KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ
TIÊU, NHIỆM VỤ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 37/NQ-QH13 NGÀY 23 THÁNG
11 NĂM 2012 CỦA QUỐC HỘI KHÓA XIII VÀ QUYẾT ĐỊNH SỐ 316/QĐ-TTG, NGÀY 07 THÁNG
02 NĂM 2013 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH THỰC HIỆN NGHỊ
QUYẾT CỦA QUỐC HỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 603/QĐ-BTP ngày
18/3/2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
Tại Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIII, ngày 23/11/2012, Quốc
hội đã thông qua Nghị quyết số 37/NQ-QH13 về công tác phòng ngừa, chống vi phạm
pháp luật và tội phạm, công tác của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, của Tòa án
nhân dân tối cao và công tác thi hành án năm 2013. Ngày 07/02/2013, Thủ tướng
Chính phủ đã có Quyết định về việc ban hành Chương trình thực hiện Nghị quyết
nêu trên của Quốc hội (Quyết định số 316/QĐ-TTg). Đây là lần đầu tiên Quốc hội
thông qua Nghị quyết về công tác Tư pháp, trong đó có công tác thi hành án dân
sự. Bên cạnh việc ghi nhận những kết quả đạt được, đánh giá làm rõ những hạn chế,
tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại, Nghị quyết của Quốc hội đã
xác định một số chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác thi hành án dân sự năm 2013, trong
đó, đã đề ra chỉ tiêu cụ thể về việc ra quyết định thi hành án, tỷ lệ thi hành
án xong, phân loại án, một số vấn đề liên quan đến công tác củng cố, kiện toàn
tổ chức cán bộ.
Để triển khai thực hiện các chỉ
tiêu nhiệm vụ thi hành án dân sự đã được xác định trong Nghị quyết, thực hiện
các nhiệm vụ, giải pháp trong Chương trình thực hiện Nghị quyết của Quốc hội do
Thủ tướng Chính phủ ban hành, Bộ Tư pháp xây dựng Kế hoạch triển khai Nghị quyết, Chương trình với
những nội dung sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Triển khai, tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số
37/NQ-QH13, Chương trình thực hiện Nghị quyết
của Quốc hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành và phấn đấu hoàn
thành vượt mức chỉ tiêu, nhiệm vụ thi hành án dân sự năm 2013; củng cố kiện
toàn tổ chức cán bộ, bảo đảm đủ biên chế, cơ sở vật chất, kinh phí và các điều
kiện khác đối với công tác thi hành án dân sự; phát huy có hiệu quả công tác phối
hợp trong lĩnh vực thi hành án dân sự; khắc phục những tồn tại hạn chế, những vi phạm, thiếu sót trong công tác thi hành
án dân sự.
2. Xác định rõ nhiệm vụ, giải pháp, phân công trách nhiệm cụ
thể và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị; đề cao tính chủ động của các
cơ quan, đơn vị chủ trì, nhất là của Bộ Tư pháp và các cơ quan Thi hành án dân
sự; bảo đảm sự chỉ đạo tập trung, thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ trong triển
khai thực Nghị quyết; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và thực hiện sơ kết, tổng
kết, báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết, Chương trình.
II. NỘI DUNG
1. Các chỉ tiêu, nhiệm vụ
xác định trong Nghị quyết của Quốc hội, Chương trình thực hiện Nghị quyết của Quốc hội do Thủ tướng Chính
phủ ban hành:
1.1. Ra quyết định thi hành án đúng thời hạn đối với 100%
các bản án, quyết định về dân sự đã có hiệu lực pháp luật theo đúng quy định của
pháp luật.
1.2. Xác minh, phân loại án dân sự có điều kiện và chưa có điều
kiện thi hành bảo đảm chính xác, đúng pháp luật.
1.3. Năm 2013, thi hành án dân sự xong đạt trên 88% về việc,
trên 77% về tiền so với số có điều kiện thi hành.
1.4. Cơ bản khắc phục tình trạng vi phạm pháp luật trong hoạt
động thi hành án dân sự.
1.5. Bên cạnh các chỉ tiêu, nhiệm vụ cơ bản nêu trên, Nghị
quyết còn đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp khác liên quan đến công tác tổ chức
cán bộ, bảo đảm nguồn lực về tài chính và các điều kiện bảo đảm khác đối với
công tác thi hành án dân sự.
