QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH DANH MỤC HÀNG CẤM XUẤT, NHẬP KHẨU VÀ XUẤT,
NHẬP KHẨU CÓ ĐIỀU KIỆN BẰNG ĐƯỜNG PHI MẬU DỊCH
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI
QUAN
Căn cứ Luật tổ
chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4-7-1981;
Căn cứ Nghị định số 139-HĐBT ngày 20-10-1984 của Hội đồng Bộ trưởng quy định
nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức Tổng cục Hải Quan;
Căn cứ Quyết định số 126-CT Thông tư số 128-CT ngày 10-4-1987 của Chủ tịch Hội
đồng Bộ trưởng về việc sửa đổi, bổ sung chế độ nhận tiền và hàng do người Việt
nam định cư ở các nước ngoài hệ thống xã hội chủ nghĩa gửi về giúp gia đình;
Sau khi trao đổi thống nhất với các ngành có liên quan,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều
1. Ban hành kèm theo Quyết định này Danh mục hàng cấm xuất khẩu và xuất khẩu
có điều kiện bằng đường phi mậu dịch và Danh mục hàng cấm nhập khẩu và nhập khẩu
có điều kiện bằng đường phi mậu dịch.
Điều
2. Các danh mục này được áp dụng chung cho tất cả những người có hành lý,
quà biếu, hàng tiếp tế, tài sản di chuyển và các loại hàng phi mậu dịch khác xuất
khẩu và nhập khẩu.
Điều
3. Các danh mục hàng cấm xuất nhập khẩu có điều kiện bằng đường phi mậu dịch
trước đây trái với các danh mục này đều bãi bỏ.
Điều
4. Quyết định này thi hành kể từ ngày ký.
Điều
5. Cục trưởng Cục Giám quản, Cục trưởng Cục Kiểm soát tố tụng, Tổng cục Hải
quan các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương, các cơ quan, Tổ chức
Nhà nước, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội và các cá nhân có hàng xuất
nhập khẩu bằng đường phi mậu dịch có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
DANH
MỤC
CÁC LOẠI HÀNG CẤM XUẤT KHẨU VÀ XUẤT KHẨU CÓ ĐIỀU KIỆN BẰNG
ĐƯỜNG PHI MẬU DỊCH.
(Kèm theo Quyết định số 516-TCHQ/PC ngày 17-4-1987 của Tổng cục Hải quan)
1. Các loại vũ khí
(như vũ khí quân dụng, súng thể thao quốc phòng, đạn quân dụng và thể thao quốc
phòng, vũ khí thô sơ); Chất nổ, chất dễ cháy; quân trang.
2. Máy vô tuyến điện, các loại
máy thu thanh, thu hình, video (bộ hoàn chỉnh hoặc từng máy riêng lẻ), máy tính
điện tử, máy điều hoà khí hậu, quạt máy do Việt Nam nhập khẩu (trừ trường hợp
người xuất cảnh tái xuất các thứ kể trên; hoặc đã mua ở cửa hàng của Nhà nước
Việt Nam bán thu ngoại tệ và có hoá đơn thanh toán).
3. Ô tô, xe gắn máy, mô-tô do Việt
Nam nhập khẩu (trừ trường hợp đã nói cho loại hàng số 2 trên).
4. Tem bưu điện sống và chết (trừ
trường hợp do Tổng cục Bưu điện cho phép).
5. Kim khí quý nguyên chất hay hợp
kim, đá quý, ngọc trai, kim cương thiên nhiên hay nhân tạo, các loại tiền, hối
phiếu, ngân phiếu có giá trị thay tiền kể cả tiền Việt Nam (trừ những người xuất
cảnh tái xuất hoặc được Ngân hàng Nhà nước Việt nam cho phép).
6. Đồ thủ công mỹ nghệ mạ vàng,
mạ bạc (trừ trường hợp có hoá đơn hợp lệ của cửa hàng mỹ nghệ vàng bạc quốc
doanh).
7. Thuốc phiện, các loại ma tuý,
nguyên liệu và dụng cụ để chế biến và sử dụng các chất này; thuốc gây nghiện,
gây mê; các chất độc.
8. Các loại hoá chất (trừ trường
hợp có giấy phép của cơ quan hoá chất)
9. Bản viết tốc ký, mật mã bằng
chữ hay bằng số.
