ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SÓC TRĂNG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
492/QĐHC-CTUBND
|
Sóc Trăng, ngày
22 tháng 06 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
VÙNG BIỂN, VEN BIỂN TỈNH SÓC TRĂNG ĐẾN NĂM 2015 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày
26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 215/QĐ-UBND ngày 26/8/2008
của UBND tỉnh Sóc Trăng ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP
ngày 30/5/2007 của Chính phủ và Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 11/9/2007 của Tỉnh ủy
về việc phát triển kinh tế biển, vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng đến năm 2015 tầm
nhìn đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 165/QĐ-UBND ngày 20/8/2010
về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển tỉnh Sóc Trăng đến
năm 2020;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư
tỉnh Sóc Trăng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Ứng
dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phát triển sản xuất vùng biển, ven biển tỉnh
Sóc Trăng đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau
đây:
1. Mục tiêu:
a) Mục tiêu chung:
Đánh giá, nhận diện các vấn đề khoa học và công nghệ
trên cơ sở hiện trạng và định hướng nghiên cứu khoa học nhằm góp phần đẩy nhanh
tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo định
hướng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Chuyển giao ít nhất 20 tiến bộ kỹ thuật trong việc
chọn tạo giống, các mô hình thâm canh nông thủy sản và các mô hình luân canh muối
- thủy sản trên vùng biển và ven biển.
- Ứng dụng các công nghệ chế biến và bảo quản sau
thu hoạch đối với sản phẩm đặc thù của vùng biển như hành tím, Artemia và thủy
sản.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu cơ bản về tài nguyên và
môi trường khu vực ven biển làm cơ sở cho việc nghiên cứu hoạch định các chủ
trương, chính sách phát triển tổng thể, dài hạn của toàn vùng, xây dựng kế hoạch
và các mô hình phát triển phù hợp cho từng huyện biển; ứng dụng GIS xây dựng
các bản đồ nền vùng biển phục vụ công tác quản lý, quy hoạch.
- Xây dựng các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của
các sản phẩm, hàng hóa chủ lực vùng biển; đề xuất các giải pháp lấn biển Vĩnh
Châu sau năm 2010.
2. Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học.
- Nghiên cứu ứng dụng lĩnh vực tài nguyên và môi
trường.
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin.
- Các vấn đề khoa học và công nghệ hỗ trợ.
- Phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ.
3. Kinh phí thực hiện đề án:
Tổng nhu cầu vốn đầu tư 17.200 triệu đồng; trong
đó, vốn từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ 14.900 triệu đồng, vốn
huy động và lồng ghép từ các nguồn khác 2.300 triệu đồng.
4. Giải pháp thực hiện:
- Lựa chọn nhiệm vụ khoa học và công nghệ:
+ Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ có tính chất
cơ bản; cơ sở: cần tiến hành ngay nhằm cung cấp cơ sở khoa học ban đầu cho các
đề tài? dự án có tính chất triển khai ứng dụng, sản xuất thử, xây dựng và nhân
rộng mô hình.
+ Các đề tài có tính chất kế thừa các đề án cấp Bộ,
cấp tỉnh: cần tiến hành đồng bộ hai kênh nghiên cứu này.
- Thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ
trong giai đoạn 2011 - 2020, chi tiết các nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo
danh mục đính kèm Quyết định này.
- Các giải pháp về nguồn nhân lực:
+ Lồng ghép vào Chương trình đào tạo sau đại học và
các chương trình, kế hoạch đào tạo cán bộ của tỉnh, kết hợp, các ngành Giáo dục
- Đào tạo, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc phát triển nguồn nhân
lực, có kế hoạch đào tạo sau đại học hàng năm cho vùng biển từ 3 - 6 cán bộ, tập
trung vào các ngành thế mạnh như công nghệ sinh học, nuôi trồng thủy sản, trồng
trọt, công nghệ thông tin,... Chú trọng nâng cao năng lực các tổ chức sự nghiệp,
các Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư, Trạm Bảo vệ thực vật nhằm đáp ứng yêu cầu tiếp
nhận, làm chủ và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật thông qua các mô hình ứng dụng
khoa học và công nghệ.