2. Các giải pháp cụ thể
Về giải pháp,
Bộ Tư pháp xác định giải pháp mang tính đột phá trong việc thực hiện các chỉ
tiêu nhiệm vụ về thi hành án dân sự đã được xác định trong Nghị quyết là việc
giao chỉ tiêu cụ thể cho các cơ quan Thi hành án dân sự trong cả nước, do đó,
ngày 28/12/2012, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký Quyết định số 3955/QĐ-BTP giao chỉ
tiêu cho Tổng cục Thi hành án dân sự; chỉ đạo Tổng cục giao chỉ tiêu cho các Cục,
Cục giao chỉ tiêu cụ thể cho các Chi cục và từng Chấp hành viên, đồng thời, tập
trung đôn đốc, tăng cường kiểm tra, đề cao trách nhiệm người đứng đầu và Chấp
hành viên trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
Cùng với việc tập trung thực hiện giải
pháp mang tính đột phá nêu trên, Bộ Tư pháp xác định phải triển khai đồng bộ
các giải pháp cơ bản sau đây:
2.1. Về thể chế
- Tập trung hoàn thiện và trình Quốc hội
thông qua Nghị quyết về việc miễn thi hành án đối với các khoản thu cho ngân
sách nhà nước không có điều kiện thi hành.
+ Đơn vị thực hiện: Tổng cục Thi hành án dân sự
+ Đơn vị phối hợp: Vụ các vấn đề chung về xây dựng pháp luật;
Văn phòng Bộ; các đơn vị trong và ngoài Bộ có liên quan.
+ Thời gian thực hiện: trình Quốc hội tại
kỳ họp thứ 5.
- Xây dựng Đề án sửa đổi, bổ sung Luật
Thi hành án dân sự năm 2008; sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn thi hành Luật:
Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật THADS về thủ tục thi hành án dân sự; Nghị định số
61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa
phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh; Đề án cơ chế đặc thù
trong phân bổ ngân sách cho khối thi hành án dân sự; Đề án nghiên cứu tổ chức, hoạt động của cơ quan Thi hành án
dân sự cấp huyện trong điều kiện thành lập Tòa án sơ thẩm khu vực; Đề án thống nhất quản lý công tác thi hành án;
nghiên cứu, xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định của Thủ tướng
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu, tổ chức của Tổng cục
Thi hành án dân sự và các văn bản, đề án khác hướng dẫn thi hành Luật thi hành
án dân sự (có kế hoạch chi tiết).
+ Đơn vị thực hiện: Tổng cục Thi hành án
dân sự.
+ Đơn vị phối hợp: Các Bộ, ngành liên
quan; các đơn vị thuộc Bộ.
+ Thời gian thực hiện: Quý II-III/2013.
- Hoàn thiện Đề án mở rộng địa bàn
thí điểm chế định Thừa phát lại, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và triển
khai thực hiện.
+ Đơn vị thực hiện: Tổng cục Thi hành án dân sự
+ Đơn vị phối hợp: Các Bộ, ngành liên quan; các đơn vị thuộc
Bộ.
+ Thời gian thực hiện: Quý I/2013.
- Hoàn thiện Quy chế phối hợp
liên ngành trong thi hành án dân sự giữa Bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân tối
cao, Tòa án nhân dân tối cao.
+ Đơn vị thực hiện: Tổng cục Thi hành án dân sự.
+ Đơn vị phối hợp: Các đơn vị thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao và các đơn vị có
liên quan thuộc Bộ.
+ Thời gian thực hiện: Quý I/2013.
- Hoàn thiện Thông tư liên tịch
giữa Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Viện Kiểm sát nhân
dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao về lãi suất chậm thi hành án.
+ Đơn vị thực hiện: Tổng cục Thi hành án dân sự.
+ Đơn vị phối hợp: Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao
và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ.
+ Thời gian thực hiện: Quý II/2013.
2.2. Về công tác quản lý, chỉ đạo điều hành
- Chỉ đạo các cơ quan Thi hành án dân sự địa phương tham mưu
giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quán triệt và chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số
37/NQ-QH13, Chương trình thực hiện Nghị quyết của Quốc hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
+ Đơn vị thực hiện: Tổng cục Thi hành án dân sự
+ Đơn vị phối hợp: UBND các cấp, Cục Thi hành án dân sự
+ Thời gian thực hiện: Quý I/2013.
- Chỉ đạo
Tổng cục giao chỉ tiêu cho các Cục, Cục giao chỉ tiêu cụ thể cho các Chi cục và
từng Chấp hành viên, đồng thời, tập trung đôn đốc, tăng cường kiểm tra, đề cao
trách nhiệm người đứng đầu và Chấp hành viên trong thực hiện nhiệm vụ được
giao.
