến 2015 cơ bản loại bỏ kiểu cấp nước đơn lẻ bằng các lỗ khoan kiểu UNICEF và thay thế bằng các mạng cấp nước tập trung quy mô làng xã, có xử lý hóa học, sinh học trước khi sử dụng.
+ Đối với các huyện miền núi: Phát triển hình thức khai thác mạch lộ tập trung tại các làng, bản và cụm dân cư. Hướng dẫn người dân tận dụng nguồn nước mưa triệt để.
+ Đối với các huyện ven biển: Triển khai đồng bộ các giải pháp quy hoạch khai thác nguồn nước phục yêu cầu cấp nước sinh hoạt và phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển Thanh Hóa đến năm 2010 định hướng đến năm 2020. Riêng vùng nhiễm mặn ven biển từ Nga Sơn đến Tĩnh Gia khẩn trương triển khai dự án vay vốn của Ngân hàng Thế giới (WB) để xây dựng một số công trình cấp nước liên xã, để cấp nước cho khoảng 30 xã khu vực, thay thế các công trình phân tán bị nhiễm mặn và cạn kiệt.
- Quản lý việc khai thác nước dưới đất
+ Từng bước cắt, giảm tỷ lệ sử dụng nguồn nước dưới đất đồng thời tăng tỷ lệ sử dụng nguồn nước mặt trong việc cung cấp nước sạch cho thành phố và các đô thị ven các hệ thống sông chính. Phấn đấu đến 2020 duy trì cố định lượng nước dưới đất khai thác đảm bảo an toàn, còn lại chỉ sử dụng nguồn nước mặt để cung cấp nước sạch cho các đô thị trên cơ sở tính toán khai thác nguồn nước dưới đất đảm bảo tính bền vững.
+ Củng cố tổ chức, tăng cường trang thiết bị nâng cao trình độ cán bộ để có thể thu thập và cập nhật kịp thời các thông tin về nước dưới đất, nhanh chóng dự báo xu hướng biến đổi và đề xuất kịp thời các giải pháp nhằm bảo đảm chất lượng nước dưới đất của tỉnh Thanh Hóa.
+ Đẩy mạnh công tác truyên truyền giáo dục cho cộng đồng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao hiểu biết và trách nhiệm bảo vệ nước dưới đất của nhân dân.
c. Thoát nước và xử lý nước thải
- Cải tạo hệ thống thoát nước thải đô thị
+ Đến 2015 hoàn thành việc cải tạo hệ thống thoát nước trong Thành phố Thanh Hóa, chấm dứt hiện tượng ngập úng như hiện nay.
+ Quy hoạch lại các nguồn tiếp nhận xả thải tại các đô thị trong tỉnh. Chuyển hướng xả thải đối với các khu vực bị ngập úng.
+ Lựa chọn phương án xây dựng hệ thống thu gom riêng biệt và xử lý nước thải cho các khu đô thị, khu dân cư mới.
- Xử lý nước thải sản xuất
+ Xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các KCN, Cụm CN tập trung. Nước thải đầu ra của các cơ sở sản xuất trong KCN, CCN phải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định trước khi thải vào hệ thống thu gom nước thải của KCN, CCN.
+ Quy hoạch đồng bộ mạng lưới thu gom nước thải, đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các làng nghề, cụm làng nghề. Phấn đấu đến 2020 chấm dứt hiện tượng xả thải như hiện nay.
+ Đóng cửa hoặc di dời đến các KCN, CCN tập trung đối với các cơ sở sản xuất không có khả năng đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải;
- Xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện
+ Xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho từng khu vực đông người như khu dân cư tập trung và trung tâm thương mại.
+ Xây dựng hệ thống xử lý nước tập trung để xử lý nước thải sinh hoạt từ các đô thị và khu vực dân cư lân cận. Nước thải từ những hoạt động sản xuất kinh doanh cũng sẽ được xử lý theo cùng một cách thức như nước thải sinh hoạt.
+ Đến 2015, xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống xử lý nước thải cho các bệnh viện đa khoa tuyến huyện.
+ Nâng cấp, cải tạo hệ thống thu gom nước thải, xây dựng hệ thống xử lý nước thải quy mô tập trung để xử lý nước thải cho các bệnh viện tại đường Hải Thượng Lãn Ông.
