ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1347/KH-UBND
|
Hà
Nam, ngày 23 tháng 06
năm 2016
|
KẾ HOẠCH
VỀ VIỆC THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 10/CT-TTG NGÀY 12/6/2013 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ VỀ VIỆC ĐƯA NỘI DUNG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG VÀO GIẢNG DẠY TẠI CÁC CƠ SỞ
GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO TỪ NĂM HỌC 2013 - 2014
Thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày
12 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về đưa nội dung phòng, chống tham nhũng
(PCTN) vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo từ năm học 2013-2014; Kế
hoạch số 1711/KH-TTCP ngày 26 tháng 7 năm 2013 của Thanh tra Chính phủ (TTCP) về
triển khai Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Công văn số
5571/BGDĐT-TTr ngày 13 tháng 8 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn
thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Công văn số
3155/LĐTBXH-TCDN ngày 23 tháng 8 năm 2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
về bổ sung nội dung PCTN vào chương trình môn học pháp luật; Ủy ban nhân dân
(UBND) tỉnh Hà Nam xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện trên địa bàn tỉnh như
sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Nhằm cụ thể hóa nội dung quan điểm
lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đối với công tác PCTN, triển khai thực hiện Nghị
quyết số 82/NQ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ về Chương trình hành
động thực hiện Kết luận số 21-KL/TW ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Ban chấp hành
Trung ương Đảng (Khóa XI) về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí giai đoạn
2012-2016 để thực hiện nhiệm vụ đưa nội dung PCTN vào giảng dạy tại các cơ sở
giáo dục, đào tạo, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật PCTN trong
giáo viên, học sinh, sinh viên các trường Trung học phổ thông; Cao đẳng, Trung
học chuyên nghiệp và các cơ sở dạy nghề; đồng thời, nâng cao hiệu quả công tác
tuyên truyền giáo dục pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh PCTN trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức, triển khai thực hiện hiệu
quả các nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
2. Yêu cầu
- Xác định rõ nhiệm vụ và trách nhiệm
cụ thể của các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, cơ sở giáo dục, đào tạo;
cơ sở dạy nghề; bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị trong triển
khai thực hiện.
- Các cơ sở giáo dục, đào tạo; cơ sở
dạy nghề; các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ
được giao có trách nhiệm triển khai thực hiện nghiêm túc kế hoạch này. Việc tổ
chức triển khai, thực hiện Chỉ thị, Kế hoạch phải đảm bảo đúng nội dung chương
trình được phê duyệt, khẩn trương, kịp thời và đảm bảo thời gian quy định.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Về nội dung,
chương trình giảng dạy
1.1. Đối với các cơ sở giáo dục,
đào tạo:
Thực hiện theo hướng dẫn tại các Văn
bản: Số 5571/BGDĐT-TTr ngày 13 tháng 8 năm 2013 và số 8784/BGDĐT-GDTrH ngày 06
tháng 12 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Công văn số 151/SGD&ĐT-GDTrH ngày 13 tháng 02 năm 2014 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Nam, cụ
thể:
- Đối với Khối Trung học phổ thông: Nội
dung PCTN được tích hợp, lồng ghép vào môn học Giáo dục công dân với thời lượng
là 06 tiết/năm học (được phân bổ trong 03
năm học từ lớp 10 đến lớp 12);
- Đối với Khối Trung cấp chuyên nghiệp:
Nội dung PCTN được giảng dạy 04 tiết/năm học trong môn học Pháp luật với tổng số
tiết của chương trình không thay đổi, trong đó đã chuyển 04 tiết tự chọn (trong
số 06 tiết tự chọn) thành 04 tiết bắt buộc và được bổ sung
vào phần kiến thức bắt buộc 02 bài học về PCTN của chương trình môn học này;
- Đối với các Trường Cao đẳng: Nội
dung PCTN được tích hợp, lồng ghép vào môn học pháp luật đại cương với thời lượng
05 tiết/năm học.
