Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Công văn 3599/UBND-KT năm 2020 thực hiện Nghị quyết 82/NQ-CP về chương trình hành động về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do thành phố Hà Nội ban hành

Số hiệu 3599/UBND-KT
Ngày ban hành 03/08/2020
Ngày có hiệu lực 03/08/2020
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Văn Sửu
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3599/UBND-KT
V/v thực hiện Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 26/5/2020 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Hà Nội, ngày 03 tháng 8 năm 2020

 

Kính gửi:

- Các Sở, ban, ngành Thành phố;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố;
- Các đoàn thể chính trị - xã hội Thành phố;
- Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã.

Thực hiện Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 26/5/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; Kế hoạch số 136-KH/TU ngày 02/5/2019 của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện Nghị quyết, cụ thể như sau:

1. Sở Công Thương

- Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, tổ chức xã hội về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, UBND quận, huyện, thị xã và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện các quy định, nội dung nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 26/5/2020 của Chính phủ nêu trên; làm đầu mối, theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc triển khai thực hiện, tổng hợp báo cáo Bộ Công Thương và UBND Thành phố theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp Sở Tư pháp, Sở Nội vụ và đơn vị liên quan rà soát, kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, các quy định, chính sách có liên quan để tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đảm bảo phù hợp tình hình thực tiễn.

- Phối hợp Sở Thông tin Truyền thông, UBND các quận, huyện, thị xã và đơn vị liên quan đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật, nâng cao nhận thức của xã hội về công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

- Xây dựng kế hoạch thanh tra, giám sát và ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng thuộc ngành mình quản lý. Phối hợp với các Sở, ngành và UBND quận, huyện, thị xã công bố danh sách doanh nghiệp vi phạm quyền lợi người tiêu dùng.

- Triển khai chương trình “Ngày quyền của người tiêu dùng Việt Nam” của thành phố Hà Nội theo kế hoạch được phê duyệt.

- Chủ động thực hiện hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền khen thưởng và có các biện pháp khuyến khích, động viên đối với các cá nhân, tổ chức thực hiện tốt, hiệu quả công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Hỗ trợ, thúc đẩy hình thành, phát triển và tạo điều kiện hoạt động hiệu quả mạng lưới các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tới cấp huyện trên địa bàn toàn Thành phố.

2. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã và đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao hiểu biết, nhận thức về vai trò, ý nghĩa của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đối với sự ổn định, phát triển kinh tế xã hội của Thành phố cũng như ý nghĩa thiết thực với từng người dân và từng doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố; đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Chủ trì, hướng dẫn các cơ quan báo chí thành phố Hà Nội và hệ thống thông tin cơ sở đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Chỉ đạo các cơ quan báo chí Thành phố mở chuyên trang, chuyên mục, tăng cường đưa tin, bài về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Công khai minh bạch và thông tin rộng rãi, đầy đủ bằng nhiều hình thức phù hợp đến người tiêu dùng về chất lượng hàng hóa, dịch vụ.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Sở Tư pháp nghiên cứu, tham mưu ban hành các cơ chế, chính sách, triển khai các đề án, biện pháp cần thiết để xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh trên địa bàn Thành phố, gắn trách nhiệm của doanh nghiệp trong thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với việc nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của Thành phố; tạo động lực nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và Thành phố.

4. Sở Tài chính

Phối hợp Sở Công Thương và các Sở, ban, ngành tham mưu báo cáo UBND Thành phố bố trí kinh phí từ nguồn vốn sự nghiệp để thực hiện các chương trình, nhiệm vụ theo quy định.

5. Sở Nội vụ

- Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương rà soát, tham mưu đề xuất hoàn thiện tổ chức bộ máy, cơ chế quản lý nhà nước thống nhất từ cấp Thành phố đến cấp huyện, xã, trong nội bộ các ngành, giữa các ngành, các lĩnh vực; xác định rõ vai trò đầu mối, điều tiết và giám sát các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên phạm vi Thành phố; xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực làm công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo hướng chuyên nghiệp, chuyên môn hóa, đảm bảo theo vị trí việc làm.

- Tổng hợp các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, đạo đức công vụ, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, công chức tham gia công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Phối hợp Sở Công Thương thẩm định hồ sơ và tham mưu UBND Thành phố, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Thành phố để khen thưởng, động viên kịp thời đối với cá nhân, tổ chức có thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên cơ sở đề nghị của các Sở, ban, ngành, của quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế ở địa phương và cơ sở.

6. Sở Giáo dục và Đào tạo

Đẩy mạnh triển khai công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật và các văn bản chỉ đạo của Trung ương và Thành phố về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông qua các chương trình ngoại khóa cho học sinh, sinh viên trong các nhà trường.

7. Công an Thành phố

- Chỉ đạo các phòng nghiệp vụ, Công an các quận, huyện, thị xã phối hợp với lực lượng quản lý thị trường và cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra, nắm chắc tình hình các lĩnh vực, địa bàn, địa điểm, đối tượng kinh doanh để đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, kịp thời triệt phá tận hốc các đường dây, ổ nhóm, các đối tượng sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, vi phạm an toàn thực phẩm.

- Chỉ đạo Cơ quan cảnh sát điều tra chủ động phối hợp Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân Thành phố, các cơ quan chức năng Thành phố trong công tác điều tra và đưa ra truy tố, xét xử các đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật; rà soát kịp thời báo cáo, đề xuất cấp thẩm quyền giải quyết các khó khăn vướng mắc, bất cập trong việc xử lý hình sự đối với hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng.

8. Sở Khoa học và Công nghệ

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan xây dựng các quy định, cơ chế, chính sách cần thiết đẩy mạnh việc thành lập và hoạt động của các tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, đánh giá sự phù hợp, nhất là đối với các tổ chức tư.

[...]