UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
58/2008/QĐ-UBND
|
Hải
Dương, ngày 11 tháng 12 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH MỘT SỐ CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI, KHUYẾN KHÍCH ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG, KINH DOANH KHAI THÁC CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 29/11/2005;
Căn cứ Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển
và quản lý chợ;
Căn cứ Thông báo số 915- TB/TU ngày 02/12/2008 Ý kiến của Ban Thường vụ Tỉnh ủy
về Quy định chính sách ưu đãi đầu tư xây dựng, kinh doanh và khai thác chợ trên
địa bàn tỉnh Hải Dương;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại tờ trình số 57/TTr- SCT ngày
10/12/2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định một số chính
sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư xây dựng, kinh doanh khai thác chợ trên địa
bàn tỉnh Hải Dương.
Điều 2.
Giao Sở Công Thương chủ trì phối hợp với các Sở, ngành,
đơn vị có liên quan phổ biến, hướng dẫn, triển khai Quy định này theo quy định
hiện hành.
Điều 3.
Quyết định có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày
ký. Các qui định trước đây trái với qui định của Quyết định này đều bãi bỏ.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám
đốc các Sở: Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường,
Xây dựng, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh, Giám đốc Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh; Chủ tịch
UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các Sở, ngành, đơn vị liên quan căn cứ
quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Bộ Công Thương;
- Thường trực Tỉnh uỷ;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Cục Kiểm tra văn bản- Bộ Tư pháp;
- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh;
- Trung tâm Công báo;
- Như điều 3;
- Lưu: VP, Thụy.
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Phan Nhật Bình
|
QUY ĐỊNH
MỘT SỐ CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI, KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG, KINH
DOANH KHAI THÁC CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 58/2008/QĐ-UBND ngày 11/12/2008 của Uỷ ban
nhân dân tỉnh Hải Dương)
Chương I.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối
tượng áp dụng
Đối tượng được hưởng ưu đãi khuyến
khích đầu tư tại Quy định này là Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn và các tổ chức,
cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế có Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của
pháp luật Việt Nam (sau đây gọi tắt là Nhà đầu tư) trực tiếp đầu tư hoặc tham gia góp vốn đầu tư,
xây dựng kinh doanh khai thác chợ hoạt động theo mô hình doanh nghiệp hoặc hợp
tác xã kinh doanh khai thác chợ trên địa bàn
tỉnh Hải Dương.
Điều 2. Phạm
vi điều chỉnh
Quy định này chỉ áp dụng cho các hoạt động đầu tư xây dựng chợ loại 3
bao gồm: Đầu tư xây dựng mới; cải tạo, nâng cấp các chợ đang hoạt động (kể cả
chợ hoa cây cảnh và chợ hàng thủ công mỹ nghệ) theo quy định tại Nghị định số
02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển, quản lý chợ
và phù hợp với quy hoạch mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Điều 3. Giải
thích từ ngữ
1. Chợ loại 3: Là chợ có
dưới 200 điểm kinh doanh hoặc các chợ chưa được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc
bán kiên cố theo quy hoạch, chủ yếu phục vụ nhu cầu mua bán hàng hoá của nhân
dân trong xã, phường và địa bàn phụ cận.
2. Điểm kinh doanh tại chợ: Bao
gồm quầy hàng, sạp hàng, kiốt, cửa hàng được bố trí cố định trong phạm vi chợ
theo thiết kế xây dựng chợ, có diện tích quy chuẩn tối thiểu là 3m2/điểm
kinh doanh.
3. Phạm vi chợ: Là khu vực
được quy hoạch dành cho hoạt động chợ, bao gồm diện tích để bố trí các điểm
kinh doanh, khu vực dịch vụ như: Bãi để xe, kho hàng, khu ăn uống, vui chơi giải
trí, các dịch vụ khác và đường bao quanh chợ.
