Quyết định 2057/QĐ-BTP năm 2018 về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 31-NQ/BCSĐ về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ trọng tâm thi hành án dân sự, thi hành án hành chính giai đoạn 2018-2021 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành

Số hiệu 2057/QĐ-BTP
Ngày ban hành 26/07/2018
Ngày có hiệu lực 26/07/2018
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Tư pháp
Người ký Trần Tiến Dũng
Lĩnh vực Thủ tục Tố tụng

BỘ TƯ PHÁP
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2057/QĐ-BTP

Hà Nội, ngày 26 tháng 7 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 31-NQ/BCSĐ NGÀY 05 THÁNG 4 NĂM 2018 CỦA BAN CÁN SỰ ĐẢNG BỘ TƯ PHÁP VỀ LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM THI HÀNH ÁN DÂN SỰ, THI HÀNH ÁN HÀNH CHÍNH GIAI ĐOẠN 2018-2021

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

Căn cứ Nghị quyết số 31-NQ/BCSĐ ngày 05/4/2018 của Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp về lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm thi hành án dân sự, thi hành án hành chính giai đoạn 2018-2021;

Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16/ 8/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Quyết định số 61/2014/QĐ-TTg ngày 30/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thi hành án dân sự trực thuộc Bộ Tư pháp;

Căn cứ Quyết định số 760/QĐ-BTP ngày 18/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc phân công công tác của Bộ trưởng và các Thứ trưởng;

Xét đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch của Bộ Tư pháp thực hiện Nghị quyết số 31-NQ/BCSĐ ngày 05/4/2018 của Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp về lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm thi hành án dân sự, thi hành án hành chính giai đoạn 2018-2021.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Cấp ủy, chính quyền địa phương, Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện Quyết định này.

Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Quyết định này; phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ; chỉ đạo Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao theo Quyết định này; kịp thời báo cáo và kiến nghị với Bộ trưởng về các khó khăn, vướng mắc và các biện pháp cần thiết để bảo đảm Quyết định được thực hiện đầy đủ, hiệu quả, đồng bộ và đúng tiến độ./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3 (để thực hiện);
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- PTTg TT CP Trương Hòa Bình (để báo cáo);
- Bộ Nội vụ (để biết);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để chỉ đạo thực hiện);
- Cục CNTT (để đăng Cổng thông tin điện tử);
- Lưu: VT, TCTHADS.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Tiến Dũng

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 31-NQ/BCSĐ NGÀY 05 THÁNG 4 NĂM 2018 CỦA BAN CÁN SỰ ĐẢNG BỘ TƯ PHÁP VỀ LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM THI HÀNH ÁN DÂN SỰ, THI HÀNH ÁN HÀNH CHÍNH GIAI ĐOẠN 2018-2021
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2057/QĐ-BTP ngày 26/7/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Quán triệt triển khai toàn diện, hiệu quả các nội dung của Nghị quyết số 31-NQ/BCSĐ ngày 05/4/2018 của Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp về lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm thi hành án dân sự, thi hành án hành chính giai đoạn 2018-2021.

2. Xác định nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể đối với từng đơn vị thuộc Bộ; tạo chuyển biến tích cực, mạnh mẽ trong thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm thi hành án dân sự, thi hành án hành chính giai đoạn 2018-2021; tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết.

3. Các đơn vị chủ động tổ chức thực hiện một cách đồng bộ, toàn diện, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm thi hành án dân sự, thi hành án hành chính giai đoạn 2018-2021.

II. NHIỆM VỤ

1. Các nhiệm vụ chủ yếu

1.1. Quán triệt, tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả những chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước trong hoạt động thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, đặc biệt là các Nghị quyết như: Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII , Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 56/2017/QH14 ngày 24/11/2017, gắn với Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị; các Nghị quyết, chỉ đạo của Bộ Tư pháp, các văn bản, chỉ đạo của Tổng cục Thi hành án dân sự, qua đó tiếp tục xây dựng các cơ quan thi hành án dân sự trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao mức độ tín nhiệm của nền kinh tế.

1.2. Tiếp tục hoàn thiện thể chế về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Tư pháp, cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong tổ chức thi hành pháp luật thi hành án dân sự, thi hành án hành chính. Tổ chức thi hành nghiêm túc các văn bản pháp luật về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính và các văn bản pháp luật có liên quan đến quá trình thi hành án, kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thi hành.

1.3. Hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ thi hành án dân sự, thi hành án hành chính theo Nghị quyết số 111/2015/QH13 ngày 27/11/2015, Nghị quyết về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của Chính phủ và Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 06/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác thi hành án dân sự.

1.4. Tiếp tục hoàn thiện quy trình, quy chế nội bộ về công tác cán bộ; thực hiện tốt công tác cán bộ, tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống Thi hành án dân sự, bảo đảm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao. Chú trọng công tác bố trí, sử dụng cán bộ; xây dựng và thực hiện tốt cơ chế phân công lao động, cơ cấu vị trí việc làm và các ngạch công chức trong hoạt động thi hành án. Nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ, gắn đào tạo với sử dụng cán bộ. Làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ; tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; nâng cao đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động thi hành án.

[...]