+ Việc đào tạo thông qua các kênh từ các Viện, Trường
Đại học, Trường dạy nghề; các đề tài, dự án chuyển giao tiến bộ kỹ thuật.
- Các giải pháp về cơ chế, chính sách:
+ Củng cố, hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước về
khoa học, công nghệ đến các huyện vùng biển theo hướng linh hoạt và hiệu quả.
+ Thực hiện cơ chế liên kết giữa quản lý nhà nước với
các tổ chức khoa học công nghệ và các doanh nghiệp trong quá trình xác định nhiệm
vụ nghiên cứu đến triển khai thực hiện, đánh giá và đưa kết quả vào ứng dụng thực
tiễn.
+ Thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về
khoa học, công nghệ thông qua việc xây dựng và triển khai các chương trình, dự
án cụ thể. Các lĩnh vực được hỗ trợ như nghiên cứu đổi mới công nghệ và thiết bị;
kiểm toán năng lượng, giải pháp và mô hình tiết kiệm năng lượng; phát triển tài
sản trí tuệ; xây dựng, áp dụng và chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng tiên
tiến.
+ Tăng cường quan hệ hợp tác phát triển khoa học,
công nghệ, tranh thủ sự hỗ trợ của các tỉnh, thành phố như thành phố Hồ Chí
Minh, thành phố Cần Thơ và các tổ chức Trung ương trong lĩnh vực đào tạo, quản
lý, nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ.
5. Tổ chức thực hiện:
a) Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp các Sở,
ngành liên quan và UBND các huyện vùng biển xây dựng kế hoạch thực hiện đề án
hàng năm; có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện, đảm bảo đề
án được thực hiện có hiệu quả và đúng tiến độ; tổ chức sơ kết, đánh giá 5 năm về
thực hiện vào năm 2015; xác định, bổ sung danh mục các nhiệm vụ khoa học và
công nghệ giai đoạn 2015-2020 và trình UBND tỉnh xem xét, quyết định; tổ chức tổng
kết đánh giá kết quả đạt được khi đề án kết thúc; định kỳ hàng năm báo cáo kết
quả triển khai đề án về UBND tỉnh.
b) Hàng năm, các Sở, ngành có liên quan căn cứ mục
tiêu, nhiệm vụ của đề án, có trách nhiệm phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ tổ
chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo danh mục đính kèm Quyết
định này.
c) UBND các huyện vùng biển lồng ghép các nhiệm vụ
khoa học và công nghệ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, hàng năm
của địa phương.
Điều 2. Chánh Văn phòng
UBND tỉnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ, Thủ trưởng
các Sở ngành, Chủ tịch UBND các huyện Vĩnh Châu, Trần Đề, Cù Lao Dung, tỉnh Sóc
Trăng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ KH&CN;
- Lưu: KT, NC.
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Trung Hiếu
|
DANH MỤC
CÁC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 492/QĐHC-CTUBND ngày 22/6/2011 của Chủ tịch
UBND tỉnh Sóc Trăng)
STT
|
Nhiệm vụ khoa học
và công nghệ
|
Mục tiêu
|
Sản phẩm dự kiến
|
Kinh phí
(triệu đồng)
|
Thời gian bắt đầu
thực hiện
|
Sự nghiệp Khoa
học và công nghệ
|
Khác
|
1
|
Xây dựng mô hình cơ sở dữ liệu GIS nền huyện phục
vụ công tác quản lý đô thị tại các huyện vùng biển
|
Xây dựng mô hình cơ sở dữ liệu GIS nền huyện phục
vụ công tác quản lý đô thị tại UBND huyện góp phần đẩy mạnh công tác cải cách
hành chính, giảm thời gian và chi phí trong công tác quản lý, chỉ đạo điều hành,
hoạch định chính sách và tác nghiệp trên nhiều lĩnh vực như: kinh tế, văn
hóa-xã hội, môi trường, giao thông, y tế, giáo dục,...
|
- Các lớp dữ liệu cơ sở gồm: giao thông, ranh giới,
hệ thống thủy lợi, độ che phủ thực vật, điểm kinh tế - xã hội, địa chính cơ sở.
