ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 5331/QĐ-UBND
|
Thanh Hóa, ngày 17 tháng 12 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THANH TRA, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ PHÒNG, CHỐNG
THAM NHŨNG NĂM 2016
CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15
tháng 11 năm 2010; Luật Khiếu nại; Luật Tố cáo ngày
11 tháng 11 năm 2011; Luật Phòng, chống tham nhũng ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng ngày 04
tháng 8 năm 2007 và các Văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Công văn số 2989/TTCP-KHTCTH ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Thanh tra Chính phủ
về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch thanh tra năm 2016;
Căn cứ Quyết định số 1356/QĐ-UBND ngày 25 tháng 4 năm 2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Chương
trình hành động thực hiện Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 06/12/2012 của Chính phủ
về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần
thứ ba, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống
tham nhũng, lãng phí” giai đoạn 2012 - 2016;
Xét đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh tại Tờ trình số 1459/TTr-TTTH ngày 14 tháng 12
năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch Thanh tra, giải quyết khiếu nại,
tố cáo và phòng, chống tham nhũng năm 2016 kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Chánh
Thanh tra tỉnh, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch UBND các
huyện, thị xã, thành phố; các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2
QĐ;
- Ban Nội chính Trung ương;
- Văn phòng Chính phủ;
- Thanh tra Chính phủ;
- TT Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Các sở, ban, ngành, cấp tỉnh;
- Lưu: VT, NC.
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Đình Xứng
|
KẾ HOẠCH
THANH TRA, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG NĂM
2016
(Kèm theo Quyết định số 5331/QĐ-UBND ngày
17 tháng 12 năm 2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh
Hóa)
I. NHIỆM VỤ CHUNG
1. Công tác tiếp
dân, giải quyết khiếu nại và giải quyết tố cáo
- Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 76/KH-UBND ngày 07/7/2014 của Chủ tịch
UBND tỉnh về thực hiện Đề án “Tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật về
khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn”; các huyện, thị
xã, thành phố tổ chức thực hiện Kế hoạch của đơn vị mình,
định kỳ báo cáo Thanh tra tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh.
- Tổ chức chỉ đạo
thực hiện tốt Kế hoạch số 96/KH-UBND ngày 02/7/2015 của
UBND tỉnh về việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo tại các cơ quan
hành chính trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
- Thực hiện các giải pháp trong Thông
báo Kết luận số 130/TB-TW ngày 10/01/2008; Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của
Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; Chỉ thị
số 14/CT-TTg ngày 18/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh và nâng cao
hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo; tiếp tục
kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố
cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài; kiến nghị biện pháp giải quyết kịp thời.
- Tăng cường công tác tiếp công dân,
giải quyết khiếu nại, tố cáo, giữ vững ổn định chính trị tại
cơ sở, phục vụ bầu cử HĐND các cấp và bầu cử Quốc hội Khóa
XIV. Tập trung chỉ đạo thẩm tra, xác minh các vụ việc khiếu kiện đông người ngay tại cơ sở, phấn đấu giải quyết đạt tỷ lệ trên 90% số vụ việc khiếu kiện phát sinh.
- Tiếp tục rà soát giải quyết dứt điểm
các vụ việc phức tạp, tồn đọng, kéo dài. Trong đó tăng cường việc tổ chức đối
thoại với công dân, nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, góp phần hạn
chế khiếu kiện đông người, vượt cấp lên các cơ quan cấp tỉnh, các cơ quan Trung
ương.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị
và Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã trong
việc thực hiện các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân.
2. Công tác
thanh tra
a) Về thanh tra hành chính
Đẩy mạnh thanh tra hành chính trên
các lĩnh vực tài chính, ngân sách; đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý, sử dụng đất
đai và thực hiện các chính sách xã hội, cụ thể:
- Trong lĩnh vực tài chính, ngân
sách: Thanh tra việc quản lý, sử dụng ngân sách tại một số
huyện, thị xã, thành phố; thanh tra hoạt động tài chính tại
một số đơn vị sự nghiệp; thanh tra việc thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với
nhà nước tại một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản:
Tập trung thanh tra dự án đầu tư xây dựng tại một số huyện.
- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh
tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị xử lý sau thanh tra.
- Các huyện, thị xã, thành phố tập
trung thanh tra trên một số lĩnh vực trọng tâm như: Quản lý, sử dụng ngân sách
xã và các khoản thu đóng góp của nhân dân; thanh tra các khoản thu đóng góp của
nhà trường; thanh tra việc quản lý, sử dụng đất tại các xã; thanh tra công tác
giải phóng mặt bằng, thực hiện tốt công tác xử lý sau thanh tra.
b) Về thanh tra, kiểm tra chuyên ngành
- Thực hiện tốt việc phối hợp trong
xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch năm 2016, tránh chồng chéo, trùng lắp,
gây phiền hà, khó khăn cho doanh nghiệp.