+ Đơn vị thực hiện: Tổng cục Thi hành án dân sự, các cơ quan
Thi hành án dân sự địa phương.
+ Thời gian thực hiện: Quý I/2013
- Chỉ đạo các cơ quan Thi hành án dân sự tổng kết, đánh
giá công tác năm 2012 và triển khai kế hoạch công tác năm 2013.
+ Đơn vị thực hiện: Tổng cục Thi hành án dân sự, các cơ
quan Thi hành án dân sự địa phương.
+ Đơn vị phối hợp: UBND các
cấp; các đơn vị trong và ngoài Bộ có liên quan.
+ Thời gian thực hiện: Đã thực hiện (Tháng 01/2013).
- Chỉ đạo các đơn vị thuộc Tổng cục, các Cục và chi cục
Thi hành án dân sự tổ chức thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, trong đó,
chú trọng tổ chức thực hiện có hiệu quả chỉ tiêu thi hành án về việc về tiền;
thi hành dứt điểm các vụ việc có điều kiện thi hành, nhất là các vụ việc có giá
trị lớn; án phức tạp, những địa phương có lượng án nhiều.
+ Đơn vị thực hiện: Tổng cục Thi hành án dân sự.
+ Đơn vị phối hợp: UBND các
cấp, các Cục THADS.
+ Thời gian thực hiện: Cả năm 2013.
-
Chỉ đạo thực hiện tốt công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi
hành án dân sự, nhất là những vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài, gây
bức xúc trong nhân dân.
+ Đơn vị thực hiện: Tổng cục Thi hành án dân sự.
+ Thời gian thực hiện: Cả năm 2013.
- Phối hợp với các cơ quan,
đơn vị có liên quan để thống nhất về cách tính và thời điểm lấy số liệu thống
kê, báo cáo, bảo đảm cho công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, nhất là việc báo
cáo kết quả thi hành án được kịp thời, chính xác về số liệu.
+ Đơn vị thực hiện: Tổng cục Thi
hành án dân sự.
+ Đơn vị phối hợp: Viện Kiểm sát
nhân dân các cấp; HĐND cấp tỉnh, cấp huyện.
+ Thời gian thực hiện: Năm 2013.
- Nghiên cứu những khó khăn, vướng mắc,
bất cập về nghiệp vụ, trên cơ sở đó kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ chung trong
toàn Ngành (đề xuất sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật có liên quan hoặc
ban hành văn bản hướng dẫn chung).
+ Đơn vị thực hiện: Tổng cục Thi hành án
dân sự.
+ Đơn vị phối hợp: Vụ 10 của Viện Kiểm
sát nhân dân tối cao; các đơn vị có liên quan ở trong và ngoài Bộ.
+ Thời gian thực hiện: Quý I/2013.
- Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân các cấp
tăng cường công tác kiểm sát, đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp,
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tăng cường giám sát hoạt động thi hành án dân sự.
+ Đơn vị thực hiện: Tổng cục Thi hành án
dân sự, Cục Thi hành án dân sự địa phương.
+ Đơn vị phối hợp: Viện Kiểm sát nhân
dân các cấp (thực hiện việc kiểm sát), Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp,
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (thực hiện việc giám sát).
- Chỉ đạo khắc phục những vi phạm về
chuyên môn, nghiệp vụ qua kiểm tra, thanh tra, kiểm sát, giám sát.
+ Đơn vị thực hiện: Tổng cục Thi hành án
dân sự, các cơ quan Thi hành án dân sự địa phương.
+ Đơn vị phối hợp: Thanh tra Bộ, Viện Kiểm
sát nhân dân các cấp, Hội đồng nhân dân, UBND các cấp, Đoàn Đại biểu Quốc hội,
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
+ Thời gian thực hiện: Cả năm 2013.
- Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc phân
loại án và việc thực hiện chỉ tiêu,
nhiệm vụ thi hành án, quy trình nghiệp vụ về thi hành án dân sự.
+ Đơn vị thực hiện: Tổng cục Thi hành án
dân sự, Cục Thi hành án dân sự địa phương (kiểm tra); Thanh tra Bộ (thực hiện
nhiệm vụ thanh tra).
+ Thời gian thực hiện: Năm 2013.
- Chỉ đạo triển khai Kết luận liên ngành
số 60/KL-BTP-VKSNDTC ngày 04/01/2013 giữa Bộ Tư pháp và Viện Kiểm sát nhân dân
tối cao về phối hợp trong công tác thi hành dân sự.
