THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
50/2000/QĐ-TTg
|
Hà
Nội, ngày 24 tháng 04 năm 2000
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH HỆ THỐNG CẤP NƯỚC THÀNH PHỐ HÀ NỘI
ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Quyết định số 63/1998/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 1998 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Định hướng phát triển cấp nước đô thị Quốc gia đến
năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 108/1998/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 1998 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm
2020;
Xét đề nghị của Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (Tờ trình số
31/TT-UB ngày 08 tháng 6 năm 1999) và của Bộ trưởng Bộ Xây dựng (Tờ trình số
43/TTr-BXD tháng 12 năm 1999).
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt Quy hoạch hệ thống cấp nước thành phố Hà Nội đến
năm 2010 và Định hướng phát triển đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau
đây:
1. Mục
tiêu:
Đánh giá đúng thực trạng để quy
hoạch hệ thống cấp nước thành phố Hà Nội đến năm 2010 và Định hướng phát triển
đến năm 2020 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố qua từng giai đoạn,
phù hợp với Định hướng phát triển cấp nước đô thị Quốc gia đến năm 2020 và điều
chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2020: làm cơ sở cho công tác chuẩn
bị đầu tư cải tạo và phát triển hệ thống cấp nước trên địa bàn thành phố.
2. Quy hoạch
và định hướng phát triển hệ thống cấp nước:
2.1. Giai đoạn quy hoạch:
Quy hoạch hệ thống cấp nước
thành phố Hà Nội lập cho giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2010 trên cơ sở Định hướng
phát triển đến năm 2020; trong đó quy hoạch đợt đầu đến năm 2005.
2.2. Quy hoạch nguồn nước:
Nguồn nước thô cấp cho hệ thống
cấp nước Hà Nội được sử dụng nguồn nước dưới đất và nguồn nước mặt.
- Nguồn nước dưới đất:
* Phía Nam sông Hồng: Tổng công
suất khai thác nước dưới đất đến năm 2010 không quá 700.000 m3/ngày,
kể cả các trạm cấp nước riêng lẻ.
* Phía Bắc sông Hồng: Tổng công
suất khai thác khoảng 142.000 m3/ngày. Trữ lượng tiềm năng nước dưới
đất khu vực phía Bắc sông Hồng cần được khảo sát đánh giá thêm.
- Nguồn nước mặt:
* Đến năm 2010 khai thác nguồn
nước mặt của sông Hồng hoặc sông Đà khoảng 500.000 m3/ngày.
* Khi lập các dự án đầu tư, cần
nghiên cứu cụ thể các phương án kinh tế - kỹ thuật và đánh giá tác động môi trường
để so sánh chọn nguồn nước mặt sông Hồng hay sông Đà.
2.3. Chỉ tiêu cấp nước:
* Tiêu chuẩn nước sinh hoạt và tỷ
lệ dân số được cấp nước phù hợp với Định hướng phát triển cấp nước đô thị Quốc
gia đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
* Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt:
Đến năm 2005 là 160 lít/người/ngày; đến năm 2010 là 170 lít/người/ngày và đến
năm 2020 là 190 lít/ người/ngày.
* Nhu cầu cấp nước sinh hoạt: Đến
năm 2005 khoảng 852.000 m3/ngày; đến năm 2010 khoảng 1.046.000 m3/ngày
và đến năm 2020 khoảng 1.419.000 m3/ngày.
* Chỉ tiêu giảm lượng thất
thoát, thất thu tiền nước: Đến năm 2005 còn 45%; đến năm 2010 còn
30% và đến năm 2020 còn 20-25%.
2.4. Công nghệ xử lý nước:
* Đối với các nhà máy xử lý nước
dưới đất: áp dụng công nghệ truyền thống kết hợp công nghệ tiên tiến và ứng dụng
các tiến bộ khoa học kỹ thuật.
* Đối với các nhà máy xử lý nước
mặt: áp dụng công nghệ tiên tiến hiện đại, có tính đến điều kiện thực tế của nước
ta.
2.5. Mạng lưới cấp nước:
* Cải tạo, nâng cấp, mở rộng
hoàn chỉnh mạng đường ống cấp nước; cần ưu tiên đối với khu vực trung tâm thành
phố. Nối mạng giữa hai bờ sông Hồng để tận dụng hết công suất của các nhà máy
nước đã có và để hỗ trợ lẫn nhau khi có sự cố.
* Phân chia mạng lưới cho từng
xí nghiệp kinh doanh nước cấp quận quản lý, chỉ để chung nhau phần mạng lưới đường
ống truyền dẫn nhằm vận hành có hiệu quả mạng lưới cấp nước toàn thành phố.
2.6. Cấp nước nông thôn:
* Nước sạch phục vụ các vùng
nông thôn không cấp từ mạng tập trung của thành phố, cần kết hợp với Chương
trình mục tiêu Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 237/1998/QĐ-TTg ngày 03 tháng 12
năm 1998 và các chương trình lồng ghép khác. Đến năm 2010 đầu tư xây dựng 60 trạm
cấp nước nông thôn, mỗi trạm có công suất từ 500 đến 1800 m3/ngày
đêm, tùy theo dân số của mỗi xã.