+ Phấn đấu đến năm 2015 toàn tỉnh cơ bản giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải y tế nói chung và nước thải nói riêng.
- Quy hoạch xây dựng các nhà máy xử lý nước thải tập trung
Đến 2020 xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung đến cho các khu vực sau:
+ Khu vực Thành phố Thanh Hóa
+ Khu kinh tế Nghi Sơn
+ Thị xã du lịch Sầm Sơn
+ Khu Lam Sơn - Sao Vàng
d. Quản lý và xử lý CTR
Thực hiện nghiêm Quyết định số: 485/QĐ-UBND ngày 18/02/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Thanh Hóa đến 2020.
2.4. BVMT khu du lịch, di tich lịch sử, danh lam thắng cảnh
- Tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trên hành trình du lịch, tại khu du lịch, điểm di tích, danh thắng và các cơ sở kinh doanh phục vụ du lịch.
- Tôn tạo, cải thiện cảnh quan môi trường tại các khu di tích, du lịch và danh thắng như: Khu di tích lịch sử Lam Kinh, Thành Nhà Hồ, Hàm Rồng, Suối Cá Cẩm Lương...
- Đến 2020 đầu tư nâng cấp hoàn toàn cơ sở hạ tầng, hệ thống nhà vệ sinh công cộng phục vụ du khách. Xây dựng hệ thống thu gom và xử lý chất thải sinh hoạt tại các khu du lịch, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh.
2.5. Bảo tồn đa dạng sinh học, các vùng đất ngập nước
- Thực hiện dự án điều tra khảo sát lập cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong năm 2010 và 2011.
- Xây dựng mô hình kinh tế bền vững cho các xã vùng đệm khu vực Vườn quốc gia Bến En, Cúc Phương, hồ Cửa Đạt và các khu bảo tồn thiên nhiên.
- Tăng cường năng lực quản lý và bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Bến En, Vườn Quốc gia Cúc Phương, rừng sến Tam Quy, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, Pù Luông, Xuân Liên.
- Xây dựng và triển khai các dự án trồng cây xanh tại các các khu vực đất trống đồi núi trọc để phòng, chống xói mòn, hoang mạc hoá đất đai và tại các khu vực khác như rừng ngập mặn ven biển, cửa sông, cửa lạch để giảm thiểu tối đa các việc nước mặn xâm thực, tàn phá đê sông, đê biển do lũ lụt gây ra.
2.6. BVMT trong khai thác khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng
- Phấn đấu đến 2010 chấm dứt việc khai thác quặng trái phép. Xây dựng và đưa vào khai thác thí điểm một số công trình cải tạo môi trường sau khai thác khoáng sản tại Cụm CN đá Đông Sơn, Cụm CN đá Yên Lâm, Cụm CN đá Hà Phong.
- Lựa chọn cấp phép khai thác cho các đơn vị, cá nhân có đủ năng lực chế biến nguyên liệu thô và đảm bảo công tác vệ sinh môi trường như hoàn thổ, xây dựng hệ thống thoát nước, xử lý chất thải, trồng cây xanh.
- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư công nghệ khai thác, chế biến sâu khoáng sản. Sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường.
2.7. Khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên
- Thực hiện nghiêm các giải pháp quy hoạch ngành như: quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển ngành thủy sản, quy hoạch phát triển rừng... Nhằm sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
2.8. Định hướng quy hoạch BVMT cấp huyện, thị, thành phố
Quan điểm chỉ đạo công tác quy hoạch bảo vệ môi trường tại địa phương được cụ thể hoá thành các định hướng phát triển như sau:
- Quy hoạch phải có tính kế thừa, có tầm nhìn xa, hướng tới văn minh, hiện đại, phải phát huy được thế mạnh của địa phương.
- Quy hoạch phải đặt trong mối quan hệ hợp tác, chia sẻ và cạnh tranh trong vùng, nhất là với các địa phương lân cận.
- Quy hoạch phải gắn liền với phát triển kinh tễ - xã hội và BVMT sinh thái, lấy hiệu quả kinh tế kết hợp với bảo đảm an ninh chính trị, trật tự xã hội và phát triển con người làm tiêu chuẩn cao nhất.
- Trong các quan điểm phát triển đã nêu, nhiệm vụ BVMT và gìn giữ các giá trị văn hoá chiếm một vị trí quan trọng, cần phải đặc biệt chú ý đến phong tục, tập quán để phát huy được hết thế mạnh của địa phương.
