Quyết định 67/2003/QĐ-UB phê duyệt Đề án "Phát triển giáo dục dân tộc miền núi Quảng Bình giai đoạn từ nay đến năm 2005 và đến năm 2010

Số hiệu 67/2003/QĐ-UB
Ngày ban hành 17/12/2003
Ngày có hiệu lực 17/12/2003
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Bình
Người ký Trần Công Thuật
Lĩnh vực Giáo dục,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 67/2003/QĐ-UB

Đồng Hới, ngày 17 tháng 12 năm 2003

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN " PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC DÂN TỘC MIỀN NÚI QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2005 VÀ ĐẾN NĂM 2010"

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 21/6/1994;

- Căn cứ Luật giáo dục ngày 02 tháng 12 năm 1998;

- Căn cứ Nghị định số 88/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về việc thực hiện phổ cập giáo dục giáo dục Trung học cơ sở;

- Căn cứ Quyết định số: 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc "Phê duyệt chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa;

- Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo tại Tờ trình số: 901/GD-ĐT ngày 10 tháng 10 năm 2003,

Điều 1: Phê duyệt đề án "Phát triển Giáo dục dân tộc miền núi Quảng Bình giai đoạn từ nay đến năm 2005 và đến năm 2010 " (kèm theo Quyết định này).

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.

Điều 3: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc sở: Giáo dục - Đào tạo, Tài chính, Kế hoạch & Đầu tư; Ban Tổ chức chính quyền tỉnh, Ban Dân tộc - Miền núi và Tôn giáo, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, Thủ trưởng các sở, ban ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ GT-ĐT;
- Ban Thường vụ Tỉnh uỷ;
- TT HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ;
- Ban Văn hoá - Xã hội HĐND tỉnh;
- Ban chỉ đạo PCGD-CMC tỉnh;
- Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu VT, NC-VX.

TM/ UBND TỈNH QUẢNG BÌNH
KT/ CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Công Thuật

 

UBND TỈNH QUẢNG BÌNH
SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC DÂN TỘC, MIỀN NÚI QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2005 VÀ ĐẾN NĂM 2010
(Kèm theo Quyết định số ...../2003/QĐ-UB ngày…tháng 11 năm 2003 của UBND tỉnh)

ĐẶT VẤN ĐỀ

Quảng Bình có tổng diện tích 8.057 km2, trong đó miền núi có 6.579 km2 (chiếm 3/4 diện tích tự nhiên của toàn tỉnh). Dân số Quảng Bình có 820.247 người, trong đó dân số sống ở vùng miền núi, dân tộc là 421.677 người (chiếm 29,8% dân số toàn tỉnh, người dân tộc thiểu số chiếm 1,67% dân số của tỉnh).

Trong 7 huyện, thị xã của tỉnh Quảng Bình với 157 xã, phường, thị trấn, thì đã có 1 huyện vùng cao, 1 huyện miền núi và 4 huyện có miền núi với tổng cộng 66 xã và thị trấn (có 62 xã miền núi, vùng cao và 4 thị trấn)

Quảng Bình có 2 dân tộc chính, theo quan điểm xác định tộc danh thì chia thành 15 nhóm dân tộc ít người (còn gọi là tộc người): Vân Kiều, Khùa, Ma Coong, Trì, Sách, Mày, Rục, ARem, Mã Liềng, Thổ, Thái, KaRai, Mường, Pa cô, Lào. Đồng bào dân tộc cư trú chủ yếu độc lập, có một bộ phận xen cư với người Kinh, phân bố tại 146 bản ở rải rác trên các vùng lãnh thổ có diện tích 566701 ha, mật độ dân cư thưa thớt, trung bình 22,6 người/km2.

Vùng miền núi, vùng có đồng bào dân tộc (ĐBDT) thiểu số sinh sống chiếm phần lớn diện tích trong tỉnh, có vị trí chiến lược quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, kinh tế xã hội của vùng miền núi, vùng ĐBDT thiểu số ở tỉnh ta đã có nhiều chuyển biến tiến bộ, đời sống của đồng bào từng bước được cải thiện. Tuy vậy đồng bào dân tộc thiểu số (ĐB DTTS) vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn: Kinh tế kém phát triển, thu nhập thấp, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao (trên 50%), trình độ dân trí thấp, vẫn còn những tập tục lạc hậu. Địa hình phức tạp, nên trẻ em đi lại học tập khó khăn, số người mù chữ thuộc ĐBDTTS còn nhiều, trẻ em trong độ tuổi đến trường bị thất học gần 40% (phần lớn chỉ học hết bậc tiểu học) số người học hết PTTH rất ít, nguồn lực được đào tạo để bổ sung cho lực lượng lao động có kỹ thuật, cán bộ có trình độ quản lý cho vùng miền núi nói chung, cho vùng ĐBDTTS nói riêng ở Quảng Bình còn hạn chế.

ĐBDTTS, trong đó, cần đặc biệt coi trọng phát triển giáo dục - đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; GD-ĐT là cơ sở để phát triển kinh tế- xã hội ở những vùng này. Giáo dục - Đào tạo cần phải đi sâu vào từng vùng, từng dân tộc, phải có cách làm giáo dục phù hợp với điều kiện học tập , trình độ dân trí, đặc điểm cư trú, điều kiện kinh tế - xã hội cũng như sự phát triển không đồng nhất giữa các dân tộc. Vì vậy, việc xây dựng và triển khai đề án "Phát triển giáo dục dân tộc Miền núi Quảng Bình giai đoạn từ nay đến năm 2005 - 2010" là một yêu cầu cấp thiết, nhằm tạo động lực có tính đột phá, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc miền núi ở tỉnh ta, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa miền ngược và miền xuôi.

Phần thứ I

NHỮNG CĂN CỨ CHỦ YẾU ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục - đào tạo ở vùng dân tộc và Miền núi.

1. Nghị quyết 22/NQ-TW, ngày 27 tháng 11 năm 1989 của Bộ Chính trị về một số chủ trương chính sách lớn trong phát triển KT-XH vùng miền núi dân tộc.

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