KẾ HOẠCH
KIỂM TRA CÔNG TÁC CẢI CÁCH
HÀNH CHÍNH TỈNH SƠN LA NĂM 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 207/QĐ-UBND ngày 27 tháng 01 năm 2015 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Nhằm đánh giá chính xác, thực chất mức độ, kết quả thực hiện nhiệm vụ
công tác cải cách hành chính năm 2014, năm 2015 chỉ ra những mặt còn hạn chế, tồn
tại, kịp thời chấn chỉnh, đề xuất biện pháp, giải pháp để thực hiện tốt hơn nhiệm
vụ công tác cải cách hành chính những năm tiếp theo.
- Nâng cao và
tạo chuyển biến về ý thức chấp hành kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm của đội ngũ
cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong
việc tổ chức, thực hiện nhiệm vụ công tác cải cách hành chính.
- Thông qua kiểm tra nhằm phát hiện những tồn tại, hạn chế; những điển
hình, sáng kiến, cách làm hay trong tổ chức, chỉ đạo triển khai cải cách hành
chính; kịp thời chấn chỉnh, phê bình những cơ quan, đơn vị chưa chủ động, chưa
tích cực trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác cải cách hành chính năm
2014.
2. Yêu cầu
- Kiểm tra phải đúng trọng tâm, trọng điểm, tuân thủ quy định của pháp
luật, đảm bảo chất lượng, khách quan, không gây trở ngại đến hoạt động của các
cơ quan, đơn vị.
- Kết hợp công tác kiểm tra cải cách hành chính với việc kiểm tra tình
hình tổ chức thực hiện nhiệm vụ
công tác nội vụ tại cơ quan, đơn vị.
- Các cơ quan,
đơn vị được kiểm tra cử cán bộ, công chức có chức trách, nắm vững chuyên môn,
nghiệp vụ để phối hợp và cung cấp các thông tin, hồ sơ theo yêu cầu, tạo điều
kiện để các Đoàn Kiểm tra hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Hồ sơ kiểm
tra phải được lập đầy đủ và lưu trữ theo đúng quy định.
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC KIỂM TRA
1. Nội dung
kiểm tra
1.1 Công tác
chỉ đạo, điều hành công tác cải cách hành chính (CCHC).
- Việc tham mưu cho cấp ủy đảng cùng cấp ban hành các
văn bản để chỉ đạo công tác cải cách hành chính của địa phương, đơn vị.
- Việc ban
hành các văn bản chỉ đạo công tác CCHC.
- Việc ban
hành kế hoạch cải cách hành chính năm 2014, năm 2015.
- Công tác kiểm tra cải cách hành chính và kiểm tra
công vụ (Việc ban hành kế hoạch
kiểm tra; kết quả thực hiện kế hoạch
kiểm tra, văn bản chấn chỉnh sau kiểm tra).
- Công tác
tuyên truyền cải cách hành chính (kế
hoạch tuyên truyền và kết quả tuyên truyền cải cách hành chính, phương pháp
tuyên truyền).
- Số lượng các
cuộc họp có nội dung liên quan đến công tác cải cách hành chính (kiểm tra sổ họp,
sổ ghi nghị quyết các phiên họp của cơ quan, đơn vị).
1.2. Về cải
cách thể chế
- Việc ban
hành, tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).
- Kết quả kiểm
tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực của ngành, của huyện.
1.3. Về cải
cách thủ tục hành chính
- Việc rà soát
các thủ tục hành chính (TTHC) thuộc thẩm quyền giải quyết tại cơ quan, đơn vị
và thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh thuộc phạm vi trách nhiệm của
ngành, của huyện.
- Việc công bố
công khai thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, đơn vị.
1.4. Về cải
cách tổ chức bộ máy
- Việc rà soát
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị, cơ quan trực thuộc,
trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.
- Việc ban
hành, sửa đổi, bổ sung các quy chế tại cơ quan, đơn vị (Quy chế làm việc, Quy tắc
ứng xử, Quy chế dân chủ, Quy chế chi tiêu nội bộ…).
- Việc quản lý
sử dụng biên chế gắn với cơ cấu công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị.
- Việc ban
hành các quyết định về thành lập, kiện toàn và ban hành quy chế hoạt động của
các tổ chức phối hợp liên ngành, các tổ chức Hội (nếu có). Đánh giá kết quả, hiệu
quả hoạt động của các tổ chức này.