Trên cơ sở Quy hoạch chung của tỉnh Thanh Hóa, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch cấp, thoát nước, quy hoạch công nghiệp, giao thông, du lịch... Tỉnh Thanh Hóa được phân thành 06 vùng môi trường. Cụ thể:
a. Vùng 1 - Khu vực hạn chế phát triển
Tập trung vào các khu vực thượng nguồn hệ thống sông Mã, sông Chu; Các khu vực bảo tồn di sản văn hoá, di tích lịch sử và vùng bờ biển Thanh Hóa.
- Khu vực thượng nguồn hệ thống sông Mã gồm: các huyện Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Thường Xuân.
- Khu vực bảo tồn di sản văn hóa và di tích lịch sử: Di tích lịch sử thành Nhà Hồ (Vĩnh Lộc); Khu di tích lịch sử Lam kinh (Thọ Xuân); Di tích khảo cổ Đông Sơn (TP Thanh Hóa); Di tích khảo cổ văn hóa Đa Bút (Vĩnh Lộc).
- Vùng bờ: Bao gồm vùng bờ và vùng biển ven bờ với 41 xã/phường/thị trấn ven biển. Cụ thể, thị xã Sầm Sơn có 4 phường/xã ven biển, huyện Nga Sơn: 3, huyện Hoằng Hóa: 4, huyện Hậu Lộc: 5, huyện Quảng Xương: 10, huyện Tĩnh Gia: 15.
b. Vùng 2 - Khu vực phát triển công nghiệp và cụm công nghiệp
Vùng này bao gồm các khu vực phát triển khu công nghiệp và cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa theo các quyết định đã được UBND tỉnh phê duyệt, cụ thể:
- Khu vực phát triển khu công nghiệp: Tập trung phát triển 6 Khu CN động lực gồm: Khu Công nghiệp Lễ Môn - TP Thanh Hoá; Khu Công nghiệp Nghi Sơn - Tĩnh Gia; Khu Công nghiệp Lam Sơn - Thọ Xuân; Khu Công nghiệp Bỉm Sơn - TX Bỉm Sơn; Khu Công nghiệp Đình Hương (Tây Bắc Ga) - TP Thanh Hoá; Khu Công nghiệp Tây Nam Thanh Hoá (huyện Như Thanh - Như Xuân).
- Khu vực phát triển cụm CN và tiểu thủ công nghiệp bao gồm các huyện ven biển, đồng bằng, miền núi đã được xác định theo Quyết định số: 4297/QĐ-CT, ngày 24/12/2003 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá thời kỳ 2001 - 2010; Quyết định số: 284/QĐ-UBND, ngày 26/01/2006 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch (điều chỉnh) phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2006 - 2010, dự báo đến năm 2010.
c. Vùng 3 - Khu vực đô thị
Bao gồm toàn bộ khu vực đô thị đã được xác định theo Quyết định số: 603/2001/QĐ-UB ngày 19/3/2001 của UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị Thanh Hóa đến 2020; Quyết định số: 3023/2006/QĐ-UBND ngày 24/10/2006 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt đề án rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020.
d. Vùng 4 - Khu vực du lịch
Khu vực này là nơi có tài nguyên du lịch với ưu thế nổi bật về cảnh quan thiên nhiên theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đã được phê duyệt, bao gồm: Khu du lịch trung tâm thành phố Thanh Hóa; Khu du lịch Văn hoá Hàm Rồng; Khu du lịch Hải Hòa - Tĩnh Gia; Khu du lịch Nghi Sơn; Khu du lịch Sầm Sơn - Hoằng Hoá; Khu du lịch Thành Nhà Hồ; Khu du lịch Lam Kinh; Khu du lịch sinh thái Bến En; Khu du lịch Nga Sơn; Khu du lịch Pù Luông; Khu du lịch Cửa Đặt - Xuân Liên.
e. Vùng 5 - Khu vực nông thôn
Bao gồm vùng đất ở của các làng xã, vùng canh tác nông nghiệp, chăn nuôi và một số các làng nghề truyền thống. Cụ thể:
+ Vùng nông thôn ven biển: Gồm các huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Sầm Sơn, Quảng Xương và Tĩnh Gia.