1.2. Đối với các cơ sở dạy nghề
(Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề):
Thực hiện Văn bản số 3155/LĐTBXH-TCDN
ngày 23 tháng 8 năm 2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về bổ sung nội
dung PCTN vào chương trình môn học pháp luật đã được quy định tại Quyết định số
04/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 18 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội về việc ban hành chương trình môn học Pháp luật dùng cho các trường
Trung cấp nghề, trường Cao đẳng nghề để tổ chức giảng dạy từ năm học 2013-2014,
cụ thể:
a) Thời lượng bổ sung:
- Bổ sung “Bài 5 - Phòng, chống tham nhũng” với tổng số 04 giờ, gồm 03 giờ
lý thuyết và 01 giờ thảo luận vào Chương trình môn học Pháp luật, dùng cho khóa
học trình độ Trung cấp nghề;
- Bổ sung “Bài 10 - Phòng, chống
tham nhũng” với tổng số 05 giờ, gồm 04 giờ lý thuyết và 01 giờ thảo luận
vào Chương trình môn học Pháp luật, dùng cho khóa học trình độ Cao đẳng nghề.
b) Nội dung bổ sung bao gồm: Khái niệm
tham nhũng; nguyên nhân, hậu quả của tham nhũng; ý nghĩa, tầm quan trọng của
công tác PCTN; trách nhiệm của công dân trong việc PCTN.
1.3. Đối với Trường Chính trị tỉnh và các Trung tâm bồi dưỡng
chính trị huyện, thành phố:
Thực hiện theo các Văn bản hướng dẫn
của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Nội vụ và Học viện Chính trị - Hành chính Quốc
gia Hồ Chí Minh.
2. Giáo trình,
tài liệu giảng dạy
Thực hiện trên cơ sở tài liệu giảng dạy
về PCTN của từng cấp học do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí
Minh chỉ đạo biên soạn, phê duyệt và hướng dẫn; đồng thời, tham khảo Tài liệu bồi dưỡng, tập huấn và tài liệu tham khảo về
phòng, chống tham nhũng do Viện Khoa học Thanh tra (Thanh tra Chính phủ) biên
soạn đã được phê duyệt tại Quyết định số 2712/QĐ-TTCP ngày 25 tháng 11 năm 2013
của Thanh tra Chính phủ; Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội chỉ đạo các cơ sở giáo dục, đào tạo; Cơ sở dạy nghề thực hiện việc giảng
dạy nội dung PCTN; Trường Chính trị tỉnh và các Trung tâm bồi dưỡng chính trị
huyện, thành phố chủ động tổ chức xây dựng kế hoạch giảng dạy, biên soạn chương
trình, giáo án, kiểm tra, đánh giá và tổ chức hoạt động ngoại khóa phù hợp với
đặc điểm của nhà trường, đảm bảo công tác biên soạn, phê duyệt chương trình giảng
dạy theo quy định của Luật Giáo dục phổ thông năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm
2009) và Luật Giáo dục Đại học năm 2013.
3. Về giáo viên,
giảng viên
- Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội, Trường Chính trị tỉnh xây dựng kế hoạch tổ chức đào tạo,
bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho giáo viên, giảng viên giảng dạy về PCTN thuộc
trách nhiệm quản lý của cơ quan, đơn vị.
- Tài liệu bồi dưỡng, tập huấn về
PCTN cho giảng viên, giáo viên các cơ sở giáo dục, đào tạo; các cơ sở dạy nghề
do Viện Khoa học Thanh tra (Thanh tra Chính phủ) biên soạn đã được phê duyệt tại
Quyết định số 2712/QĐ-TTCP ngày 25 tháng 11 năm 2013 của Thanh tra Chính phủ;
- Các cơ sở giáo dục, đào tạo; các cơ
sở dạy nghề chủ động bố trí giáo viên, giảng viên giảng dạy nội dung về PCTN
theo chương trình đã được phê duyệt.