10. Mọi tài liệu (khoa học kỹ thụat,
kinh tế - chính trị) bản in, bản thảo, bản in kẽm, bản in giấy sáp, tranh ảnh,
tượng, sách báo, đĩa hát, băng nhạc, bản đã ghi âm, băng đã ghi hình, phim chiếu
bóng và những vật phẩm khác và nội dung có liên quan đến bí mật quốc gia, các
loại phim đã quay đã chụp nhưng chưa tráng (trừ trường hợp có giấy phép của cơ
quan Văn hoá đối với những vật phẩm thuộc chức năng quản lý của cơ quan Văn hoá
hoặc giấy phép của cơ quan An ninh đối với những vật phẩm mà nội dung có liên
quan đến bí mật quốc gia).
11. Các tài liệu khoa học, báo
cáo, tài liệu nghiên cứu, số liệu điều tra cơ bản và các loại mô tả khoáng vật
địa chất, các loại giống động vật, thực vật... (trong trường hợp cần thiết mang
ra nước ngoài phục vụ cho nghiên cứu, thí nghiệm khoa học kỹ thuật làm luận án,
đồ án tố nghiệp hoặc hợp tác khoa học kỹ thuật, phải có giấy phép của Uỷ ban
Khoa học và kỹ thuật Nhà nước).
12. Các loại vật tư thiết bị
khoa học đã nhập vào Việt Nam.
13. Cổ vật, tranh ảnh, tài liệu,
sách báo, đồ mỹ thuật quý có liên quan đến Cách mạng Việt Nam, lịch sử, văn hoá
nghệ thuật, phát minh sáng chế thuộc diện quản lý của Nhà nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam (trừ trường hợp có giấy phép của cơ quan Văn hoá hoặc xuất bản
bán công khai có ghi giá).
14. Những sơ đồ, hoành đồ và những
tài liệu khác có tính chất quân sự.
15. Các tiêu bản côn trùng, khoáng
vật, động vật, thực vật quý của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (trừ
trường hợp có giấy phép của cơ quan Nhà nước có chức năng quản lý cho phép).
16. Các loại động vật sống thuộc
loại quý hiếm, kể cả sản phẩm của các loại động vật này như ngà voi, đồi mồi, vảy
tê tê, da hổ, da báo, da trăn (trừ trường hợp của cơ quan nghiên cứu khoa học kỹ
thuật được các cơ quan Nhà nước có chức năng quản lý cho phép).
17. Các chất tươi sống dễ bị ôi
thối mà không có bao bì bảo quản thích hợp; các chất có hại đến vệ sinh chung.
18. Nông lâm, thổ, hải sản và
hàng thủ công mỹ nghệ thuộc diện thống nhất quản lý của Nhà nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam (trừ trường hợp có hoá đơn mua tại các cửa hàng có đăng ký mẫu
hoá đơn với Hải quan, nếu không thì phải có giấy phép của cơ quan Hải quan).
19. Hạt rau giống, cây giống,
các loại ngũ cốc (trừ trường hợp có giấy phép của cơ quan kiểm dịch thực vật).
20. Trầm hương, kỳ nam, quế, các
loại tinh dầu thực vật.
21. Các mặt hàng khác của Hội đồng
Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cấm xuất.
DANH MỤC
CÁC LOẠI HÀNG CẤM NHẬP KHẨU VÀ NHẬP KHẨU CÓ ĐIỀU KIỆN BẰNG
ĐƯỜNG PHI MẬU DỊCH
(Kèm theo Quyết định số 516-TCHQ/PC ngày17-4-1987 của Tổng cục Hải quan)
1. Các loại vũ khí
như (như vũ khí quân dụng, súng thể thao quốc phòng, đạn quân dụng và thể thao
quốc phòng, vũ khí thô sơ); chất nổ, chất dễ cháy; quân trang. (Riêng súng săn
phải có giấy phép của Bộ Nội vụ trước khi nhập).
2. Máy vô tuyến điện, máy điện
thoại, điện tín và phụ tùng (trừ máy video cassette do Bộ Văn hoá quy định và
cho phép).
3. Tem Bưu điện sống và chết (trừ
trường hợp do Tổng cục Bưu điện cho phép).
4. Tiền Việt Nam, hối phiếu,
ngân phiếu và các loại giấy tờ có giá trị thanh toán đều không được dùng để gửi
trong quà biếu (trừ trường hợp là hành khách nhập cảnh thì tiền Việt Nam khi nhập
khẩu phải có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; hối phiếu, ngân phiếu
và các loại giấy tờ có giá trị thanh toán mang theo người phải khai báo với Hải
quan cửa khẩu và tuân theo quy chế của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).