+ Vùng nông thôn đồng bằng: Gồm các huyện Nông Cống, Triệu Sơn, Đông Sơn, Hà Trung, Vĩnh Lộc, Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Yên Định, Bỉm Sơn và Thành phố Thanh Hóa.
+ Vùng nông thôn miền núi: Gồm các huyện Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Lang Chánh, Bá Thước, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Thường Xuân, Như Xuân, Ngọc Lặc, Như Thanh.
f. Vùng 6 - Khu vực bảo tồn đa dạng sinh học
Bao gồm các khu bảo tồn, vườn Quốc gia, vùng biển đảo.
- Các khu bảo tồn, rừng Quốc gia: Bao gồm vườn Quốc gia Bến En; Cúc Phương; Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu; Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông; Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên và Vườn Sến Tam Quy. Đây là các khu vực phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn, đồng thời là môi trường sống của các loài động thực vật quí hiếm và là nơi lưu trữ nguồn gen phong phú.
- Vùng biển đảo: Bao gồm vùng đảo Hòn Mê, các cửa sông (Lạch Càn, Lạch Bạng, Lạch Sung, Lạch Trường). Đây là vùng nuôi trồng phát triển nguồn lợi thuỷ sản, là nơi cư trú của nhiều loài động vật... tạo thành một hệ sinh thái đa dạng có năng suất sinh học cao.
- Tổng nhu cầu kinh phí để thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 là 10.168,56 tỷ đồng, trong đó, giai đoạn 2010 - 2015 là 6.428,96 tỷ đồng, giai đoạn 2016 - 2020 là 3.739,6 tỷ đồng. Nguồn vốn bao gồm: vốn ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu chính phủ, vốn tín dụng, vốn ODA, vốn của các tổ chức phi chính phủ, vốn huy động từ các thành phần kinh tế và các nguồn vốn hợp pháp khác. Để đảm bảo huy động được các nguồn vốn trên, cần thực hiện tốt các giải pháp sau:
- Bố trí tăng tỷ lệ đầu tư từ ngân sách tỉnh cho sự nghiệp môi trường; chuẩn bị tốt hồ sơ dự án để tranh thủ nguồn vốn ngân sách từ Chính phủ, vốn chương trình mục tiêu và hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho sự nghiệp môi trường...
- Đối với các nguồn thu ngân sách trong phạm vi phân cấp bao gồm thuế và phí, cần xây dựng các giải pháp phù hợp trong việc thu đúng, thu đủ. Phải xác định rõ khung giá cho các dịch vụ về môi trường. Các loại phí có thể điều chỉnh theo từng giai đoạn phù hợp với thu nhập bình quân của người dân. Với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp cần thiết phải tính đủ các chi phí ngoại lai dưới dạng phí như phí ô nhiễm môi trường.
- Chủ động chuẩn bị dự án, tăng cường sự hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ tối đa các nguồn vốn hỗ trợ quốc tế; mở rộng liên doanh, liên kết với các tỉnh, các tổ chức trong và ngoài nước cho các dự án bảo vệ môi trường theo thứ tự ưu tiên của tỉnh.
- Giành một phần trong chi phí bảo dưỡng thường xuyên hạ tầng các khu công nghiệp để chi phí cho công tác bảo vệ môi trường ở các khu công nghiệp.
- Tạo mọi điều kiện để xây dựng các hợp đồng dạng BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao) để tranh thủ vốn đầu tư nước ngoài cho việc phát triển ngành quản lý chất thải rắn, nước thải và khí thải.
- Quản lý chặt chẽ, có hiệu quả nguồn ngân sách sự nghiệp môi trường, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát trong cấp phát và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường.
3.2. Phát triển, đào tạo nguồn nhân lực
- Tăng cường sự đầu tư từ các nguồn lực, xây dựng được hệ thống cơ chế chính sách hợp lý nhằm cải thiện một cách căn bản, toàn diện hệ thống các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực môi trường, phát triển đào tạo nhân lực môi trường phải gắn với phát triển kinh tế, xã hội, các đề án phát triển nguồn nhân lực môi trường của từng vùng, miền trong tỉnh, đảm bảo nhu cầu thực tế về nguồn nhân lực quản lý môi trường.