- Việc tổ chức
thực hiện, đánh giá tình hình phân cấp quản lý nhà nước trên các lĩnh vực: về tổ
chức cán bộ, về quản lý đất đai, về quản lý tài sản, ngân sách, về quy hoạch, kế
hoạch...
1.5. Về xây dựng
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
- Việc triển
khai thực hiện Đề án cải cách chế độ công vụ, công chức tại cơ quan, đơn vị.
- Công tác tuyển
dụng, sắp xếp bố trí cán bộ, công chức, viên chức.
- Công tác đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
- Công tác xây
dựng Đề án xác định vị trí việc làm gắn với cơ cấu công chức, viên chức của cơ
quan, đơn vị, của các đơn vị trực thuộc.
- Công tác quản
lý, sử dụng, quy hoạch, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm, miễn nhiệm,
thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và quản lý hồ
sơ cán bộ, công chức, viên chức hàng năm.
- Việc thực hiện
Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ quy định
danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối
với cán bộ, công chức, viên chức và Nghị định số 150/2013/NĐ-CP ngày 01 tháng
11 năm 2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
158/2007/NĐ-CP.
- Công tác giải
quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân đối với cán bộ, công chức, viên chức.
1.6. Về cải
cách tài chính công
- Việc thực hiện
Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ quy định chế
độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành
chính đối với cơ quan nhà nước; Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07 tháng 10
năm 2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
130/2005/NĐ-CP.
- Việc thực hiện
Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định về tự
chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài
chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
- Việc ban
hành, sửa đổi, bổ sung các quy chế quản lý tài chính, tài sản, chi tiêu nội bộ.
1.7. Về hiện đại
hóa nền hành chính
- Việc ứng dụng
công nghệ thông tin trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp; (Đưa cổng
thông tin điện tử, phần mềm quản lý hồ sơ văn bản vào hoạt động, bố trí thiết bị
máy chủ, biên chế quản trị mạng).
- Việc áp dụng
hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO vào hoạt động quản lý hành
chính tại cơ quan, đơn vị. Duy trì công tác kiểm tra nội bộ, khắc phục lỗi
trong việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng.
1.8. Về thực
hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
- Quyết định
thành lập, kiện toàn Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để tổ chức thực hiện giải
quyết thủ tục hành chính theo cơ chế cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Quyết
định cử cán bộ, công chức viên chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả.
- Việc niêm yết
công khai thủ tục hành chính, việc bố trí công chức trực tiếp làm việc tại Bộ
phận Một cửa. Việc ban hành quy chế quy định quy trình tiếp nhận, chuyển hồ sơ,
xử lý, trình ký, trả lại bộ phận một cửa; trách nhiệm của các bộ phận, cơ quan
liên quan trong thực hiện cơ chế một cửa; trách nhiệm của cán bộ, công chức làm
việc ở bộ phận một cửa. Việc bố trí số lượng cán bộ, công chức làm việc tại bộ
phận một cửa. Việc lập hệ thống sổ sách theo dõi việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết
quả. Việc niêm yết các thủ tục hành chính và quy trình, thời gian giải quyết.
Việc thực hiện chế độ phụ cấp một cửa cho cán bộ làm việc trực tại bộ phận tiếp
nhận và trả kết quả, tình hình trụ sở và cơ sở vật chất tại bộ phận một cửa.
- Kết quả đạt
được, hạn chế, yếu kém, khó khăn trong việc tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, một
cửa liên thông. Công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành có liên quan trong giải
quyết công việc theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
- Việc tiếp nhận,
xử lý những phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động
kinh doanh, đời sống nhân dân đối với những quy định về cơ chế, chính sách, thủ
tục hành chính do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành.
*) Riêng đối với
cấp huyện: Kiểm tra việc thực hiện cơ chế một cửa của UBND các xã, phường, thị
trấn, Đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra ít nhất 30% đơn vị cấp xã thuộc UBND huyện.
2. Hình thức
kiểm tra
1.1. Tự kiểm
tra: Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, chủ động xây dựng kế hoạch, tiến hành
tự kiểm tra tại đơn vị và các đơn vị trực thuộc theo Đề cương báo cáo kiểm tra
nêu tại điểm 1, Mục II, kế hoạch này, gửi báo cáo tự kiểm tra cho đoàn kiểm tra
trước 07 ngày khi đoàn kiểm tra đến làm việc (qua Sở Nội vụ).
