Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Quyết định 3023/2006/QĐ-UBND phê duyệt đề án rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020

Số hiệu 3023/2006/QĐ-UBND
Ngày ban hành 24/10/2006
Ngày có hiệu lực 03/11/2006
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Nguyễn Văn Lợi
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HOÁ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3023/2006/QĐ-UBND

Thanh Hoá, ngày 24 tháng 10 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN RÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ HỆ THỐNG ĐÔ THỊ TỈNH THANH HOÁ ĐẾN NĂM 2020

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HOÁ

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 của Chính phủ về việc phân loại và phân cấp quản lý đô thị;

Căn cứ Quyết định số 10/1998/QĐ-TTg ngày 23/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Định hướng qui hoạch tổng thể hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2020;

Căn cứ Quy hoạch tổng thể kinh tế- xã hội tỉnh Thanh Hoá đến 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 879/QĐ-TTg ngày 01/02/2002;

Căn cứ Quyết định số 112/2002/QĐ-TTg ngày 03/9/2002 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến 2020;

Căn cứ Quyết định số 253/2005/QĐ-TTg ngày 12/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh miền Tây tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 102/2006/QĐ-TTg ngày 15/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ, về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của KKT Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa;

Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lần thứ XVI;

Căn cứ Quyết định số 630/2001/QĐ-UB ngày 19/3/2001 của UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng Thanh Hoá tại Tờ trình số: 1610 / SXD-QH ngày 04 tháng 10 năm 2006,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án rà soát, điều chỉnh Quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020, với các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Mục tiêu.

- Qui hoạch tổng thể hệ thống đô thị nhằm xác định được tỷ lệ đô thị hoá, qui mô dân số đô thị, quy mô đất đai xây dựng đô thị, phân bổ đô thị, phân loại, phân cấp quản lí đô thị và các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật để xây dựng đô thị như: Giao thông, cấp thoát nước, cấp điện, cây xanh, đất đai, vệ sinh môi trường.v.v... Đồng thời là cơ sở để chỉ đạo quá trình lập qui hoạch, hoạch định chính sách phát triển đô thị và quản lý đô thị;

- Khai thác mọi tiềm năng , lợi thế của tỉnh, khẩn trương tranh thủ và thu hút các nguồn đầu tư để nhanh chóng phát triển hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hoá gắn với hệ thống đô thị cả nước, có cơ sở kinh tế xã hội và kỹ thuật vững chắc, môi trường đô thị trong sạch, phân bổ và phát triển hợp lý trên các vùng miền của tỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu: Phấn đấu đến năm 2020 đưa Thanh Hoá cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp;

 - Đến năm 2010 nâng tỷ lệ đô thị hoá của tỉnh lên 20- 25% tạo đà cho các năm sau phát triển cao hơn;

- Đến năm 2020 tỷ lệ đô thị hoá của tỉnh đạt 36% trở lên, phấn đấu để đạt tỷ lệ đô thị hoá bằng bình quân của cả nước vào 2025.

2. Quan điểm phát triển đô thị.

- Coi việc xây dựng và phát triển đô thị là yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá (CNH - HĐH), làm thay đổi nhanh chóng cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng: Công nghiệp xây dựng-Thương mại Dịch vụ - Nông nghiệp;

- Phát triển đô thị phải phù hợp với phân bổ lực lượng sản xuất, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và cả nước, phù hợp với chiến lược phát triển đô thị toàn quốc, nhưng phải tính đến yếu tố phát triển đột biến với tốc độ nhanh khi thời cơ đến để có biện pháp giải quyết kịp thời; Đồng thời phát triển đô thị cần có trọng tâm, trọng điểm;

- Phát triển và phân bố hợp lý các đô thị trên địa bàn, trước mắt tập trung cho 5 cụm đô thị động lực để tạo đà phát triển chung: Thành phố Thanh Hoá - Sầm Sơn, Liên đô thị Bỉm Sơn - Thạch Thành, Lam Sơn - Sao Vàng, Khu kinh Nghi Sơn, đô thị trung tâm vùng miền núi phía Tây của tỉnh tại Ngọc Lặc; Ngoài ra các đô thị trung tâm của các khu vực thuộc miền núi như Bãi Trành, Đồng Tâm, Thạch Quảng cũng sẽ được quan tâm đầu tư phát triển;

- Phát triển đô thị phải gắn liền với quá trình đô thị hoá Nông thôn và xây dựng Nông thôn mới, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng cao (theo Quyết định số 253/2005/QĐ-TTg ngày 12/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh miền Tây tỉnh Thanh Hoá đến năm 2010 và Quyết định số 424/2006/QĐ-UBND ngày 17/02/2006 của UBND tỉnh Thanh Hoá phê duyệt đề án phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn theo hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá);

- Xây dựng phát triển đô thị phải có quan điểm toàn diện, đồng bộ, bền vững, đảm bảo an ninh quốc phòng, an toàn xã hội, sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm, giữ gìn cân bằng sinh thái, tạo môi trường sống tốt hơn;

- Kết hợp chặt chẽ quá trình cải tạo với xây dựng mới đô thị, kế thừa có chọn lọc các giá trị lịch sử , bản sắc văn hoá các dân tộc và những nét đặc trưng của Thanh Hoá, của các vùng, miền trong tỉnh;

- Thường xuyên nghiên cứu, cập nhật các tiến bộ khoa học kĩ thuật và thành tựu khoa học - công nghệ vào việc cải tạo và xây dựng đô thị theo hướng hiện đại hoá nhưng phù hợp với điều kiện của Thanh Hóa;

[...]