Quyết định 237/1998/QĐ-TTg phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu | 237/1998/QĐ-TTg |
Ngày ban hành | 03/12/1998 |
Ngày có hiệu lực | 18/12/1998 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký | Phạm Gia Khiêm |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 237/1998/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 1998 |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 237 /1998/QĐ-TTG NGÀY 03 THÁNG 12 NĂM 1998 PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ
trình Thủ tướng Chính phủ số 2737-TT/BNN.CBNLS ngày 14 tháng 7 năm 1998;
Căn cứ ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại công văn số
6412-BKH/VPTĐ ngày 17 tháng 9 năm 1998 và ý kiến các Bộ, ngành liên quan,
QUYẾT ĐỊNH:
a) Trong giai đoạn đến năm 2000 : nâng tỷ lệ người được sử dụng nước sạch lên khoảng 45%, cải thiện vệ sinh môi trường, ưu tiên vùng biên giới, hải đảo, dân tộc ít người và các vùng nông thôn khó khăn khác.
b) Đến năm 2005 : khoảng 80% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch; 50% hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh; xử lý chất thải ở 30% chuồng trại chăn nuôi và 10% số làng nghề.
c) Xây dựng và từng bước áp dụng các chính sách, cơ chế xã hội hóa việc cấp nước và vệ sinh môi trường, trước hết là ở nông thôn.
d) Góp phần chống cạn kiệt, chống ô nhiễm và bảo vệ chất lượng nguồn nước.
2. Thời gian thực hiện : Từ năm 1998 đến năm 2005.
3. Kinh phí đầu tư và nguyên tắc sử dụng :
a) Tổng kinh phí dự kiến : 16.400 tỷ VNĐ, trong đó :
- Vốn ngân sách (bao gồm cả vốn ODA): 3.600 tỷ VNĐ (chiếm khoảng 22% tổng kinh phí).
- Các nguồn vốn khác : 12.800 tỷ VNĐ (chiếm khoảng 78% tổng kinh phí).
Đây là số định hướng để làm căn cứ xây dựng các dự án cụ thể.
+ Vốn ngân sách Trung ương : chủ yếu đầu tư cho công tác điều tra, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, đào tạo, khảo sát, giám sát, truyền thông, xây dựng các mô hình cấp nước, vệ sinh môi trường điển hình ở những vùng thiếu nước, vùng đặc biệt khó khăn.
Cần dành một phần tỷ lệ hợp lý vốn ngân sách Trung ương để xây dựng và tổ chức chỉ đạo thí điểm việc thực hiện chính sách, cơ chế xã hội hóa vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch ở nông thôn.
+ Vốn địa phương : để hỗ trợ các công trình có quy mô nhỏ tại địa phương để giám sát, quản lý ở địa phương hóa nhiệm vụ giữ sạch môi trường và cung cấp nước uống cho nhân dân ở địa phương.
+ Vốn của dân : huy động để hoàn trả chi phí các công trình đã xây dựng cho dân, tự đầu tư cho chính gia đình mình để nhân rộng các mô hình phù hợp.
+ Vốn của các thành phần kinh tế khác : tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho tư nhân và các thành phần kinh tế khác tham gia đầu tư, kinh doanh dịch vụ cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
Điều 2. Tổ chức thực hiện :
4. Uỷ ban nhân dân các tỉnh và các Bộ, ngành có dự án cần chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan trong việc triển khai thực hiện các dự án trong chương trình và lồng ghép với các Chương trình mục tiêu Quốc gia khác, nhằm thực hiện Chương trình này có hiệu quả.