- Mở rộng và nâng cao năng lực bồi dưỡng, đào tạo về môi trường của các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp hiện có trong địa bàn tỉnh nhằm đào tạo kỹ sư, cử nhân, học viên có trình độ chuyên môn về quản lý môi trường, các kỹ sư công nghệ cao có khả năng thiết kế, thi công, vận hành các công trình xử lý chất thải, tham gia các dự án cấp thoát nước, cải thiện môi trường, kiểm soát các thiết bị công nghệ môi trường, phân tích xử lý số liệu thực nghiệm về ô nhiễm môi trường, có khả năng thẩm định các dự án, quản lý các dự án về môi trường, đánh giá tác động của môi trường do việc triển khai các công trình khoa học và các dự án đem đến.
- Hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường ở 3 cấp đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, có năng lực nghiên cứu khoa học và chỉ đạo thực tiễn trong lĩnh vực quản lý môi trường.
- Nghiên cứu và đề xuất về định mức biên chế sự nghiệp trong các đơn vị quản lý tài nguyên môi trường cho phù hợp, phát huy quyền tự chủ trong tổ chức bộ máy của từng cơ sở, không phụ thuộc vào chỉ tiêu biên chế.
- Ban hành các chính sách ưu đãi đối với cán bộ, nhân viên hoạt động trong lĩnh vực tài nguyên môi trường, đặc biệt là cán bộ ở tuyến xã, ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
3.3. Phát triển khoa học công nghệ
- Hoàn thiện cơ sở pháp luật thể chế, cơ chế, chính sách
+ Ban hành chính sách xã hội hóa hoạt động KH&CN trong lĩnh vực môi trường trên địa bàn tỉnh, khuyến khích thành lập mới các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ quan tư vấn về công nghệ xử lý chất thải.
+ Ban hành các quy định về nhập khẩu công nghệ, thiết bị dựa theo các tiêu chuẩn về hệ số thải, hệ số tiêu hao nguyên vật liệu/năng lượng.
+ Soạn thảo và ban hành các quy định về giám sát việc tuân thủ các tiêu chuẩn trong sản xuất thiết bị, chuyển giao công nghệ; Đẩy mạnh công tác thanh tra giám sát việc tuân thủ trong công tác nhập khẩu công nghệ, thiết bị.
- Tăng cường quản lý nhà nước về KH&CN: Tăng cường năng lực quản lý nhà nước cho cơ quan quản lý nhà nước về KHCN trong lĩnh vực môi trường. Tổ chức, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và sử dụng cán bộ, tăng cường cơ sở vật chất nhằm thực hiện tốt các chức năng tham mưu, đề xuất cho UBND tỉnh ra các văn bản quản lý KHCN môi trường, công tác tư vấn và làm việc của các hội đồng khoa học, hội đồng thẩm định ĐTM.
- Phát triển KH&CN ngành môi trường
+ Khuyến khích việc triển khai áp dụng các biện pháp khống chế ô nhiễm, cụ thể thông qua chính sách thu thuế hoặc áp dụng các “nhãn xanh”, chính sách ưu đãi đối với các cơ sở tuân thủ Luật BVMT; Khuyến khích thành lập các cơ sở dịch vụ xử lý chất thải (nhà nước, tư nhân).
+ Hỗ trợ vốn cho các cơ sở có nguyện vọng áp dụng, triển khai công nghệ sạch, công nghệ xử lý với lãi suất ưu đãi.
- Đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư cho phát triển KH&CN môi trường
+ Tăng cường và đa dạng hoá các nguồn đầu tư cho phát triển KH&CN môi trường như: Ngân sách TW, các bộ, ngành, địa phương; đóng góp của doanh nghiệp, cộng đồng; các nguồn tài trợ, vốn ODA...
+ Xây dựng cơ chế chính sách quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí đầu tư phát triển KH&CN môi trường.
- Xét duyệt các phương án BVMT và giám sát sự tuân thủ
+ Tăng cường công tác xét duyệt các biện pháp khống chế ô nhiễm môi trường một cách chi tiết, cụ thể đối với các dự án đầu tư; Xem xét tính khả thi về khía cạnh KH&CN, thiết bị và tài chính của các phương án đề xuất.
+ Xét duyệt thiết kế chi tiết hệ thống xử lý chất thải cũng như tiến độ thi công của các hạng mục đó khi xét duyệt để cấp giấy phép xây dựng; Tăng cường giám sát tuân thủ đối với các cơ sở đang hoạt động.