- Xây dựng các lớp dữ liệu hiện trạng của Vùng Biển
- Tích hợp vào cổng thông tin WebGis của tỉnh Sóc
Trăng để phục vụ cộng đồng
|
1.000
|
|
2011
|
2
|
Xây dựng, áp dụng và chứng nhận rau an toàn theo
GlobalGAP cho hành tím Vĩnh Châu
|
Nâng cao năng suất, chất lượng hành thương phẩm,
góp phần xây dựng và phát triển thương hiệu hành tím Vĩnh Châu
|
Xây dựng quy trình sản xuất hành tím an toàn theo
tiêu chuẩn VietGAP với quy mô 50ha tại huyện Vĩnh Châu.
|
500
|
1.300
|
2011
|
3
|
Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp tổng hợp bảo quản
hành giống an toàn tại huyện Vĩnh Châu
|
Đề xuất các phương pháp bảo quản hành giống đảm bảo
an toàn về môi trường và sức khỏe cộng đồng
|
Đánh giá ảnh hưởng sức khỏe và môi trường của các
phương pháp hiện đang sử dụng trong bảo quản hành giống. Đề xuất các biện
pháp tổng hợp thay thế trong bảo quản hành giống, đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật
và kinh tế.
|
400
|
|
2012
|
4
|
Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường
khu vực vùng biển
|
- Tập hợp các dữ liệu về tài nguyên và môi trường
vùng biển, xây dựng phân bố không gian bằng công nghệ GIS có thể dùng chung
phục vụ công tác quy hoạch phát triển vùng biển
- Nghiên cứu ứng dụng các thuật toán phân tích diễn
biến và các tác nhân dữ liệu quan trắc.
|
- Cơ sở dữ liệu cơ bản về tài nguyên và môi trường
vùng biển.
- Phần mềm quản lý dữ liệu tài nguyên và môi trường
vùng biển có thể chia sẻ trên môi trường Internet.
- Bản đồ dữ liệu tài nguyên và môi trường bằng
công nghệ GIS.
- Các thuật toán hỗ trợ phân tích diễn biến và
các tác nhân dữ liệu quan trọng.
|
1.300
|
|
2012
|
5
|
Thử nghiệm ngoài đồng các bộ giống mía mới có chữ
đường và năng suất cao
|
Lựa chọn 5-6 bộ giống mía có năng suất cao hơn các
giống mía hiện tại từ 05-15%, cung cấp nguồn nguyên liệu cho nhà máy đường
Sóc Trăng và các vùng lân cận.
|
Lựa chọn các bộ giống mía mới từ Viện Khoa học
Nông nghiệp Miền nam để trồng khảo nghiệm trong điều kiện tỉnh Sóc Trăng nhằm
tuyển chọn các giống mía có năng suất và chữ đường cao.
|
700
|
|
2013
|
6
|
Xây dựng hệ thống bản đồ đất ngập nước và rừng ngập
mặn ven biển từ cấp huyện, xã, vùng
|
Phục vụ công tác quản lý, dự báo, đánh giá, theo
dõi rừng ngập mặn và thiên tai.
|
Bản đồ hiện trạng đất ngập nước và rừng ngập mặn
ven biển theo các cấp xã, huyện, vùng
|
500
|
|
2013
|
7
|
Lai tạo và chọn lọc lúa chịu mặn phục vụ vùng sản
xuất lúa ven biển dưới tác động của biến đổi khí hậu
|
Chọn tạo giống lúa mới chịu mặn bằng hoặc hơn 5‰
để phục vụ sản xuất lúa bị ảnh hưởng mặn
|
Chọn lọc được 2-3 giống lúa và các dòng triển vọng
có kiểu hình cải tiến, thời gian sinh trưởng không quá 100 ngày, có năng suất
trung bình đến cao ở độ mặn bằng hoặc hơn 5‰
|
1.500
|
|
2014
|
8
|
Ứng dụng GIS phục vụ công tác quản lý chuyên
ngành cấp, thoát nước, cáp quang, dân số, tài nguyên đất, tài nguyên rừng,
tài nguyên biển
|
Xây dựng các bản đồ chuyên đề bằng công nghệ GIS phục
vụ công tác quản lý, quy hoạch.
|
Ứng dụng công nghệ GIS xây dựng các bản đồ chuyên
đề: cấp, thoát nước, cáp quang, dân số, tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài
nguyên biển phục vụ công tác quản lý, quy hoạch.