Điều 4. Điều
kiện được hưởng chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư xây dựng chợ
Các dự án xây dựng mới, cải tạo,
nâng cấp chợ được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư khi có đủ các điều kiện:
- Dự án đầu tư được cấp có thẩm
quyền phê duyệt;
- Là chợ đã được quy hoạch trong
mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh và hoạt động theo mô hình doanh nghiệp hoặc hợp
tác xã kinh doanh khai thác chợ;
- Đối với các chợ không thuộc
quyền quản lý của các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh khai thác chợ mà Uỷ
ban nhân dân xã hoặc Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố có nhu cầu đầu tư mới, cải
tạo, nâng cấp thì Uỷ ban nhân dân xã hoặc Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố, làm
chủ đầu tư và lập dự án đầu tư trình cấp có thẩm quyền quyết định.
Chương II.
CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI, KHUYẾN
KHÍCH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CHỢ
Điều 5. Đầu
tư xây dựng mới, cải tạo nâng cấp chợ
Ngân sách tỉnh hỗ trợ kinh phí để
đầu tư xây dựng (xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp) hạ tầng kỹ thuật chợ loại 3
như sau: Hỗ trợ 40% kinh phí so với tổng vốn đầu tư để đầu tư xây dựng hạ
tầng kỹ thuật chợ trong tường rào bao gồm: Tôn san nền, xây tường rào, hệ thống
cấp điện, cấp thoát nước.
Chương
III.
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ, KINH
DOANH, KHAI THÁC CHỢ
Điều 6. Quản
lý đầu tư
Uỷ ban nhân dân xã, doanh nghiệp
hoặc hợp tác xã đầu tư xây dựng chợ có trách nhiệm:
1. Thực hiện đúng các quy định của
Nhà nước và Uỷ ban nhân dân tỉnh về trình tự, thủ tục đầu tư và quản lý đầu tư
xây dựng cơ bản.
2. Sử dụng đất đúng mục đích sau
khi được giao.
3. Đảm bảo đủ vốn để thực hiện dự
án xây dựng đồng bộ các hạng mục công trình chợ, bao gồm: Các kiốt, sạp hàng,
quầy hàng, sân, tường rào, đường điện, đường giao thông trong chợ, công trình vệ
sinh, bãi để xe, công trình hạ tầng trong hàng rào và các hạng mục khác...
Điều 7. Quản
lý hoạt động kinh doanh khai thác chợ
Uỷ ban nhân dân xã, doanh nghiệp
hoặc hợp tác xã quản lý, kinh doanh khai thác chợ có trách nhiệm:
- Xây dựng tổ chức bộ máy quản
lý chợ. Thực hiện chế độ tài chính theo các quy định hiện hành của nhà nước về
quản lý kinh doanh khai thác chợ;
- Làm thủ tục ký hợp đồng cho
thuê diện tích gian hàng và sắp xếp chỗ ngồi kinh doanh theo quy hoạch từng
ngành hàng trong chợ;
- Xây dựng nội quy chợ trình cấp
thẩm quyền phê duyệt và quản lý việc kinh doanh theo đúng nội quy đã quy định;
- Thực hiện đầy đủ các quy định
về an ninh trật tự, bảo vệ môi trường và an toàn vệ sinh trong chợ;
- Được thu phí, lệ phí chợ theo
quy định.
Điều 8. Ưu
đãi đối với các dự án đầu tư, kinh doanh và khai thác chợ theo hình thức BOT (
Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao)
Nhà đầu tư có Giấy chứng nhận đầu
tư theo hình thức BOT ngoài các ưu đãi được hưởng theo các quy định trên đây
còn được miễn thuế, giảm thuế giá trị gia tăng theo các quy định hiện hành.
Chương IV.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ
QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Ở ĐỊA PHƯƠNG
Điều 9.