- Kiểm soát, giám định công nghệ môi trường, xây dựng thị trường công nghệ môi trường
+ Các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đều phải có sự thẩm định của các tổ chức khoa học về giải pháp môi trường và công nghệ xử lý chất thải. Việc thẩm định phải được luật pháp hoá.
+ Tăng cường hiệu quả hoạt động của các tổ chức quản lý tiêu chuẩn đo lường và kiểm tra chất lượng môi trường. Có biện pháp phát hiện kịp thời, ngăn chặn và có hình thức xử phạt thích đáng.
+ Xây dựng thị trường công nghệ môi trường bằng các hình thức giới thiệu công nghệ môi trường thông qua hội chợ thiết bị, công nghệ môi trường, hội chợ triển lãm KH&CN, website giới thiệu về công nghệ môi trường… Ngoài ra, tăng cường mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý, nhà khoa học và khách hàng ứng dụng công nghệ.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao kiến thức quản lý nhà nước và ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ hoạt động trong ngành tài nguyên môi trường, nâng cao năng lực hoạt động kiểm tra, thanh tra môi trường. Xây dựng và đẩy mạnh phong trào thi đua, đặc biệt là việc xây dựng các đơn vị và cá nhân điển hình tiên tiến trong ngành tài nguyên môi trường.
4.1. Giai đoạn 2008 - 2010: Xử lý các vấn đề môi trường trọng điểm
- Môi trường công nghiệp
Xử lý dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như:
+ Công ty cổ phần Mía đường Nông Cống;
+ Nhà máy Chế biến tinh bột sắn Bá Thước;
+ Xí nghiệp Giấy Lam Kinh;
+ Công ty cổ phần Giấy Mục Sơn;
+ Cơ sở sản xuất bột giấy Quan Sơn;
+ Các cơ sở sản xuất đá trên địa bàn huyện Đông Sơn;
+ Nhà máy sản xuất thức ăn gia súc Phú Sơn;
+ Chất thải bệnh viện khu vực đường Hải Thượng Lãn Ông...
- Môi trường nông nghiệp
+ Nâng cao nhận thức trong việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật đối với người nông dân.
+ Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn, rau sạch tại các Thành phố Thanh Hóa, huyện Hoằng Hóa và Quảng Xương.
- Bảo vệ môi trường đô thị
+ Xử lý ô nhiễm môi trường bãi rác Cồn Quán, Phú Sơn, TP Thanh Hóa. Đóng cửa bãi rác, lựa chọn vị trí thích hợp di dời bãi rác ra khu vực khác.
+ Đầu tư bãi chứa và chôn lấp rác thải các thị trấn thuộc các huyện, phục vụ phát triển bền vững tỉnh Thanh Hóa.
+ Cải tạo hệ thống thoát nước thải trong nội thị thành phố Thanh Hóa.
+ Cải tạo hệ thống thoát nước thải xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc.
+ Trồng cây xanh ở các khu vực: Công viên, vườn hoa; Vành đai đô thị; Vành đai các KCN; Trên các tuyến giao thông; Hai bên bờ sông, kênh dẫn nước trong nội thị; Trong hàng rào các công trình (nhà máy, cơ quan, trường học, bệnh viện, công trình công cộng, công trình nhà ở v.v...) đạt bình quân 7 - 9 m2cây/đầu người đô thị.
- Bảo vệ môi trường tự nhiên
+ Xây dựng dự án cải thiện chất lượng nước sông Chu.
+ Xây dựng và đưa vào hoạt động các khu xử lý môi trường sau khai thác khoáng sản tại huyện Đông Sơn, huyện Triệu Sơn, thị xã Bỉm Sơn.
- Môi trường công nghiệp
+ Xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng, công trình xử lý môi trường cho 102 Cụm công nghiệp vừa và nhỏ, Cụm làng nghề (CCN); 212 ha Cụm nghề xã gắn với việc hình thành các đô thị và phát triển công nghiệp nông thôn.
+ Bố trí lại quy hoạch công nghiệp trên địa bàn. Tiến hành di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm trên thượng nguồn sông Mã, sông Chu vào KCN, CCN tập trung.
- Môi trường trong nông nghiệp: Tiếp tục nhân rộng mô hình sản xuất rau an toàn, rau sạch đến các huyện, thị trong tỉnh. Xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản.