4. Về thời gian
- Việc tổ chức giảng dạy nội dung
PCTN tại các cơ sở giáo dục, đào tạo được thực hiện theo phương pháp lồng ghép,
tích hợp vào các môn học được quy định phù hợp với từng cấp học, đảm bảo không
tăng về số tiết và định mức giảng dạy của giáo viên và lồng ghép tuyên truyền nội
dung PCTN trong các hoạt động ngoại khóa;
- Thời gian thực hiện: Theo hướng dẫn
của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho từng cấp học.
5. Công tác thanh
tra, kiểm tra
- Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với
các Sở, ngành liên quan tổ chức kiểm tra việc triển khai thực hiện Chỉ thị, việc
triển khai giảng dạy nội dung PCTN tại các cơ sở giáo dục, đào tạo.
- Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội, Trường Chính trị tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc,
thanh tra, kiểm tra, đánh giá việc tổ chức thực hiện đưa nội dung PCTN vào
chương trình giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo trực thuộc.
- Kết quả thực hiện Chỉ thị số
10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đưa nội dung PCTN vào chương trình giảng dạy
tại các cơ sở giáo dục đào tạo là một nội dung thanh tra trách nhiệm của Thủ
trưởng các cấp, các ngành trong việc thực hiện các quy định của Luật PCTN hàng
năm.
6. Chế độ thông
tin, báo cáo
- Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội, Trường Chính trị tỉnh có trách nhiệm báo cáo kết quả
thực hiện định kỳ 6 tháng, một năm và báo cáo đột xuất về UBND tỉnh (qua
Thanh tra tỉnh);
- Các đơn vị xây dựng Báo cáo thực hiện
theo Mẫu báo cáo số 03 - ban hành kèm theo Thông tư số
03/2013/TT-TTCP ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thanh tra Chính phủ quy định chế độ
báo cáo công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham
nhũng;
- Thời gian gửi báo cáo:
+ Báo cáo 6 tháng đầu năm gửi chậm nhất
vào ngày 20/6.
+ Báo cáo năm gửi chậm nhất vào ngày
20/12.
- Thanh tra tỉnh có trách nhiệm tổng
hợp, tham mưu UBND tỉnh báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thanh tra Chính phủ
theo quy định.
7. Về kinh phí: Được bố trí từ ngân sách Nhà nước. Các Sở,
Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, cơ sở giáo dục, đào tạo; cơ sở dạy nghề
thực hiện nhiệm vụ này có trách nhiệm lập dự toán kinh phí hàng năm trình cấp
thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà
nước.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Căn cứ tài liệu, chương trình giảng
dạy của Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, Bộ tài liệu bồi dưỡng, tập huấn và
tài liệu tham khảo về phòng, chống tham nhũng do Viện Khoa học Thanh tra (Thanh
tra Chính phủ) biên soạn đã được phê duyệt tại Quyết định số 2712/QĐ-TTCP ngày
25 tháng 11 năm 2013 của Thanh tra Chính phủ, Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì,
phối hợp với Thanh tra tỉnh và đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch tổ chức tập
huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, cập nhật kiến thức về nội dung PCTN cho giáo viên,
giảng viên trong các cơ sở giáo dục, đào tạo để đảm bảo sự thống nhất thực hiện
trên địa bàn tỉnh.
- Trên cơ sở tài liệu và chương trình
giảng dạy được phê duyệt, Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch để triển
khai đến các cơ sở giáo dục đào tạo để thực hiện; chỉ đạo các trường (từ bậc
trung học phổ thông trở lên) thực hiện biên soạn, phê duyệt chương trình giảng
dạy cụ thể, chủ động phân công giáo viên, đưa vào kế hoạch giảng dạy của các
trường đối với nội dung PCTN trong các năm học (Trình tự biên soạn, phê duyệt
chương trình giảng dạy cụ thể thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục phổ
thông năm 2005 và Luật Giáo dục phổ thông sửa đổi bổ sung năm 2009).