5. Ngoại tệ; kim khí quý (nguyên
chất hay hợp kim); đá quý, ngọc trai, kim cương, (thiên nhiên hay nhân tạo)
mang theo người khi nhập cảnh đều phải khai báo với Hải quan cửa khẩu. Trường hợp
gửi trong quà biếu, nếu có khai báo với Hải quan cửa khẩu thì được xem là hợp
pháp và được hưởng các quyền lợi do Ngân hàng Nhà nước quy định. Tất cả các trường
hợp giấu giếm không khai báo thì coi như nhập khẩu trái phép, đều bị xử lý theo
Điều lệ quản lý Ngoại hối và Điều lệ Hải quan hiện hành.
6. Thuốc phiện, các chất ma tuý,
nguyên liệu và dụng cụ để chế biến và sử dụng các chất này; các thuốc gây nghiện,
gây mê; các chất độc.
7. Các loại thuốc không có nhãn
hiệu hoặc nhãn hiệu không còn nguyên vẹn, quá hạn dùng, không bảo đảm chất lượng
(kể cả cao đơn hoàn tán) không còn nguyên vẹn bao bì đóng gói (trường hợp là
thuốc mang theo người để dùng cho cá nhân lúc đi đường); các loại thuốc không
được lưu hành, sử dụng ở nước sản xuất thuốc hoặc ở nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam; thuốc hương tâm thần (trường hợp được Sở Y tế tỉnh trở lên cho
phép mang đủ theo yêu cầu chữa bệnh).
8. Các loại hoá chất dùng làm
nguyên liệu đều phải có giấy phép của Tổng cục Hoá chất trước khi nhập (trong
trường hợp hàng đã tới cửa khẩu mà chưa kịp có giấy phép, thì vẫn phải xin phép
Tổng cục Hoá chất. Trong thời gian không quá bẩy ngày kể cả ngày nhận được đơn,
cơ quan chức năng phải trả lời cho đương sự biết kết quả. Nếu quá hạn mà chưa
trả lời thì do Hải quan quyết định).
9. Bản viết tốc ký, mật mã bằng
chữ hay bằng số.
10. Mọi tài liệu, bản in, bản thảo,
bút ký, bản in kẽm, bản in giấy sáp, băng nhạc, đĩa hát, băng ghi âm, băng ghi
hình đã ghi phim chiếu bóng, phim đã chụp đã quay nhưng chưa tráng, tranh ảnh,
sách báo, tượng, và các vật phẩm khác mà nọi dung có phương hại đến chính trị,
kinh tế và văn hoá của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (trừ trường hợp
cs giấy phép của cơ quan Văn hoá đối với những vật phẩm thuộc chức năng quản lý
của cơ quan Văn hoá hoặc giấy phép của cơ quan An ninh đối với những vật phẩm
mà nội dung có liên quan đến An ninh Quốc gia; hoặc trong trường hợp chưa rõ nội
dung thì cơ quan Văn hoá hoặc An ninh tạm giữ để kiểm tra, và sẽ trả lại nếu được
phép nhập trong thời gian không quá mười năm ngày kể từ ngày tạm giữ).
11. Đường hoá học nguyên chất.
12. Các loại đồ hộp đóng kín (trừ
những thứ đóng bằng bao bì trong suốt hoặc có thể mở ra dễ dàng để kiểm tra).
13. Các loại rượu mạnh (trên
40ưoư) (trừ những người nhập cảnh Việt Nam được mang theo trong tiêu chuẩn hành
lý).
14 Thuốc lá, kể cả thuốc lá sợi
và thuốc lá điếu sì gà (trừ những người nhập cảnh Việt Nam được mang theo trong
tiêu chuẩn hành lý).
15. Các chất tươi sống dễ ôi thối,
các chất có hại đến vệ sinh chung mà không được cơ quan kiểm dịch cho phép nhập.
16. Quần áo, vải và những vật phẩm
khác có in hình vẽ và chữ không hợp với thuần phong mỹ thuật Việt Nam.
17. Các loại quần áo, chăn màn,
giầy dép đã sử dụng (trừ các hành lý mang theo người khi nhập cảnh hoặc ký gửi
trước, sau khi hết thời hạn ở nước ngoài trở về nước).
18. Các mặt hàng khác mà Hội đồng
Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cấm nhập khẩu.