- Thanh tra việc thực hiện chức năng,
nhiệm vụ được giao và công tác quản lý tài chính, tài sản, mua sắm tài sản
công, thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham
nhũng của các đơn vị trực thuộc.
- Tăng cường thanh tra việc chấp hành
các quy định của pháp luật chuyên ngành và tiêu chuẩn, quy phạm chuyên ngành, về
chất lượng quy hoạch, công tác lập quy hoạch, cấp giấy phép, tập trung vào việc
thực hiện chính sách, pháp luật của ngành, gắn với mục tiêu, giải pháp về phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phát hiện, chấn chỉnh, kiến nghị sửa đổi những
sơ hở, bất cập trong công tác quản lý và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật.
Tập trung vào các lĩnh vực mà dư luận quan tâm như:
+ Thanh tra việc chấp hành các quy định
về hoạt động kinh doanh; quản lý cấp phép xây dựng, quản lý đầu tư xây dựng,
công tác quy hoạch, lập quy hoạch, hoạt động quản lý mua bán nhà, các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị, hạ tầng kỹ thuật; chất lượng công
trình xây dựng, quy hoạch xây dựng đặc biệt là việc quy hoạch các mặt bằng khu dân cư mới; công tác quản lý, sử dụng đất,
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bảo vệ môi trường; bảo vệ hạ tầng công
trình giao thông, hành lang an toàn đường bộ.
+ Công tác quản lý, sử dụng cán bộ công chức, việc điều động, bổ nhiệm, luân chuyển và xử lý kỷ
luật đối với cán bộ, công chức; việc ban hành, phát hành văn bản; việc khám chữa bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo vệ thực vật,
gia súc gia cầm.
+ Thanh tra
chính sách lao động, an toàn lao động, việc làm, dạy nghề nông thôn; việc dạy
thêm, học thêm, các khoản thu đóng góp của nhà trường; công tác biên tập, hoạt
động xuất bản, in, phát hành; việc chấp hành về tiêu chuẩn, quy chuẩn, chất lượng,
nhãn hiệu hàng hóa.
- Thanh tra đột xuất khi phát hiện có
dấu hiệu vi phạm pháp luật; kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra và xử lý
sau thanh tra đối với cơ quan được
giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.
3. Công tác phòng,
chống tham nhũng
- Tăng cường thực hiện các giải pháp
thực hiện theo Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 03/01/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc
kê khai tài sản; Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 10/6/2014 của
Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
- Thực hiện có hiệu quả chương trình
phối hợp với Ban Nội chính Tỉnh ủy, Đài Phát thanh và Truyền
hình tỉnh, Báo Thanh Hóa, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến
giáo dục pháp luật về phòng chống tham nhũng tới cán bộ và các tầng lớp nhân dân; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan
chức năng (Công an, Kiểm sát, Toà án, Kiểm tra và Tổ chức
Đảng các cấp. trong việc trao đổi thông tin về phòng, chống
tham nhũng.
- Tiếp tục tham mưu cho Thủ trưởng cơ
quan quản lý nhà nước cùng cấp trong việc rà soát, bổ sung và ban hành các quy
định nhằm phòng ngừa tham nhũng, trọng tâm là việc hoàn thiện thể chế, công
khai minh bạch các hoạt động của cơ quan, đơn vị; thực hiện
cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực quản lý nhà nước nhằm hạn chế
phát sinh tham nhũng; chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện tốt việc
kê khai tài sản, thu nhập.
- Tăng cường thanh tra trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và người đứng
đầu các cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện pháp luật về
phòng, chống tham nhũng theo hướng dẫn của Thông tư số
02/2012/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ; phát hiện, xử lý
kịp thời các hành vi tham nhũng thông qua công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
4. Công tác xử lý
sau thanh tra
- Thanh tra tỉnh tham mưu, đề nghị trình Ban chấp hành Tỉnh ủy khóa XVIII ban hành Đề án: “Tăng cường
sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác xử
lý sau thanh tra”.
- Các sở, ngành và UBND các huyện, thị
xã, thành phố tập trung kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành các quy định của
pháp luật về xử lý sau thanh tra trong lĩnh vực và trên địa bàn; tăng cường công tác kiểm tra, thanh
tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị xử lý sau thanh
tra thuộc thẩm quyền của địa phương, đơn vị mình.