Trách nhiệm của các Sở, ngành
1. Sở Công Thương:
- Chủ trì, phối hợp cùng các Sở,
ngành có liên quan tuyên truyền, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện
quy định này;
- Chủ trì xây dựng kế hoạch đầu
tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp chợ bằng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách hàng
năm trình UBND tỉnh phê duyệt; đồng thời tham gia thẩm định các dự án đầu tư
xây dựng chợ thuộc UBND tỉnh phê duyệt;
- Hướng dẫn, kiểm tra các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh khai thác
chợ thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong quá trình hoạt động của chợ.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Chủ trì, phối hợp với các Sở,
ngành liên quan thẩm định các dự án đầu tư xây dựng chợ thuộc thẩm quyền trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
- Phối hợp với Sở Công Thương, Sở
Tài chính trình Uỷ ban nhân dân tỉnh bố trí kế hoạch vốn hỗ trợ đầu tư cho các
dự án xây dựng chợ bằng nguồn vốn ngân sách hàng năm.
3. Sở Tài chính:
- Hướng dẫn các doanh nghiệp, Hợp
tác xã thực hiện việc quản lý, sử dụng các khoản thu, chi ở chợ theo đúng các
quy định hiện hành của nhà nước;
- Tham gia thẩm định các dự án đầu
tư xây dựng chợ thuộc thẩm quyền UBND tỉnh phê duyệt.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Hướng dẫn các nhà đầu tư thực
hiện đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường trong quá trình kinh doanh khai
thác chợ;
- Hướng dẫn trình tự lập quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất để xây dựng chợ. Hướng dẫn trình tự thủ tục giao đất, cho
thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê đất, cấp Giấy chứng nhận Quyền
sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai.
5. Sở Xây dựng:
Hướng dẫn chủ đầu tư thực thiện
đúng các quy trình về đầu tư xây dựng theo đúng quy hoạch thẩm định thiết kế dự
toán xây dựng chợ thuộc thẩm quyền UBND tỉnh phê duyệt và cấp Giấy phép xây dựng
theo phân cấp của UBND tỉnh.
Điều 10.
Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố và các xã, phường
1. Trách nhiệm của Uỷ ban
nhân dân các huyện, thành phố:
- Hàng năm căn cứ vào quy
hoạch và kế hoạch của Uỷ ban nhân dân tỉnh, UBND các huyện, thành phố có trách
nhiệm xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng mới, cải tạo nâng cấp chợ trên địa bàn
gửi các Sở: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính xem xét trình Uỷ ban
nhân dân tỉnh phê duyệt kinh phí hỗ trợ đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách;
- Xét duyệt các dự án chợ theo phân cấp hoặc theo uỷ quyền của tỉnh, chấp
hành các quy định của Nhà nước và tỉnh về quy định quản lý đầu tư và xây dựng;
- Theo dõi, giúp đỡ doanh nghiệp,
hợp tác xã kinh doanh và khai thác chợ trên địa bàn, tổ chức quản lý kinh doanh
có hiệu quả;
- Tăng cường công tác tuyên truyền,
phổ biến chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư xây dựng chợ; tích cực vận động,
tạo điều kiện cho các nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh, khai thác chợ trên địa bàn.
2. Trách nhiệm của Uỷ ban
nhân dân các xã, thị trấn:
- Hàng năm lập các dự án
cải tạo nâng cấp chợ đối với các chợ loại 3 trên địa bàn trình UBND huyện,
thành phố phê duyệt;
- Giám sát và chỉ đạo việc cải tạo các chợ loại 3 được đầu tư bằng vốn
ngân sách (nếu được UBND huyện, thành phố giao nhiệm vụ) theo đúng quy định của
Chính phủ và UBND tỉnh về quy định quản lý đầu tư và xây dựng; tạo điều kiện
cho doanh nghiệp kinh doanh và khai thác quản lý chợ hoạt động có hiệu quả.
Chương V.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 11.
Thủ trưởng các Sở, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn, các tổ chức, cá nhân liên quan chịu
trách nhiệm thi hành quyết định này.
Điều 12.
Trong quá trình thực nếu có vướng mắc hoặc Chính phủ ban
hành văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung của Quy định này, Sở
Công Thương có trách nhiệm phối hợp với các Sở, ngành tổng hợp đề xuất những nội
dung cần sửa đổi, bổ sung trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.