Quyết định 4887/QĐ-UBND năm 2015 Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Thành ủy về thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Số hiệu 4887/QĐ-UBND
Ngày ban hành 02/10/2015
Ngày có hiệu lực 02/10/2015
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Lê Hoàng Quân
Lĩnh vực Giáo dục,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4887/QĐ-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 10 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA THÀNH ỦY THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 29-NQ/TW HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 8 - KHÓA XI VỀ “ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA, VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ” TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi một số điều của Luật Giáo dục ngày 04 tháng 12 năm 2009;

Căn cứ Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực Nghị quyết 29-NQ/TW Hội nghị Trung ương 8 - Khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”;

Căn cứ Chương trình hành động số 46-CTrHĐ/TU ngày 21 tháng 6 năm 2015 của Ban Thường vụ Thành ủy về thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị Trung ương 8 - Khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”;

Xét đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo Tại Tờ trình số 3135/TTr-GDĐT ngày 29 tháng 9 năm 2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Thành ủy về thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị Trung ương 8 - Khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Thủ trưởng các Sở, ngành Thành phố có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
-
Thủ tướng Chính phủ (để Báo cáo);
-
Văn phòng Chính phủ (để Báo cáo);
-
Bộ Giáo dục và Đào tạo (để Báo cáo);
-
Thường trực Thành ủy (để Báo cáo);
-
Thường trực HĐND. TP;
-
TTUB: CT, các PCT;
-
Ủy ban MTTQ Việt Nam TP;
-
Các Đoàn thể Thành phố;
-
Các Sở - ngành Thành phố;
-
VPUB: Các PVP;
-
Các Phòng CV, TTCB;
-
Lưu:VT, (VX/Nh) XP.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Lê Hoàng Quân

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA THÀNH ỦY THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 29-NQ/TW HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 8 - KHÓA XI VỀ “ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA, VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ” TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4887/QĐ-UBND ngày 02 tháng 10 năm 2015 của y ban nhân dân Thành ph)

PHẦN THỨ NHẤT

KẾT QUẢ CHỈ ĐẠO VÀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NHIỆM VỤ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Sau 21 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Khóa VII về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo; giáo dục và đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được những thành tựu to lớn, nâng cao dân trí góp phần vào những thành tựu chung của Thành phố. Mạng lưới trường lớp ở các ngành học, bậc học đã được phủ khắp 322/322 xã - phường, thị trấn của 24 quận - huyện với quy mô phát triển ngày một tăng; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy và học tập được đầu tư trang bị, đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên của ngành ngày càng lớn mạnh đáp ứng yêu cầu từ quy mô đến chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu; trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị, đạo đức lối sống, lương tâm nghnghiệp được nâng cao. Công tác quản lý của ngành tích cực, hiệu quả; công nghệ thông tin trong nhà trường được đầu tư phát triển; việc đổi mới trong công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh được triển khai thực hiện mạnh mẽ; công tác chỉ đạo và tổ chức thi cử, tuyển sinh nghiêm túc, khoa học, công bằng, ngày càng được sự tín nhiệm của học sinh và phụ huynh. Chất lượng giáo dục từng bước được nâng cao, khoảng cách giữa giáo dục nội thành và ngoại thành được thu hẹp. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực được các trường triển khai, bước đầu có kết quả tốt; phong trào học sinh nghiên cứu khoa học được nhiều thầy giáo, cô giáo và học sinh quan tâm; giáo dục kỹ năng sống cho học sinh được chú trọng. Từ năm 1995, Thành phố đã đạt mục tiêu xóa mù chữ và phổ cập giáo dục bậc tiểu học; năm 2002, hoàn thành phcập giáo dục trung học cơ sở, năm 2008 đạt chuẩn phổ cập bậc trung học (theo chuẩn của thành phố) và năm 2013 hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; điều này, đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh.

1. Những mặt được

- Nhận thức của hệ thống chính trị và xã hội về vai trò quan trọng của giáo dục - đào tạo trong sự nghiệp phát triển đất nước và Thành phố không ngừng được củng cố. Thành phố ban hành nhiều chỉ thị, kế hoạch thường xuyên rà soát việc thực hiện các mục tiêu giáo dục - đào tạo trên địa bàn; tiến hành sơ kết, tng kết các nghị quyết, chỉ thị về giáo dục - đào tạo để tiếp tục định hướng chỉ đạo phát triển; mỗi năm Thành phố dành trên 25% trong tổng chi ngân sách Thành phố cho giáo dục - đào tạo.