|
500
|
|
2014
|
9
|
Nghiên cứu đề xuất giải pháp lấn biển giai đoạn
sau năm 2010 tại huyện Vĩnh Châu
|
Phục vụ yêu cầu phát triển, phòng ngừa, giảm thiểu
thiên tai, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và an ninh chủ quyền quốc gia
|
Xác định các khu vực có tiềm năng lấn biển, xây dựng
cơ sở khoa học và lộ trình lấn biển phục vụ công tác quy hoạch lấn biển của
huyện Vĩnh Châu
|
1.200
|
|
2015
|
10
|
Ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng các mô hình bảo
quản sản phẩm thủy sản khai thác
|
Góp phần nâng cao giá trị thủy sản hàng hóa sau khai
thác
|
Các mô hình bảo quản sản phẩm thủy sản với các
công nghệ phù hợp
|
1.800
|
|
2015
|
11
|
Ứng dựng KH&CN trong lĩnh vực khai thác biển
|
Sản phẩm khai thác đạt chất lượng và đảm bảo an toàn
vệ sinh thực phẩm thông qua việc áp dụng tiêu chuẩn chất lượng GMP, SSOP,
HACCP trong khai thác thủy sản
|
Triển khai để 100% tàu cá áp dụng được tiêu chuẩn
GMP, SSOP; 20% tàu cá được áp dụng HACCP
|
1.000
|
1.000
|
2016
|
12
|
Nghiên cứu xây dựng nội dung và giải pháp nâng
cao sức cạnh tranh của các sản phẩm, ngành sản xuất và dịch vụ đặc thù của
vùng
|
Xác định cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm đề xuất
chiến lược phát triển bền vững đối với các sản phẩm, ngành sản xuất có lợi thế
cạnh tranh của vùng biển
|
Đề xuất chiến lược phát triển bền vững đối với:
- Lúa gạo, thủy sản, các nông sản khác và các
lĩnh vực công nghệ thực phẩm như sơ chế, chế biến,...
- Các lĩnh vực dịch vụ: du lịch, vận tải.
|
800
|
|
2016
|
13
|
Nghiên cứu xây dựng các mô hình luân canh có hiệu
quả ở khu vực sản xuất muối huyện Vĩnh Châu
|
Khai thác và sử dụng tối đa tiềm năng đất đai nhằm
tăng thu thập cho nông dân khu vực sản xuất muối
|
Lựa chọn 3-5 mô hình luân canh thủy sản - muối có
hiệu trên vùng sản xuất muối của huyện Vĩnh Châu
|
900
|
|
2017
|
14
|
Xây dựng mô hình quản lý, khai thác các nguồn lợi
thủy sản, giống thủy sản vùng ven biển
|
Bảo vệ và sử dụng có hiệu quả và bền vững các nguồn
tài nguyên thiên nhiên vùng bãi bồi ven biển
|
Mô hình quản lý, khai thác các nguồn lợi thủy sản,
giống thủy sản gắn với mô hình quản lý cộng đồng nhằm bảo vệ, sử dụng có hiệu
quả và bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên vùng bãi bồi ven biển.
|
800
|
|
2017
|
15
|
Nghiên cứu đánh giá các giá trị đa dạng sinh học
đối với khu vực rừng ngập mặn tại Cù Lao Dung
|
Bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học phục vụ khai
thác tiềm năng du lịch sinh thái
|
Báo cáo đa dạng sinh học khu vực rừng ngập mặn tại
Cù Lao Dung
|
800
|
|
2018
|
16
|
Nghiên cứu xây dựng các mô hình nuôi trồng thủy sản
khu vực rừng ngập mặn ven biển theo phương thức quản lý bền vững hệ sinh thái
rừng ngập mặn
|
Bảo quản, khai thác có hiệu quả, đa dạng hóa nguồn
thu nhập khu vực rừng ngập mặn ven biển
|
Chọn lựa 3-5 mô hình nuôi thủy sản khu vực rừng
ngập mặn ven biển kết hợp phương thức quản lý phù hợp
|
1.200
|
|
2018
|
Tổng
|
14.900
|
2.300
|
|