Quyết định 957/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt đề tài “Ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trồng trọt, chế biến và bảo quản dược liệu Ngưu tất (Achyranthes bidentata Blume) theo tiêu chí GAP-WHO nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và tăng thu nhập cho nông dân tại tỉnh Bắc Giang”

Số hiệu 957/QĐ-UBND
Ngày ban hành 21/06/2013
Ngày có hiệu lực 21/06/2013
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bắc Giang
Người ký Bùi Văn Hạnh
Lĩnh vực Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 957/QĐ-UBND

Bắc Giang, ngày 21 tháng 06 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ TÀI “ỨNG DỤNG CÁC TIẾN BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRỒNG TRỌT, CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN DƯỢC LIỆU NGƯU TẤT (ACHYRANTHES BIDENTATA BLUME) THEO TIÊU CHÍ GAP-WHO NHẰM NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG VÀ TĂNG THU NHẬP CHO NÔNG DÂN TẠI TỈNH BẮC GIANG”

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 09 tháng 6 năm 2000; Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 47/TTr-KHCN ngày 13 tháng 6 năm 2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt đề tài “Ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trồng trọt, chế biến và bảo quản dược liệu Ngưu tất (Achyranthes bidentata Blume) theo tiêu chí GAP-WHO nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và tăng thu nhập cho nông dân tại tỉnh Bắc Giang”, với những nội dung chủ yếu sau:

1. Tên đề tài: Ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trồng trọt, chế biến và bảo quản dược liệu Ngưu tất (Achyranthes bidentata Blume) theo tiêu chí GAP-WHO nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và tăng thu nhập cho nông dân tại tỉnh Bắc Giang.

2. Cơ quan chủ trì: Công ty TNHH Thương mại Dược phẩm Đông Á.

3. Chủ nhiệm đề tài: Dược sỹ Lê Minh Nguyệt.

4. Thời gian thực hiện: 24 tháng (từ tháng 6/2013 đến tháng 5/2015).

5. Mục tiêu của đề tài:

- Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ về KH&CN trong trồng trọt Ngưu tất theo một số tiêu chí GAP-WHO nhằm xây dựng quy trình trồng trọt Ngưu tất cho năng suất và chất lượng cao tại Bắc Giang.

- Xây dựng mô hình thâm canh Ngưu tất theo một số tiêu chí GAP-WHO trong cơ cấu cây trồng vụ đông, đem lại hiệu quả kinh tế góp phần tăng thu nhập cho nông dân tại Bắc Giang.

- Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho dược liệu Ngưu tất.

6. Nội dung thực hiện:

6.1. Điều tra, khảo sát hiện trạng, tình hình sản xuất nông nghiệp và canh tác cây vụ đông tại vùng nghiên cứu.

- Xây dựng 01 mẫu phiếu và tổ chức điều tra 450 phiếu: mỗi huyện 3 xã và mỗi xã điều tra 30 hộ tại các huyện Hiệp Hòa, Yên Dũng và Lạng Giang; thu thập các số liệu thứ cấp về khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn nước tưới, sản xuất nông nghiệp và cây trồng vụ đông.

- Khảo sát và phân tích đất, nước để so sánh với các chỉ tiêu an toàn của tiêu chuẩn GAP-WHO (chỉ tiêu về kim loại nặng, vi sinh vật, thuốc bảo vệ thực vật,...).

+ Phân tích đất: lấy mỗi huyện 4 mẫu đất, phân tích 11 chỉ tiêu như độ pH, hàm lượng mùn, N, P2O5 tổng số, P2O5 dễ tiêu, K2O, Mg, các kim loại nặng trong đất như Asen, thủy ngân, Cadimi, chì... để xác định tính phù hợp của cây Ngưu tất.

+ Phân tích chất lượng nguồn nước: lấy mỗi huyện 4 mẫu, phân tích 8 chỉ tiêu như kim loại nặng như Asen, thủy ngân, Cadimi, chì và 4 chủng vi sinh vật như E. coli, Pseudomonas aeruginosa, Salmonella typhimurium, Staphylococcus aureus.

- Xử lý số liệu điều tra, phân tích, tổng hợp và viết báo cáo kết quả điều tra.

6.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh Ngưu tất theo một số tiêu chí GAP-WHO.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất cây Ngưu tất

+ Quy mô, địa điểm: Bố trí thí nghiệm theo phương pháp thí nghiệm đồng ruộng với 3 thời vụ: gieo hạt từ 15/9- 30/9; gieo hạt từ 1/10-15/10; gieo hạt từ 16/10-30/10, quy mô 6500 m2 tại 2 huyện Hiệp Hòa và Yên Dũng.

+ Theo dõi, đánh giá sinh trưởng phát triển, năng suất dược liệu, chọn ra thời vụ thích hợp nhất cho từng huyện và phù hợp với cơ cấu cây trồng của địa phương.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của đất trồng đến sinh trưởng phát triển, năng suất cây Ngưu tất

[...]