Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 6236/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án sưu tầm tài liệu lưu trữ quý, hiếm trên địa bàn thành phố Hà Nội 2015-2020

Số hiệu 6236/QĐ-UBND
Ngày ban hành 26/11/2014
Ngày có hiệu lực 26/11/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Thị Bích Ngọc
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6236/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN SƯU TẦM TÀI LIỆU LƯU TRỮ QUÝ, HIẾM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI (GIAI ĐOẠN 2015 - 2020)

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Lưu trữ số 01/2011/QH13 ngày 11 tháng 11 năm 2011;

Căn cứ Nghị định số 01/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật lưu trữ;

Căn cứ Quyết định số 922/QĐ-BNV ngày 13 tháng 8 năm 2013 của Bộ Nội vụ về phê duyệt Kế hoạch tổng thể thực hiện Đề án “sưu tầm tài liệu lưu trữ quý, hiếm của Việt Nam và về Việt Nam”;

Căn cứ Kế hoạch số 107/KH-UBND ngày 23 tháng 5 năm 2014 của UBND thành phố Hà Nội về việc sưu tầm tài liệu lưu trữ quý hiếm trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2014 - 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 2872/TTr-SNV ngày 06 tháng 11 năm 2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án sưu tầm tài liệu lưu trữ quý, hiếm trên địa bàn thành phố Hà Nội 2015-2020 với các nội dung chủ yếu sau:

I. Mục tiêu, nguyên tắc

1. Mục tiêu

- Sưu tầm tài liệu lưu trữ quý hiếm để bổ sung tài liệu lưu trữ quý, hiếm cho Phông Lưu trữ thành phố Hà Nội, nhằm đáp ứng yêu cầu sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của thành phố Hà Nội;

- Đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của cơ quan, tổ chức và nhân dân; Bảo tồn và phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ quý, hiếm - một bộ phận di sản quý giá của dân tộc;

- Giúp cho các tổ chức, cá nhân, gia đình, dòng họ hiểu rõ hơn về giá trị kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội tiêu biểu của tài liệu lưu trữ quý, hiếm.

2. Nguyên tắc

- Các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị ở địa phương thực hiện việc sưu tầm, chỉnh lý, đánh giá, bảo quản và giao nộp tài liệu có giá trị lịch sử theo đúng các quy định của pháp luật về lưu trữ;

- Phát huy tinh thần tự bảo quản, kê khai, tự nguyện giao nộp, hiến tặng, chuyển nhượng, ký gửi tài liệu quý, hiếm cho các cơ quan nhà nước có chức năng lưu trữ tài liệu lịch sử đối với các tài liệu có giá trị đang được lưu giữ trong cộng đồng dân cư, nơi thờ tự, trong tổ chức và cá nhân;

- Cơ quan lưu trữ các cấp có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ về kỹ thuật bảo quản đối với các tài liệu do cá nhân, tổ chức tự bảo quản.

II. Nội dung

1. Xác định nguồn tài liệu lưu trữ có giá trị lịch sử, tài liệu quý, hiếm

Tài liệu lưu trữ có giá trị lịch sử, tài liệu lưu trữ quý, hiếm cần sưu tầm được xác định từ các nguồn sau:

- Từ các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, bao gồm: bảo tàng, thư viện, lưu trữ, phòng truyền thống, nhà văn hóa, cơ sở thờ tự (đình, chùa, đền, nhà thờ họ…), tổ chức kinh tế phi nhà nước;

- Từ các cá nhân, gia đình, dòng họ, bao gồm: Nhà hoạt động chính trị, hoạt động chính trị - xã hội tiêu biểu có nhiều cống hiến cho đất nước, cho địa phương; cá nhân đạt giải thưởng cấp Nhà nước và quốc tế; Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; Nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ, nhà báo, cá nhân nổi tiếng hoạt động trong lĩnh vực như sân khấu, điện ảnh, nhiếp ảnh, hội họa, âm nhạc, lịch sử, văn học; gia đình, dòng họ có nhiều dấu ấn trong lịch sử; cá nhân, gia đình, dòng họ lưu giữ được tài liệu có giá trị.

2. Xây dựng tiêu chí xác định tài liệu quý, hiếm

Để xác định, phân loại tài liệu cần dựa trên các tiêu chí sau:

a) Về nội dung của tài liệu.

[...]