2.2. Đoàn kiểm
tra đến làm việc, công bố quyết định kiểm tra, thông báo lịch làm việc; nghiên
cứu hồ sơ, trực tiếp kiểm tra tại đơn vị được kiểm tra và tại một số phòng,
ban, đơn vị trực thuộc; trao đổi và thống nhất với đơn vị được kiểm tra về kết
quả kiểm tra.
III. ĐƠN VỊ KIỂM TRA VÀ THỜI GIAN KIỂM TRA
1. Đơn vị kiểm
tra
- Đợt 1. Kiểm
tra Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Văn
hóa, thể thao và Du lịch, UBND huyện Mộc Châu, UBND huyện Mai Sơn, UBND huyện Bắc
Yên, UBND huyện Phù Yên, UBND huyện Thuận Châu.
- Đợt 2. Kiểm
tra Cục Thuế tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Sở Ngoại Vụ, Sở Y tế, Sở Giáo dục và
Đào tạo, UBND huyện Sông Mã, UBND huyện Quỳnh Nhai, UBND huyện Mường La, UBND
Thành phố Sơn La.
2. Thời gian
kiểm tra
- Đợt 1: Từ
ngày 01 tháng 04 năm 2015 đến hết ngày 31 tháng 5 năm 2015
- Đợt 2:
Từ ngày 01 tháng 8 năm 2015 đến hết ngày 15 tháng 10 năm 2015
Đoàn kiểm tra
sẽ tiến hành kiểm tra trực tiếp tại mỗi đơn vị không quá 4 ngày làm việc, (Đoàn
kiểm tra sẽ có lịch kiểm tra gửi trước các đơn vị được kiểm tra).
3. Mốc kiểm
tra
Từ ngày 01
tháng 01 năm 2014 đến thời điểm Đoàn đến kiểm tra.
IV. KINH PHÍ KIỂM TRA
Thực hiện theo
quy định tại Thông tư số 172/2012/TT-BTC ngày 22 tháng 10 năm 2012 của Bộ Tài
chính Quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm
công tác cải cách hành chính nhà nước; Nghị quyết số 349/2010/NQ-HĐND ngày 10
tháng 12 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La Quy định mức chi công tác
phí, chế độ tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự
nghiệp công lập tỉnh Sơn La và các quy định hiện hành của Nhà nước.
Nguồn kinh phí
bảo đảm cho công tác kiểm tra cải cách hành chính nhà nước năm 2015 lấy từ nguồn
ngân sách chi cho hoạt động cải cách hành chính nhà nước được Ủy ban nhân dân tỉnh
giao cho Sở Nội vụ.
V. THÀNH PHẦN VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA ĐOÀN
KIỂM TRA
1. Thành phần
đoàn kiểm tra CCHC của tỉnh
- Lãnh đạo Sở
Nội vụ - Trưởng đoàn;
- Trưởng phòng
cải cách hành chính - Phó Trưởng đoàn;
- Chuyên viên
phòng cải cách hành chính - Thư ký;
- Đại diện
lãnh đạo, các phòng chức năng của các sở: Tài chính, Tư pháp, Thông tin và Truyền
thông, Khoa học công nghệ, một số sở, ngành có liên quan theo nội dung kiểm tra
- Thành viên;
- Lãnh đạo một
số phòng, ban chuyên môn có liên quan của Sở Nội vụ - Thành viên;
- Mời phóng
viên Báo Sơn La và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh theo dõi đưa tin.
2. Thành phần
đoàn làm việc của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố được kiểm tra
- Đại diện tập
thể lãnh đạo sở, ngành, đại diện lãnh đạo văn phòng Sở và các phòng, ban có
liên quan thuộc sở, ngành, công chức trực tiếp tham mưu thực hiện nhiệm vụ cải
cách hành chính.
- Đại diện tập
thể lãnh đạo huyện, đại diện lãnh đạo phòng Nội vụ, Văn phòng, các phòng, ban
có liên quan, công chức trực tiếp tham mưu thực hiện nhiệm vụ cải cách hành
chính thuộc UBND các huyện, thành phố.
3. Nhiệm vụ của
các thành viên tham gia đoàn kiểm tra
3.1. Thành
viên Sở Nội vụ
- Kiểm tra việc
thực hiện các nội dung được phân công trong kế hoạch của tỉnh.
- Công tác chỉ
đạo, điều hành, công tác kiểm tra công vụ, công tác tuyên truyền cải cách hành
chính, việc thực hiện Đề án cải cách công chức, công vụ của sở, ban, ngành,
UBND các huyện, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn.