+ Đơn vị thực hiện: Tổng cục Thi hành án
dân sự, các cơ quan Thi hành án dân sự địa phương.
+ Đơn vị phối hợp: Viện Kiểm sát nhân
dân các cấp.
+ Thời gian thực hiện: Quý I/2013.
2.3. Về công tác tổ chức cán bộ
- Xây
dựng kế hoạch và tổ chức triển khai Nghị quyết chuyên đề của ban Cán sự Đảng Bộ
Tư pháp về công tác tổ chức cán bộ của ngành Thi hành án dân sự.
+ Đơn vị thực hiện: Tổng cục Thi
hành án dân sự.
+ Đơn vị phối hợp: Các đơn vị có
liên quan trong và ngoài Bộ.
+ Thời gian thực hiện: Quý I/2013.
- Hoàn thiện “Đề án xác định vị trí việc làm trong hệ
thống thi hành án dân sự giai đoạn 2013 - 2015”.
+ Đơn vị thực hiện: Tổng cục Thi
hành án dân sự.
+ Đơn vị phối hợp: Các đơn vị có
liên quan trong và ngoài Bộ.
+ Thời gian thực hiện: Quý IV/2013.
- Củng
cố tổ chức bộ máy cán bộ tại Tổng cục và các cơ quan Thi hành án dân sự địa
phương, kiện toàn cán bộ quản lý, cán bộ pháp lý đủ về số lượng và bảo đảm về
chất lượng. Tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác tuyển dụng cán bộ.
+ Đơn vị thực hiện: Tổng cục Thi
hành án dân sự.
+ Đơn vị phối hợp: Vụ Tổ chức cán
bộ của Bộ Tư pháp; cấp Ủy, chính quyền các cấp.
+ Thời gian thực hiện: Cả năm 2013.
- Tổ
chức thi tuyển vào ngạch Chấp hành viên sơ cấp; Thi nâng
ngạch Chấp hành viên trung cấp, Chấp hành viên cao cấp, Thẩm tra viên chính, Thẩm
tra viên cao cấp.
+ Đơn
vị thực hiện: Tổng cục Thi hành án dân sự.
+ Đơn
vị phối hợp: Vụ Tổ chức cán bộ của Bộ Tư pháp; Bộ Nội vụ.
+ Thời gian thực hiện: Quý IV/2013.
- Đổi mới công
tác đào tạo, đào tạo lại, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, giáo dục chính trị, phẩm
chất đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ công chức, trong đó có đào tạo nguồn Chấp
hành viên, đào tạo, bồi dưỡng có trọng điểm theo từng chức danh.
+ Đơn vị thực
hiện: Học viện Tư pháp.
+ Đơn vị phối hợp:
Tổng cục Thi hành án dân sự.
+ Thời gian thực hiện:
Theo Kế hoạch.
- Tăng cường
chấn chỉnh kỷ cương kỷ luật công vụ, thường xuyên kiểm tra, thanh tra nội bộ
trong hệ thống Thi hành án dân sự, kịp
thời phát hiện và xử lý nghiêm các sai phạm, tiêu cực.
+ Đơn vị thực
hiện: Tổng cục Thi hành án dân sự.
+ Đơn vị phối
hợp: Vụ Tổ chức cán bộ, Thanh Tra Bộ.
+ Thời gian thực
hiện: Đã thực hiện (có văn bản quán triệt, chỉ đạo chung).
2.4. Về đầu tư xây dựng cơ bản, trang
thiết bị làm việc và bố trí kinh phí
- Triển khai
có hiệu quả Quyết định 1984/QĐ-TTg
ngày 29/10/2010 về việc phê duyệt Đề án “Đầu tư trang
thiết bị, phương tiện làm việc cho các cơ quan Thi hành án dân sự giai đoạn
2011-2015; Quyết định số 440/QĐ-TTg ngày 24/3/2011 về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng trụ sở, kho vật chứng cho các cơ quan
Thi hành án dân sự và xây dựng các cơ sở đào tạo thuộc Bộ Tư pháp theo Nghị quyết
49-NQ/TW giai đoạn 2011- 2015”; Quyết
định số 275/QĐ-TTg ngày 04/02/2013 về việc điều chỉnh bổ sung Quyết định số
440/QĐ-TTg ngày 24/3/2011 về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng trụ sở, kho vật chứng
cho các cơ quan Thi hành án dân sự và xây dựng các cơ sở đào tạo thuộc Bộ Tư
pháp theo Nghị quyết số 49-NQ/TW giai đoạn 2011-2015”.