- Ngành giáo dục và đào tạo Thành phố đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hiệu quả phát triển giáo dục - đào tạo trên địa bàn, phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành liên quan, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và ban ngành đoàn thđịa phương để thực hiện hiệu quả giáo dục kết hợp 3 môi trường: gia đình - nhà trường và xã hội; giải quyết kịp thời những điều kiện cần thiết phục vụ công tác giáo dục trên địa bàn.

- Ý thức tự đào tạo của người dân và sự hỗ trợ của xã hội trong công tác giáo dục - đào tạo chuyển biến rõ nét. Mạng lưới Hội khuyến học các cấp phát trin rộng rãi, góp phần hiệu quả vào việc xây dựng xã hội học tập thông qua nhiều chương trình học bổng hỗ trợ học sinh, sinh viên nghèo hiếu học; phát triển các trung tâm học tập cộng đồng đáp ứng được nhu cầu nâng cao kiến thức nhiều mặt cho người dân.

- Quy mô và mạng lưới các cấp học được đầu tư phát triển đồng bộ. Kinh phí đu tư xây dựng cơ sở vật cht trường học trên địa bàn Thành ph tăng dn hàng năm (bình quân trên 2.000 tỷ đồng, riêng năm 2015, dự kiến bố trí: 2.800 tỷ đồng). Quy hoạch hệ thống giáo dục phổ thông, dạy nghề, giáo dục thường xuyên, quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Thành phố bước đầu đạt kết quả thiết thực. Hàng năm đã đưa vào sử dụng trên 1.500 phòng học mới (đặc biệt năm 2015 dự kiến đưa vào sử dụng 2.557 phòng học mới), đảm bảo chỗ học cho con em nhân dân (với quy mô học sinh tăng bình quân 60.000 em mỗi năm, riêng năm 2015 tăng gần 85.000 học sinh), thực hiện tốt phổ cập giáo dục từ các quận trung tâm đến huyện ngoại thành của Thành phố.

- Chất lượng và hiệu quả giáo dục - đào tạo có nhiều chuyển biến tích cực. Các ngành học mầm non, tiểu học, trung học và bậc đại học đều có những bước phát triển nhanh về quy mô; học vấn trung bình của người dân Thành phố được nâng lên rõ rệt. Các trường đại học đã và đang tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất; gắn công tác đào tạo với nghiên cứu khoa học, chuyển giao và ứng dụng công nghệ vào sản xuất và đời sống; mở rộng đào tạo nhiều ngành nghề mới, mở rộng hợp tác quốc tế trong đào tạo và nghiên cứu khoa học để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Chương trình đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ của Thành phố đã có kết quả bước đầu, nhiều học viên hoàn thành chương trình đào tạo được bố trí công tác, trong đó có nhiều cán bộ trẻ được bổ nhiệm chức vụ trưởng, phó phòng tại các sở - ngành, quận - huyện.

- Đội ngũ sư phạm được quy tụ và củng cố mạnh từ số lượng đến chất lượng. Số lượng giáo viên đạt chuẩn và vượt chuẩn cao, tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy học cá thể thay cho dạy học số đông, chăm sóc tốt từng học sinh trong quá trình dạy học, đảm bảo giảng dạy đủ môn theo chương trình quy định. Công tác quản lý nhà trường được đổi mới tích cực theo hướng chuyên nghiệp, hội nhập với khu vực và quốc tế, sử dụng tốt công nghệ thông tin, tinh giản bộ máy và chuẩn hóa nhà trường.

- Công bằng trong giáo dục - đào tạo luôn được quan tâm. Thành phố đã ưu tiên đầu tư, tập trung xây dựng mới và nâng cấp các cơ sở giáo dục đào tạo vùng ven và các huyện; phát động phong trào giúp đỡ, hỗ trợ đối với các trường thuộc địa bàn khó khăn ở ngoại thành; thực hiện chế độ, chính sách ưu đãi đối với cán bộ, giáo viên công tác tại các xã thực sự khó khăn và chế độ đối với học sinh, sinh viên thuộc đối tượng chính sách, bộ đội xuất ngũ; tích cực chăm lo, tạo điều kiện cho nhiều trẻ em lang thang được nuôi dưỡng, học tập, khám chữa bệnh miễn phí.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