Quyết định 22/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình trọng tâm công tác tư pháp năm 2021 và định hướng công tác tư pháp nhiệm kỳ 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Số hiệu 22/QĐ-UBND
Ngày ban hành 05/01/2021
Ngày có hiệu lực 05/01/2021
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Nai
Người ký Cao Tiến Dũng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 22/QĐ-UBND

Đồng Nai, ngày 05 tháng 01 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH TRỌNG TÂM CÔNG TÁC TƯ PHÁP NĂM 2021 VÀ ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TƯ PHÁP NHIỆM KỲ 2021 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Luật sa đổi, bsung một sđiều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tchức chính quyền địa phương năm 2019;

Trên cơ sở định hướng công tác tư pháp nhiệm kỳ 2021 - 2025 và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu công tác tư pháp năm 2021 tại Báo cáo tổng kết công tác tư pháp năm 2020 của Bộ Tư pháp;

Theo đề nghị của Giám đc Sở Tư pháp tại Tờ trình s 192/TTr-STP ngày 31 tháng 12 năm 2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình số 99/CTr-STP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Sở Tư pháp về trọng tâm công tác tư pháp năm 2021 và định hướng công tác tư pháp nhiệm kỳ 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (Chương trình kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Long Khánh và thành phố Biên Hòa và Thủ trưởng các sở, ban, ngành, tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3 (đthực hiện);
- Bộ Tư pháp;
- Cục công tác phía Nam - Bộ Tư pháp;
- TT. Tỉnh ủy; TT. HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT
UBND tỉnh;
- Chánh, PCVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT THNC.
<Maibnt.QD.T12>

CHỦ TỊCH




Cao Tiến Dũng

 

UBND TỈNH ĐỒNG NAI
SỞ TƯ PHÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 99/CTr-STP

Đồng Nai, ngày 31 tháng 12 năm 2020

 

CHƯƠNG TRÌNH

TRỌNG TÂM CÔNG TÁC TƯ PHÁP NĂM 2021 VÀ ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TƯ PHÁP NHIỆM KỲ 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

Năm 2021 và nhiệm kỳ mới 2021-2025 là giai đoạn có ý nghĩa đặc biệt với nhiều thời cơ và vận hội mới. Năm 2021 là năm tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 và cũng là năm đầu tiên thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025. Trong năm 2021 và những năm đầu của giai đoạn 2021-2025, đất nước ta phải tiếp tục tập trung thực hiện “mục tiêu kép”, vừa phòng chống dịch bệnh hiệu quả, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa tận dụng tốt các cơ hội, nỗ lực phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới.

Tuy nhiên, dự báo trong giai đoạn này nước ta sẽ tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn do nền kinh tế có độ mở lớn, hội nhập sâu rộng và những hạn chế, yếu kém nội tại. Trong điều kiện nguồn lực còn hạn hẹp nhưng phải đáp ứng cùng lúc các nhu cầu rất lớn cho đầu tư phát triển, phòng, chống dịch bệnh, biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lũ, hạn hán,...những thách thức trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh và sự phát triển ổn định, bền vững của đất nước. Bên cạnh đó, nước ta cũng có những cơ hội, thuận lợi với xu hướng phục hồi và phát triển khá rõ nét. Việt Nam là một nước đang phát triển đầy tiềm năng, với 15 hiệp định thương mại tự do đã ký kết và nằm trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương năng động, tiếp tục là động lực phát triển của kinh tế toàn cầu. Tình hình chính trị - xã hội ổn định; khối đại đoàn kết các dân tộc và niềm tin của người dân, doanh nghiệp được củng cố; quan hệ đối ngoại ngày càng sâu rộng, vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục nâng lên. Xu hướng dịch chuyển đầu tư, thương mại, chuyển đổi số, sự phát triển các mô hình kinh doanh mới, sự thay đổi phương thức sản xuất, tiêu dùng và giao tiếp trên toàn cầu, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ là thời cơ, nhưng cũng là thách thức, đòi hỏi nước ta phải tiếp tục nlực đổi mới, hành động quyết liệt, hiệu quả hơn trong năm 2021 và thời gian tiếp theo.