2.7. Quy hoạch đợt đầu 2000 - 2005: - Thực
hiện chương trình chống thất thoát, thất thu tiền nước; triển khai dự án cải tạo
mạng lưới hiện có, bảo đảm bố trí mạng lưới hợp lý, lắp đặt đồng hồ đo nước cho
100% khách hàng.
* Cải tạo nâng cấp các nhà máy
nước Ngô Sỹ Liên, Mai Dịch, Hạ Đình, Tương Mai, Pháp Vân để bảo đảm chất lượng
và đạt tổng công suất thiết kế khoảng 180.000 m3/ngày.
* Xây dựng nhà máy nước Bắc
Thăng Long khai thác nước dưới đất với công suất 50.000 m3/ngày; cần
xem xét khả năng tiêu thụ nước để phân kỳ đầu tư theo nhu cầu thực tế.
* Nghiên cứu để đầu tư xây dựng
một nhà máy sử dụng nguồn nước mặt, dự kiến hoàn thành vào năm 2005 với công suất
đợt đầu là 150.000 m3/ngày.
* Lập dự án mở rộng nhà máy nước
Cáo Đỉnh lên công suất 60.000 m3/ngày và dự án mở rộng nhà máy nước
Nam Dư lên 60.000 m3/ngày.
* Xây dựng hệ thống cấp nước
nông thôn cho 20 xã từ năm 2000 đến năm 2002 và cho 20 xã tiếp theo từ năm 2003
đến năm 2005; phối hợp với kế hoạch thực hiện của Chương trình mục tiêu quốc
gia về nước sạch và vệ sinh nông thôn.
2.8. Quy hoạch giai đoạn 2005 - 2010: -
Nâng công suất nhà máy nước Gia Lâm lên 60.000 m3/ngày.
* Mở rộng nhà máy sử dụng nguồn
nước mặt, nâng công suất thêm 300.000 m3/ngày.
* Xây dựng hệ thống cấp nước
nông thôn cho 20 xã.
3. Tổng mức đầu
tư và nguồn vốn: Tổng mức đầu tư để thực hiện Quy hoạch hệ thống cấp nước thành
phố Hà Nội đến năm 2010 khoảng 5.624 tỷ đồng (tương đương khoảng 435,9 triệu
USD).
Nguồn vốn: Huy động của các công
ty kinh doanh nước sạch trên địa bàn thành phố, vốn vay, vốn ODA, huy động đầu
tư theo hình thức BOT, ngân sách nhà nước và huy động của nhân dân.
4. Biện pháp thực hiện:
* Phương thức huy động nguồn lực:
Thực hiện theo Định hướng phát triển cấp nước đô thị quốc gia đến năm 2020 đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
* Triển khai thực hiện Luật Tài
nguyên nước nhằm quản lý và bảo vệ an toàn, bền vững nguồn nước dưới đất và nước
mặt của thành phố, nghiêm cấm và có biện pháp xử lý nghiêm việc khai thác, sử dụng
nguồn nước khi chưa được phép của cơ quan quản lý nhà nước; - Cải tiến hệ thống
tổ chức hợp lý, nâng cao năng lực của các công ty kinh doanh nước sạch trên địa
bàn thành phố để điều hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Sớm chuyển các công
ty này thành doanh nghiệp hoạt động công ích theo Nghị định số 56/CP ngày 02
tháng 10 năm 1996 của Chính phủ;
* Từng bước thực hiện giá nước mới
theo nguyên tắc: Giá nước phải bảo đảm chi phí và hoàn trả vốn vay; tạo tiền đề
để các công ty kinh doanh nước sạch có thể tự chủ về tài chính; - Tập trung đẩy
nhanh tiến độ thực hiện các dự án đã được phê duyệt.
Điều 2.
Phân công thực hiện:
* Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội
chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành triển khai thực hiện có hiệu quả chương
trình đầu tư theo Quy hoạch hệ thống cấp nước thành phố Hà Nội.
* Bộ Xây dựng có trách nhiệm xem
xét kiểm tra việc thực hiện Quy hoạch hệ thống cấp nước phù hợp với điều chỉnh
Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2020; hướng dẫn việc lập dự án, xây dựng
các công trình cấp nước và công tác quản lý, nghiệp vụ kỹ thuật cấp nước.
* Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn có trách nhiệm quản lý trữ lượng và chất lượng nguồn nước mặt và nước
dưới đất; quyết định địa điểm lấy nước của nguồn nước mặt; kiểm tra việc khai
thác nguồn nước dưới đất trên địa bàn Hà Nội.
* Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi
trường và Bộ Y tế có trách nhiệm đề xuất biện pháp quản lý bảo vệ nguồn nước của
thành phố, kiểm tra chất lượng nước theo quy định hiện hành.
* Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ
Tài chính có trách nhiệm đề xuất cơ chế, chính sách đầu tư, huy động nguồn tài
chính để thực hiện Quy hoạch này.
Điều 3. Quyết
định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Chủ tịch ủy ban nhân dân thành
phố Hà Nội; Bộ trưởng các Bộ: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Tổng cục
trưởng Tổng cục Địa chính; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và thủ trưởng
các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. THỦ TƯỚNG
CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|