+ Đơn vị thực hiện: Tổng cục Thi hành án
dân sự (trong phạm vi được phân cấp theo quy định).
+ Đơn vị phối hợp: Vụ Kế hoạch - Tài
chính của Bộ Tư pháp.
+ Thời gian thực hiện: Theo Kế hoạch.
- Phối hợp với Bộ Tài chính có Công văn
đề nghị UBND các địa phương bố trí kinh phí hoạt động cho các cơ quan THADS, bảo
đảm ngân sách cho hoạt động thường xuyên của các cơ quan Thi hành án dân sự tại
địa phương.
+ Đơn vị thực hiện: Vụ Kế hoạch - Tài
chính của Bộ Tư pháp.
+ Đơn vị phối hợp: Các đơn vị có liên
quan trong và ngoài Bộ.
+ Thời gian thực hiện: Đã thực hiện.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Tổng cục Thi hành án dân sự giúp Lãnh
đạo Bộ Tư pháp theo dõi, đôn đốc thực hiện Kế hoạch; định kỳ báo cáo tình hình,
kết quả thực hiện với Lãnh đạo Bộ.
2. Các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp
(Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, Viện Khoa học pháp lý, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ
Tổ chức cán bộ, Học viện Tư pháp), trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao,
phối hợp với Tổng cục Thi hành án dân sự tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch
này. Định kỳ hàng quý, 6 tháng, 1 năm có báo cáo, đánh giá kết quả việc thực hiện
Nghị quyết số 37/NQ-QH13, Chương trình thực hiện Nghị quyết của Quốc hội do Thủ
tướng Chính phủ ban hành và Kế hoạch này gửi Bộ Tư pháp (qua Tổng cục Thi hành
án dân sự) để tập hợp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền. Thời gian thống kê số liệu
báo cáo thực hiện theo quy định của Bộ.
3. Cục Thi hành án dân sự các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương chủ động tham mưu, giúp UBND cùng cấp tổ chức
quán triệt và chỉ đạo thực hiện Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 37/NQ-QH13,
Chương trình thực hiện Nghị quyết của Quốc hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành,
nhất là tổ chức thực hiện chỉ tiêu thi hành án dân sự năm 2013 và chỉ đạo tổ chức
thi hành đối với những vụ án lớn, phức tạp và chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có
liên quan thuộc UBND thực hiện tốt công tác phối hợp trong thi hành án dân sự;
tổ chức kiểm tra hoặc phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra việc thực hiện kết
luận của Ban chỉ đạo thi hành án dân sự, ý kiến của UBND về chỉ đạo phối hợp
trong thi hành án dân sự và cưỡng chế thi hành án, phối hợp xử lý kịp thời đối
với những vi phạm pháp luật về thi hành án dân sự.
4. Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng và
các cơ quan Thi hành án dân sự trong Quân đội chủ động triển khai thực hiện các
chỉ tiêu, nhiệm vụ theo đúng yêu cầu của Nghị quyết; tiếp tục hoàn thiện thể chế,
bố trí biên chế, bảo đảm kinh phí cho hoạt động thi hành án dân sự trong quân đội.
5. Kinh phí và các điều kiện bảo đảm
khác
- Tổng cục
Thi hành án dân sự có trách nhiệm xây dựng dự toán kinh phí gửi Vụ
Kế hoạch - Tài chính của Bộ Tư pháp thẩm định, bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước phục vụ việc triển khai Kế hoạch thực hiện Nghị
quyết, Chương trình thực hiện Nghị
quyết của Quốc hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
- Tổng cục
Thi hành án dân sự trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, bố trí các nguồn
lực khác, bảo đảm thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này.
Trên đây
là Kế hoạch triển khai các chỉ tiêu, nhiệm vụ thi hành án dân sự theo Nghị quyết
số 37/NQ-QH13 của Quốc hội và Chương trình thực hiện Nghị quyết của Quốc hội do
Thủ tướng Chính phủ ban hành, Tổng cục Thi hành án dân sự, các cơ quan Thi hành
án dân sự địa phương, các cơ quan, đơn vị có liên quan khẩn trương tổ chức thực
hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện,
nếu có vướng mắc, đề nghị báo cáo về Bộ Tư pháp (qua Tổng cục Thi hành án dân sự)
để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, giải quyết./.