- Kiểm tra
tình hình hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
- Kiểm tra việc
thực hiện công tác cải cách tổ chức bộ máy, công tác đào tạo, bồi dưỡng, việc
xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.
- Cập nhật, ghi
chép biên bản kiểm tra, thông báo kết luận kiểm tra trình Trưởng đoàn.
3.2. Thành
viên Sở thông tin và Truyền thông:
- Kiểm tra việc
đưa Cổng thông tin điện tử, đưa phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc vào
hoạt động thường xuyên tại cơ quan, đơn vị.
- Kiểm tra việc
ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động tại các cơ quan, đơn vị.
3.3. Thành
viên Sở Tư pháp: Kiểm tra công tác cải cách thể chế, bao gồm: - Việc ban hành,
rà soát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) của các cơ quan, đơn vị.
- Việc rà
soát, công khai thủ tục hành chính theo quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP
ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Thông
tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07 tháng 02 năm 2014 của Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố,
niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình kết quả thực hiện kiểm soát
thủ tục hành chính; Việc tiếp nhận và xử lý những phản ánh, kiến nghị của cá
nhân, tổ chức về quy định hành chính trên địa bàn tỉnh.
- Trực tiếp kiểm
tra công tác tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính đối với một số lĩnh vực
theo sự phân công của Trưởng đoàn.
3.4. Thành
viên Sở Khoa học và công nghệ:
- Kiểm tra việc
triển khai, thực hiện áp dụng quản lý chất lượng TCVN ISO 9001:2008.
- Kiểm tra quy
trình, thủ tục, công tác đánh giá nội bộ của các cơ quan, đơn vị.
3.5. Thành
viên Sở Tài chính:
- Kiểm tra thực
hiện chế độ tự chủ trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập.
- Kiểm tra việc
thực hiện phân cấp quản lý ngân sách từ huyện đến xã; kiểm tra việc sử dụng
ngân sách xã.
3.6. Thành
viên Đài Phát tranh và Truyền hình, Báo Sơn La, thực hiện công tác tuyên truyền.
Căn cứ các nội
dung của kế hoạch, từng thành viên đoàn kiểm tra có nhiệm vụ kiểm tra theo từng
lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của sở, ngành mình đối với
các cơ quan, đơn vị được kiểm tra.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giao Sở Nội
vụ: Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan thành lập Đoàn kiểm tra cải cách
hành chính của tỉnh năm 2015 với thành phần, số lượng thành viên đảm bảo hoàn
thành nhiệm vụ được giao. Trưng tập cán bộ, công chức tham gia đoàn kiểm tra và
tổ chức cuộc kiểm tra theo kế hoạch này.
- Xây dựng lịch
kiểm tra để thông báo đến các cơ quan, đơn vị được kiểm tra và tổ chức thực hiện
công tác kiểm tra theo kế hoạch.
- Kết thúc mỗi
đợt kiểm tra tổng hợp báo cáo kết quả với UBND tỉnh, tham mưu ban hành văn bản
để chấn chỉnh những tập thể cá nhân chưa chủ động, chưa tích cực trong việc tổ
chức thực hiện nhiệm vụ công tác cải cách hành chính, xử lý hoặc đề xuất, kiến
nghị biện pháp xử lý đối với các sai phạm của cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực
kiểm tra theo thẩm quyền.
2. Giao các sở,
ban, ngành có liên quan phân công lãnh đạo và chuyên viên tham gia Đoàn kiểm
tra công tác cải cách hành chính theo kế hoạch kiểm tra đúng quy định.
3. Các cơ quan,
đơn vị được xác định Đoàn kiểm tra của tỉnh đến kiểm tra trực tiếp có trách nhiệm
chuẩn bị đầy đủ các báo cáo, tài liệu theo yêu cầu của đoàn kiểm tra; bố trí
thành phần làm việc với Đoàn kiểm tra đúng thời gian quy định; tạo điều kiện để
Đoàn kiểm tra hoàn thành tốt nhiệm vụ kiểm tra.
4. Các sở,
ban, ngành, UBND các huyện không thuộc đối tượng Đoàn kiểm tra của tỉnh trực tiếp
đến kiểm tra, căn cứ vào Kế hoạch kiểm tra của UBND tỉnh xây dựng kế hoạch tự
kiểm tra công tác CCHC trong nội bộ cơ quan, đơn vị, địa phương (kể cả cơ quan,
đơn vị trực thuộc), báo cáo kết quả kiểm tra với UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) trước
ngày 25 tháng 3 năm 2015./.