Trong bối cảnh chung đó, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai năm 2020 tuy bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng vẫn đạt được những kết quả quan trọng, tốc độ tăng GRDP tăng 4,44% (đứng thứ 17 cả nước), chương trình nông thôn mới đạt nhiều thành tựu quan trọng góp phần đổi thay bộ mặt nông thôn theo hướng hiện đại, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh xếp hạng 23/63 tỉnh thành, chỉ số PCI tăng điểm chứng tỏ cộng đồng doanh nghiệp tnh nhà đánh giá bộ máy hành chính nhà nước ngày càng tốt hơn; ước tính xuất siêu 4,3 tỷ USD; thu ngân sách trên địa bàn là 54.203,7 tỷ đồng (đạt 102%), công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo đảm an toàn thực phẩm được tăng cường. Chính sách người có công, bảo trợ xã hội, công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em được thực hiện thường xuyên, đảm bảo đúng đối tượng, đúng quy định, kịp thời. Tình hình an ninh trật tự trên địa bàn Đồng Nai đã có nhiều chuyển biến tích cực. Dù vậy, tỉnh Đồng Nai sẽ tiếp tục đối mặt với khó khăn như: chất lượng nguồn nhân lực, năng suất lao động thấp; tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, thiên tai, dịch bệnh tác động đến đời sống người dân.

Đối với công tác tư pháp tỉnh Đồng Nai, tiếp tục phát huy những kết quả khả quan, tích cực trong việc hoàn thiện thể chế, kiện toàn tổ chức, đẩy mạnh hoạt động hướng về cơ sở phục vụ nhân dân với nhiều giải pháp hiệu quả để trực tiếp góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh trật tự và môi trường ổn định của địa phương. Bên cạnh những thuận lợi và cơ hội còn có những khó khăn, thách thức đi với công tác xây dựng pháp luật và hoạt động tư pháp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Vì vậy, Ngành Tư pháp tỉnh Đồng Nai tiếp tục bám sát các định hướng về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách tư pháp được thể hiện trong quá trình tham gia chuẩn bị văn kiện của Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng khóa XIII; thể hiện trong các Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tổng kết và thực hiện các nghị quyết, chỉ thị liên quan đến các lĩnh vực công tác của Bộ, ngành Tư pháp; các chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của Bộ Tư pháp để xác định một số định hướng công tác tư pháp nhiệm kỳ 2021-2025 và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện công tác tư pháp năm 2021.

Để triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp công tác năm 2021 theo định hướng công tác của Bộ Tư pháp, đồng thời thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Nai về một số chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, xây dựng Đảng, đoàn thể năm 2021, định hướng nhiệm kỳ 2021-2025, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, Kế hoạch của UBND tỉnh về chỉ tiêu, nhiệm vụ giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng năm 2021, với quyết tâm phấn đấu hoàn thành, thực hiện đạt và vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao theo phương châm hành động của Chính phủ năm 2021 là “Đoàn kết, kỷ cương, đi mới sáng tạo, quyết liệt hành động, khát vọng phát trin”, ngành Tư pháp tỉnh Đồng Nai xây dựng Chương trình trọng tâm công tác tư pháp năm 2021 và định hướng công tác tư pháp nhiệm kỳ 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai với những nội dung như sau:

I. ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TƯ PHÁP NHIỆM KỲ 2021-2025

1. Phát huy vai trò quan trọng của ngành Tư pháp trong việc tham mưu xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thi hành pháp luật. Bảo đảm hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của địa phương được đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, công khai, minh bạch, ổn định, dễ tiếp cận với chi phí tuân thủ thấp, có hiệu lực, hiệu quả cao; lấy quyền và lợi ích hợp pháp của người dân là trung tâm, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững kinh tế-xã hội và quốc phòng, an ninh trong điều kiện mới, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

2. Phối hợp thực hiện và triển khai có hiệu quả thi hành Luật về tổ chức thi hành pháp luật sau khi được ban hành; bảo đảm thượng tôn pháp luật trở thành chuẩn mực ứng xử phổ biến trong đời sống xã hội và trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức. Đẩy mạnh công tác phổ biến giáo dục pháp luật, thực hiện hiệu quả chủ trương Nhà nước giữ vai trò nòng cốt đi đôi với xã hội hóa hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật. Kịp thời tham mưu ban hành các văn bản quy định pháp luật, sớm đưa các quy định pháp luật vào cuộc sống.

3. Tập trung kiện toàn tổ chức bộ máy Sở Tư pháp, các tổ chức pháp chế tại địa phương theo hướng đảm bảo tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Tiếp tục đổi mới công tác cán bộ; xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp đủ tiêu chuẩn, phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

4. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và chất lượng các dịch vụ công, dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trong lĩnh vực hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp, nhất là các lĩnh vực đã thực hiện xã hội hóa như công chứng, đấu giá, thừa phát lại, quản lý thanh lý tài sản,... Hình thành mạng lưới dịch vụ pháp lý rộng khắp, thuận tiện và tin cậy cho người dân, doanh nghiệp; phối hp chặt chẽ trong quản lý nhà nước và phát huy vai trò tự quản của các hội nghề nghiệp trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp.

[...]