- Hàng năm, xây dựng kế hoạch, tổ chức
đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về nội dung PCTN cho giáo viên, giảng
viên trong các cơ sở giáo dục, đào tạo; thực hiện sơ kết,
tổng kết về kết quả thực hiện nội dung trên để tổng hợp gửi về Thanh tra tỉnh
theo định kỳ và hàng năm.
2. Trường Chính trị tỉnh
Trên cơ sở chương trình, tài liệu giảng dạy về nội dung PCTN được cấp có thẩm quyền phê duyệt và chỉ
đạo của Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, chủ động rà soát
tài liệu, xây dựng giáo án, phân công giảng viên để triển khai thực hiện giảng
dạy tại các lớp học về Chương trình quản lý nhà nước và lý
luận chính trị cho phù hợp với chương trình học tập; chỉ đạo Trung tâm Bồi dưỡng
chính trị các huyện, thành phố thực hiện việc đưa nội dung PCTN vào giảng dạy
theo quy định.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội
- Căn cứ tài liệu và chương trình giảng
dạy do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt và
Bộ tài liệu bồi dưỡng, tập huấn và tài liệu tham khảo về PCTN do Viện Khoa học
Thanh tra (Thanh tra Chính phủ) biên soạn đã được phê duyệt tại Quyết định số
2712/QĐ-TTCP ngày 25/11/2013 của Thanh tra Chính phủ, Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội chủ trì, phối hợp Thanh tra tỉnh và đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch
tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, cập nhật kiến thức về nội dung PCTN cho
giáo viên, giảng viên trong các cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề trước khi
triển khai đến các cơ sở để đảm bảo sự thống nhất thực hiện trên địa bàn tỉnh.
- Trên cơ sở tài liệu và chương trình
giảng dạy được phê duyệt, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng kế hoạch
để triển khai đến các cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề để thực hiện; chỉ đạo
các đơn vị biên soạn, phê duyệt chương trình giảng dạy cụ thể, chủ động phân
công giáo viên, đưa vào kế hoạch giảng dạy của các trường về nội dung PCTN
trong năm học (Trình tự biên soạn, phê duyệt chương trình giảng dạy cụ thể thực
hiện theo quy định của Luật giáo dục Đại học năm 2013).
- Hàng năm xây dựng kế hoạch, tổ chức
đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về nội dung PCTN cho giáo viên, giảng
viên trong các cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề trực thuộc. Thực hiện sơ kết,
tổng kết về kết quả thực hiện nội dung trên để tổng hợp gửi về Thanh tra tỉnh
theo định kỳ và hàng năm.
4. Các cơ sở giáo dục, đào tạo và
dạy nghề
Các cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy
nghề trên địa bàn tỉnh chủ động xây dựng nội dung chương trình giảng dạy để đưa
nội dung PCTN vào giảng dạy theo quy định.
5. Thanh tra tỉnh
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn
việc thực hiện Kế hoạch này; phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan báo
cáo kết quả thực hiện theo chỉ đạo của UBND tỉnh và Thanh tra Chính phủ.
- Phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị
liên quan tổ chức tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về PCTN cho
giáo viên, giảng viên giảng dạy nội dung này tại các cơ sở giáo dục, đào tạo.
6. Sở Tài chính: Tham mưu UBND tỉnh đảm bảo nguồn kinh phí để các cơ sở giáo dục, đào tạo
thực hiện tốt nhiệm vụ đưa nội dung PCTN vào chương trình giáo dục, đào tạo; hướng
dẫn các đơn vị trong việc lập dự toán kinh phí và thanh, quyết toán theo đúng
quy định.
8. UBND các huyện, thành phố
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao,
chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc tổ chức thực hiện Chỉ thị
số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch của UBND tỉnh về việc đưa nội
dung về PCTN vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo từ năm học
2013-2014.
9. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh,
Báo Hà Nam: Xây dựng chương trình, tuyên truyền về việc
đưa nội dung phòng chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo.