- Bảo vệ môi trường đô thị
+ Xây dựng các trạm cấp nước tập trung cho các đô thị với công suất, quy mô phù hợp với định hướng phát triển đô thị trong tương lai.
+ Quy hoạch xây dựng mới hoặc cải tạo hoàn thiện mạng lưới thoát nước tại các đô thị trong tỉnh.
+ Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho các bệnh viện trong tỉnh.
+ Xây dựng các khu xử lý rác thải tập trung cho các huyện trong tỉnh. Đầu tư phương tiện thu gom rác chuyên dụng cho các huyện đồng bằng và ven biển.
+ Đầu tư xây dựng thí điểm mô hình nhà máy xử lý rác sinh hoạt tại Thành phố Thanh Hóa; NM xử lý rác thải nguy hại tại KKT Nghi Sơn.
- Bảo vệ môi trường nông thôn: Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư; Xây dựng thí điểm các mô hình cung cấp nước sạch, xử lý môi trường theo mô hình vườn ao chuồng (VAC) tại một số cụm dân cư nông thôn trên địa bàn các huyện đồng bằng và ven biển.
- Bảo tồn đa dạng sinh học: Tăng cường năng lực và cơ sở vật chất, kỹ thuật cho Vườn Quốc gia Bến En, các khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, Pù Luông, Xuân Liên và rừng sến Tam Quy. Bảo tồn phát triển vốn rừng, bảo tồn đa dạng sinh học biển.
- Nghiên cứu khoa học công nghệ:
+ Nghiên cứu công nghệ thích hợp để ứng dụng xử lý môi trường tại các làng nghề, các trại chăn nuôi tập trung.
+ Đầu tư mua sắm trang thiết bị phân tích hiện đại và đồng bộ phục vụ công tác quan trắc bảo vệ môi trường tỉnh Thanh Hóa.
4.3. Giai đoạn 2016 - 2020: Phát triển kinh tế theo hướng phát triển bền vững
- Môi trường công nghiệp
+ Thực hiện xong kế hoạch di chuyển các cơ sở công nghiệp không phù hợp quy hoạch và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ra khỏi đô thị.
+ Xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong việc áp dụng CN xanh.
- Bảo vệ môi trường đô thị
+ Nạo vét và kè bờ sông một số đoạn sông trong nội thị như: Sông Hạc, sông Cầu Sâng, sông Cầu Bố, Sông Cầu Cốc.
+ Xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các đô thị: TP Thanh Hóa; Đô thị Nghi Sơn; Thị xã Sầm Sơn; Khu Lam Sơn - Sao Vàng.
+ Xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung quy mô nhỏ, áp dụng cho các đô thị và cụm dân cư.
+ Nhân rộng mô hình xử lý rác và rác thải nguy hại từ TP Thanh Hóa, KKT Nghi Sơn sang các huyện thị trong tỉnh.
+ Tạo dựng vành đai cây xanh quanh các hồ trong tỉnh: Hồ Yên Mỹ, hồ Đồng Bèo, hồ Cổ Định, hồ Đồng Chùa, hồ Sông Mực...
- Bảo vệ môi trường nông thôn: Đa dạng hóa các hình thức cấp nước phục vụ sinh hoạt, nhân rộng mô hình VAC đến với các hộ dân nông thôn, vùng xa, vùng sâu; ứng dụng các hình thức tổ hợp vườn ao chuồng (VAC), thùng chứa rác tự tạo, hố chứa rác tự phân hủy, hố ủ phân rác trát bùn... tại các hộ gia đình, khu dân cư miền núi, vùng xa, vùng sâu.
- Bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học
+ Xây dựng hệ thống xử lý môi trường tại các khu du lịch, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Phát triển mô hình du lịch sinh thái.
+ Xây dựng mô hình kinh tế bền vững cho các xã vùng đệm khu vực Vườn quốc gia Bến En, Cúc Phương, hồ Cửa Đặt và các khu bảo tồn thiên nhiên; Tăng cường công tác bảo vệ và trồng mới rừng ngập mặn.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch; thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, định kỳ tổng hợp kết quả báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.
2. UBND các huyện, thị xã, thành phố lập quy hoạch, chương trình, kế hoạch bảo vệ môi trường trên địa bàn phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh.
3. Các sở, ban, ngành, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong triển khai thực hiện quy hoạch.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, Chủ tịch ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT.
CHỦ TỊCH |