5. Công tác xây dựng
lực lượng
- Đề nghị cấp có thẩm quyền kiện toàn
công tác tổ chức, nhân sự của Thanh tra huyện, Thanh tra sở
đảm bảo yêu cầu, nhiệm vụ được giao; quan tâm, làm tốt
công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ; xét, đề nghị chuyển ngạch, nâng ngạch,
đề bạt, luân chuyển và bổ nhiệm đủ
các chức danh lãnh đạo của các tổ chức thanh tra trong tỉnh.
- Tăng cường quản lý, giám sát đội
ngũ cán bộ, công chức trong việc chấp hành các quy định của pháp luật, của
ngành trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, gắn với
việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
II. NHIỆM VỤ TRỌNG
TÂM CỦA THANH TRA TỈNH
1. Về công tác tiếp dân, giải
quyết khiếu nại và giải quyết tố cáo
Chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chung
của toàn ngành, đồng thời thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:
- Thực hiện tốt công tác tiếp dân, xử lý đơn thư; tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện tốt
công tác phối hợp việc tiếp công dân phục vụ bầu cử HĐND
các cấp và bầu cử Quốc hội Khóa XIV.
- Cài đặt, ứng dụng công nghệ thông
tin trong công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo tại cơ quan Thanh
tra tỉnh theo Kế hoạch số 96/KH-UBND ngày 02/7/2015 của
UBND tỉnh.
- Tiếp tục tổ chức và chỉ đạo các
ngành, địa phương thực hiện Kế hoạch số 76/KH-UBND ngày 07/7/2014 của Chủ tịch
UBND tỉnh và Đề án 1-1133/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Tăng cường công
tác phổ biến giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn”
giai đoạn 2014 - 2016 trên địa bàn tỉnh. Thực hiện sơ kết,
tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch và đề án trong quý IV/2016.
- Thẩm tra, xác minh, kết luận, kiến
nghị biện pháp giải quyết kịp thời các vụ khiếu nại, tố cáo khi Chủ tịch UBND tỉnh
giao; phối hợp với các cấp, các ngành rà soát, kiến nghị biện pháp giải quyết dứt
điểm các vụ khiếu kiện phức tạp, kéo dài trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố và các sở, ngành, trong
việc chấp hành quy định về tiếp công dân; việc rà soát, giải quyết dứt điểm các
vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng kéo dài.
2. Về thanh tra
2.1. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các
huyện, thị xã, thành phố và các sở, ngành, trong việc thực hiện chức năng thanh
tra; thực hiện các kết luận, kiến nghị xử lý sau thanh
tra.
2.2. Thanh tra tỉnh tiến hành các cuộc
thanh tra sau:
- Trong lĩnh vực tài chính, ngân sách:
+ Thanh tra việc quản lý, sử dụng
ngân sách tại 04 huyện: Lang Chánh, Triệu Sơn, Quan Hóa, Thành phố Thanh Hóa.
+ Thanh tra hoạt
động tài chính tại 10 Bệnh viện, gồm: Bệnh viện mắt, Bệnh viện Phụ sản, Bệnh viện
Nội tiết, Bệnh viện Phục hồi chức năng Sầm Sơn; các bệnh
viện đa khoa tuyến huyện: Nga Sơn, Nông Cống, Quan Hóa,
Như Xuân, Hoằng Hóa, Tĩnh Gia.
+ Thanh tra hoạt
động tài chính tại 11 trường học, gồm: Trường Đại học Hồng Đức, Trường Đại học
Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Trường Cao đẳng Y, Trường Cao đẳng Thể dục thể
thao, Trường Trung cấp nghề Giao thông Vận tải, Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp
Thanh Hóa, Trường THPT Đào Duy Từ, Trường THPT Hàm Rồng, Trường THPT Quảng
Xương 1, Trường THPT Lương Đắc Bằng (Hoằng Hóa), Trường
THPT thị xã Sầm Sơn.
+ Thanh tra việc thực hiện nghĩa vụ
tài chính đối với nhà nước tại 30 doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh (có Danh sách kèm theo).
- Trong lĩnh vực quản lý, sử dụng, tuyển dụng công chức, viên chức:
Thanh tra việc quản lý, tuyển dụng, sử
dụng, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển đối với công chức, viên chức và hợp đồng
lao động tại 04 huyện: Yên Định, Như Thanh, Vĩnh Lộc, Thiệu Hóa, các sở: Y tế
và một số đơn vị trực thuộc, Giáo dục và Đào tạo và một số đơn vị trực thuộc, Bệnh
viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Nhi.
- Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản:
+ Thanh tra các dự án do Sở Y tế và
các đơn vị trực thuộc Sở Y tế làm chủ đầu tư.
+ Thanh tra một số dự án do Sở Giáo dục
và Đào tạo và các đơn vị trực thuộc sở Giáo dục và Đào tạo làm chủ đầu tư.
+ Thanh tra đầu
tư xây dựng cơ bản tại 04 huyện: Hậu Lộc, Hà Trung, Nga Sơn, Bỉm Sơn, Đông Sơn.
- Trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai:
+ Thanh tra một số dự án có sử dụng đất
tại: thành phố Thanh Hóa, thị xã Sầm Sơn, các huyện: Hoằng Hoá, Thọ Xuân.
- Thanh tra trách nhiệm của thủ trưởng các đơn vị trong công tác
quản lý nhà nước của ngành, địa phương về cải cách thủ tục hành chính; mức độ
hoàn thành nhiệm vụ do UBND tỉnh giao; việc thực hiện chấp hành các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo; tiếp công dân; phòng, chống tham
nhũng năm 2014, 2015 tại 04 đơn vị cấp huyện (Quảng Xương, Thạch Thành, Ngọc Lặc,
Bá Thước) và 04 đơn vị cấp Sở (Sở Xây dựng, Sở Tài chính,
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Văn hoá thể thao và Du lịch).
- Thực hiện thanh tra đột xuất do
Thanh tra Chính phủ và Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo.
- Thực hiện việc thanh tra lại đối với các cuộc thanh tra của cấp huyện, cấp sở khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm theo quy định của Luật Thanh tra năm
2010.
3. Về phòng, chống tham nhũng
Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm
tra chấp hành các quy định của pháp
luật, nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi tham
nhũng, cụ thể:
- Tiếp tục thực hiện tốt công tác
tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các quy định của pháp luật về phòng, chống
tham nhũng; tuyên truyền Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng và Chiến
lược quốc gia PCTN đến năm 2020;
- Chỉ đạo, thực hiện tốt các quy định của Chính phủ về phòng ngừa tham nhũng, cụ thể: việc
công khai minh bạch trong hoạt động mua sắm tài sản công, xây dựng cơ bản, tài
chính, ngân sách, quản lý sử dụng các khoản hỗ trợ, viện trợ, quản lý đất đai
và công tác tổ chức cán bộ; việc thực hiện cải cách hành chính, đổi mới công
nghệ quản lý; việc xây dựng, thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn; việc
thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ công chức, viên chức.
- Xem xét việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng;
việc thực hiện các kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra, kiểm tra, kiểm
toán, điều tra; việc xử lý các thông tin, giải quyết tố
cáo liên quan đến tham nhũng; việc thực hiện chế độ thông tin báo
cáo về công tác PCTN theo quy định và kiểm tra các nội dung khác có liên quan.
- Tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức thực
hiện tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng.
4. Công tác xử
lý sau thanh tra.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ về yêu cầu
nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác thanh tra, tham mưu, đề nghị trình Ban chấp
hành Tỉnh ủy khóa XVIII ban hành Đề án: “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy
Đảng đối với công tác xử lý sau thanh tra”.
5. Công tác tổ chức xây dựng
lực lượng.
- Lãnh đạo Thanh tra tỉnh chủ động
làm việc với Chủ tịch UBND cấp huyện và Giám đốc các sở, ngành (những đơn
vị có nhiều khiếu kiện, chất lượng thanh tra, giải quyết khiếu nại
tố cáo thấp, lực lượng thanh tra chưa đạt yêu cầu), để bàn biện pháp tháo gỡ và
tăng cường lực lượng thanh tra sở, thanh tra huyện.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
nghiệp vụ thanh tra cho cán bộ, công chức trong ngành; làm
tốt công tác bổ nhiệm, chuyển ngạch, nâng ngạch thanh tra viên; đề nghị cấp thẩm
quyền bổ nhiệm đủ chức danh lãnh đạo thanh tra các cấp.
- Tiếp tục chỉ đạo, động viên công chức
trong ngành thanh tra thực hiện tốt cuộc vận động: Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh, gắn với việc thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ
thanh tra và Quy chế văn hóa công sở.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
1. Chánh Thanh tra tỉnh tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện
nghiêm các nội dung đã được phê duyệt trong Kế hoạch này.
Trong đó, tập trung, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch cụ thể,
chi tiết theo từng nội dung, lĩnh vực công tác được phân công và phê duyệt để
triển khai thực hiện có hiệu quả cao nhất.
2. Giám đốc các sở, Thủ trưởng các
ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ Kế hoạch này chỉ
đạo các tổ chức thanh tra chủ động khảo sát, xử lý chồng chéo về công tác thanh
tra, kiểm tra và xây dựng kế hoạch thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng năm 2016, gửi
về Thanh tra tỉnh để điều chỉnh chồng chéo, trùng lắp trong
thanh tra trên địa bàn tỉnh. Khi có ý kiến thống nhất của Thanh tra tỉnh,
Giám đốc sở; Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành
phố phê duyệt, tổ chức triển khai thực hiện theo đúng quy
định của pháp luật./.