Quyết định 639/QĐ-UBND năm 2016 ban hành Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước, giai đoạn 2016 - 2020 của tỉnh Thừa Thiên Huế

Số hiệu 639/QĐ-UBND
Ngày ban hành 31/03/2016
Ngày có hiệu lực 31/03/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Văn Cao
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 639/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 31 tháng 03 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2016-2020 CỦA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước, giai đoạn 2011-2020; Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 30c/NQ-CP;

Căn cứ Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước, giai đoạn 2016-2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước, giai đoạn 2016-2020 của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Điều 2. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm triển khai, hướng dẫn các phòng, ban, đơn vị trực thuộc, UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn thực hiện Quyết định ban hành Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước, giai đoạn 2016 -2020 của UBND tỉnh.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Hương Trà, thị xã Hương Thủy và thành phố Huế chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
-
Văn phòng Chính phủ;
-
Bộ Nội vụ;
-
Vụ CCHC- Bộ Nội vụ;
-
Cơ quan ĐD Bộ Nội vụ tại Đà Nng;
-
Thường vụ Tỉnh ủy;
-
Thường trực HĐND tỉnh;
-
CT và các PCT UBND tỉnh;
-
Các PCVP và các CV;
-
Lưu: VT, KNNV.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Cao

 

KẾ HOẠCH

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC, GIAI ĐOẠN 2016-2020 CỦA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 639/QĐ-UBND ngày 31 tháng 3 năm 2016 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

Thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ: Số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 về việc ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính (CCHC) nhà nước, giai đoạn 2011-2020, số 76/NQ-CP ngày 13/6/2013 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 30c/NQ-CP và Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch CCHC nhà nước, giai đoạn 2016-2020; kế thừa và phát huy những kinh nghiệm, kết quả đạt được trong công tác CCHC, giai đoạn 2011-2015, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng kế hoạch CCHC, giai đoạn 2016-2020 với những nội dung sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện Chương trình tổng thể CCHC nhà nước, giai đoạn 2011-2020 theo Nghị quyết số 30c/NQ-CP của Chính phủ, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ CCHC nhà nước, trong giai đoạn 2016-2020 tập trung thực hiện các mục tiêu trọng tâm: Cải cách thể chế; xây dựng, nâng cao chất lưng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công; gắn trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan, đơn vị, địa phương và người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong triển khai nhiệm vụ CCHC, ứng dụng công nghệ thông tin và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO; tập trung hoàn chỉnh Đề án Chính quyền điện tử; tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi, minh bạch nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, thu hút đầu tư, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Tiếp tục sắp xếp, tổ chức lại các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn; thẩm quyền giữa tỉnh và các đơn vị, địa phương được phân cấp hợp lý, đảm bảo sự kiểm soát và nâng cao tính chủ động của chính quyền các cấp, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, quyền giám sát của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan nhà nước.

b) Thủ tục hành chính (TTHC) được cải cách cơ bản theo hướng gọn nhẹ, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện; cắt giảm và nâng cao chất lượng TTHC trong tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước, nhất là TTHC liên quan đến người dân và doanh nghiệp; mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân trên 80% đối với TTHC, sự phục vụ của cơ quan hành chính và các dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công cung cấp trên các lĩnh vực y tế, giáo dục.

c) Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, đủ trình độ, năng lực hoàn thành công vụ; 100% cơ quan nhà nước có cơ cấu cán bộ, công chức theo vị trí việc làm. 100% công chức cấp xã vùng đồng bằng và 95% ở vùng miền núi đạt tiêu chuẩn theo chức danh.

d) Có 100% cơ quan hành chính nhà nước từ cấp huyện trở lên cung cấp tất cả các dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3 và 50% dịch vụ trực tuyến mức độ 4 tới tổ chức và cá nhân; 30% hồ sơ thủ tục hành chính được tiếp nhận, giao trả trực tuyến ở mức độ 4. 100% TTHC được tiếp nhận và trả kết quả tại bộ phận một cửa. 100% các huyện, thị xã, thành phố triển khai Đề án một cửa hiện đại.

đ) Hoàn thành việc xây dựng, triển khai mô hình Chính quyền điện tử.

e) Trên 90% các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan hành chính được thực hiện dưới dạng điện tử; 100% cán bộ, công chức sử dụng hệ thống thư điện tử trong công việc; bảo đảm dữ liệu điện tử phục vụ hầu hết các hoạt động trong các cơ quan và ứng dụng chữ ký số.

[...]