Quyết định 5503/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt quy hoạch phát triển Công nghiệp thành phố Đà Nẵng đến năm 2020

Số hiệu 5503/QĐ-UBND
Ngày ban hành 20/07/2009
Ngày có hiệu lực 20/07/2009
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Đà Nẵng
Người ký Trần Văn Minh
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5503/QĐ-UBND

Đà Nẵng, ngày 20 tháng 7 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;

Căn cứ Quyết định số 73/2006/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành Công nghiệp Việt Nam theo vùng lãnh thổ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020;

Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng tại Tờ trình số 1281/TTr-KH-ĐT ngày 9 tháng 7 năm 2009 về việc Đề nghị phê duyệt Quy hoạch phát triển Công nghiệp thành phố Đà Nẵng đến năm 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển Công nghiệp thành phố Đà Nẵng giai đoạn đến năm 2020 với các nội dung như sau:

1. Quan điểm phát triển:

a) Phát triển công nghiệp là nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của thành phố Đà Nẵng, góp phần đưa Đà Nẵng trở thành một đô thị lớn của cả nước, trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học công nghệ của miền Trung; là địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của khu vực miền Trung và cả nước.

b) Phát triển công nghiệp hiệu quả bền vững và làm nền tảng phát triển các ngành dịch vụ; phát huy được lợi thế của Đà Nẵng trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, đảm bảo tính liên kết trên cơ sở phân bố hợp lý về không gian lãnh thổ, về cơ cấu ngành công nghiệp.

c) Phát triển công nghiệp có chọn lọc, tập trung ưu tiên phát triển những ngành hàng và sản phẩm sử dụng công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, có hàm lượng chất xám cao, có giá trị gia tăng cao; coi trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng cao cấp và hàng xuất khẩu. Tạo ra chuyển biến cơ bản về cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp theo hướng công nghiệp sạch và giá trị gia tăng cao; thay đổi về chất lượng nội bộ ngành phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

d) Phát triển công nghiệp trên cơ sở phát triển của khoa học công nghệ và nguồn nhân lực có trình độ cao; phát huy tối đa mọi nguồn nội lực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, nâng cao hiệu quả của hợp tác quốc tế, hợp tác liên tỉnh, liên vùng và liên ngành.

e) Chú trọng phát triển các ngành nghề truyền thống và các ngành nghề tạo ra sản phẩm phục vụ du lịch, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, rút ngắn dần khoảng cách về kinh tế - xã hội giữa nông thôn và thành thị, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn.

g) Phát triển công nghiệp phải gắn liền với yêu cầu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, đảm bảo ổn định xã hội và an ninh quốc phòng.

2. Mục tiêu phát triển:

a) Mục tiêu tổng quát:

Từ nay đến năm 2020, công nghiệp tiếp tục là ngành kinh tế quan trọng, góp phần đưa Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế - xã hội của miền Trung, là địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của khu vực miền Trung và cả nước. Đà Nẵng phấn đấu để trở thành một trong những trung tâm công nghiệp phần mềm, trung tâm thời trang của khu vực miền Trung và cả nước, là một trong những địa phương đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và cơ bản trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá cố định 1994) giai đoạn 2011-2015 là 13,24% và giai đoạn 2016-2020 là 12,2%.

- Tỷ trọng Công nghiệp-Xây dựng trong cơ cấu kinh tế thành phố đến năm 2010 là 47,5%, năm 2015 là 45,4% và năm 2020 là 42,8%.

- Đẩy mạnh thu hút đầu tư có chọn lọc các dự án sản xuất những sản phẩm có giá trị gia tăng cao và hướng vào các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghệ sạch, công nghệ sinh học và công nghệ thông tin.

- Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, đặc biệt là các khu công nghiệp công nghệ cao, khu công nghiệp công nghệ thông tin.

- Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm công nghiệp-TTCN, phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu trên 650 triệu USD vào năm 2010, trên 1.500 triệu USD vào năm 2015 và trên 3.300 triệu USD vào năm 2020.

- Nâng cao chất lượng nguồn lao động công nghiệp và trình độ quản lý doanh nghiệp tại thành phố.

3. Định hướng phát triển:

a) Định hướng chung:

[...]