Yêu cầu các cơ quan, đơn vị nghiêm
túc tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch. Trong quá trình thực
hiện nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời phản ánh về Thanh tra tỉnh để tổng hợp,
báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo./.
Nơi nhận:
- Thanh tra Chính phủ (để
b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (để
b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, ngành: Thanh tra tỉnh, GD&ĐT, LĐTB&XH, TC;
- Trường Chính trị tỉnh, các cơ sở GD&ĐT và dạy nghề;
- Đài PTTH tỉnh, Báo Hà Nam;
- UBND các huyện, thành phố;
- VPUB: LĐVP(3), NC, VX;
- Lưu: VT, NC (H).
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Bùi Quang Cẩm
|
TỜ TRÌNH
V/V XIN Ý KIẾN VỀ CHỦ TRƯƠNG THU HỒI ĐẤT, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG THEO QUY
HOẠCH PHỤC VỤ DỰ ÁN XÂY DỰNG DÂY CHUYỀN 3 NHÀ MÁY XI MĂNG XUÂN THÀNH, TẠI CÁC
XÃ: THANH TÂN VÀ THANH NGHỊ, HUYỆN THANH LIÊM
Kính
gửi: Thường trực Tỉnh ủy.
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11
năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày
15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Đất đai;
Căn cứ Nghị quyết số 29/NQ-CP ngày 26
tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch
sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Hà Nam;
Căn cứ Văn bản số 27/TTg-KTN ngày 21
tháng 3 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung dự án dây chuyền 3 Nhà
máy xi măng Xuân Thành, tỉnh Hà Nam vào quy hoạch phát triển công nghiệp xi
măng Việt Nam giai đoạn 2011 -2020;
Căn cứ Văn bản số 876/UBND-GTXD ngày
27 tháng 4 năm 2016 của UBND tỉnh Hà Nam về việc chấp thuận bổ sung quy hoạch mặt
bằng xây dựng Nhà máy; khu đất xây dựng nhà giới thiệu sản phẩm, khu nhà ở cán bộ công nhân viên, khu bến bãi đỗ xe, khu xưởng cơ
khí, khu nhà ở chuyên gia phục vụ dây chuyền 3 Nhà máy xi măng Xuân Thành;
Căn cứ vào Quyết định số 853/QĐ-UBND
ngày 17 tháng 06 năm 2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết
xây dựng tỷ lệ 1/2000 dây chuyền 3 Nhà máy xi măng Xuân Thành.
Xét Tờ trình số 126/TTr-XMXT ngày
21/6/2016 về việc đề nghị giao đất theo quy hoạch, được phép nổ mìn, phá đá, tận
thu tạo mặt bằng thi công các tuyến đường phục vụ xây dựng dây chuyền 3 Nhà máy
xi măng Xuân Thành;
Để đảm bảo tiến độ đầu tư thực hiện dự
án dây chuyền 3 Nhà máy xi măng Xuân Thành, Ủy ban nhân dân tỉnh xin ý kiến Thường trực Tỉnh ủy về chủ trương thực hiện:
- Bổ sung các dự án phục vụ phát triển
kinh tế xã hội năm 2016 trên địa bàn các huyện, thành phố, tỉnh Hà Nam;
- Thu hồi đất và giải phóng mặt bằng
theo quy hoạch để phục vụ dự án trên, với diện tích khoảng 75.31 ha tại địa bàn
các xã: Thanh Tân và Thanh Nghị huyện Thanh Liêm.
Khi được Thường trực Tỉnh ủy đồng ý
chủ trương, Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ trình Hội đồng nhân dân tỉnh chấp thuận,
làm cơ sở chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp cùng các Sở,
ngành, UBND huyện Thanh Liêm và đơn vị liên quan thực hiện các thủ tục thu hồi, giải phóng mặt bằng và quản lý quỹ đất đã thực
hiện giải phóng mặt bằng để giao cho dự án đầu tư được phê duyệt.
Ủy ban nhân dân tỉnh kính đề nghị Thường
trực Tỉnh ủy xem xét, chấp thuận./.