ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 62/KH-UBND
|
Cần Thơ, ngày 20
tháng 05 năm 2016
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN KHÂU ĐỘT PHÁ “TẬP TRUNG HUY ĐỘNG MỌI NGUỒN LỰC, ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỒNG BỘ, HIỆU QUẢ, PHỤC VỤ TỐT YÊU
CẦU CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN 2015-2020”
Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ XII; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIII, nhiệm
kỳ 2015-2020;
Căn cứ Nghị định số
77/2015/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công
trung hạn và hằng năm; Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 của
Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;
Căn cứ Nghị quyết số
08/2015/NQ-HĐND ngày 04 tháng 12 năm 2015 của Hội đồng nhân dân thành phố Cần
Thơ về phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, các giải pháp cơ bản của kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020;
Căn cứ Quyết định số 440/QĐ-UBND
ngày 24 tháng 02 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Kế hoạch
triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng,
Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố thành phố Cần Thơ lần thứ XIII,
nhiệm kỳ 2015-2020;
Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố
ban hành Kế hoạch thực hiện khâu đột phá “Tập trung huy động mọi nguồn lực, đầu
tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiệu quả, phục vụ tốt yêu
cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế giai đoạn 2015-2020” như
sau:
I. MỤC TIÊU
VÀ YÊU CẦU:
1. Mục tiêu:
a) Mục tiêu chung:
Kế hoạch huy động các nguồn vốn
đầu tư phát triển 5 năm 2016-2020 là giải pháp quan trọng thực hiện thắng lợi
các mục tiêu, nhiệm vụ được Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ
2015-2020 đề ra; phù hợp với mục tiêu xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhằm
đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020
theo Nghị quyết số 13-NQ/TW (khóa XI) và Nghị quyết số 45-NQ/TW (khóa X) của Đảng.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Quán triệt mục tiêu, nhiệm vụ
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIII, các nguồn vốn huy động phải
được quản lý, sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích, góp phần thực hiện thắng lợi
các nhiệm vụ, chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an
ninh theo Nghị quyết số 08/2015/NQ-HĐND ngày 04/12/2015 của Hội đồng nhân dân
(HĐND) thành phố.
- Thực hiện tái cơ cấu đầu tư,
tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình phát triển theo hướng tăng chỉ số
năng lực cạnh tranh, nâng cao chất lượng, hiệu quả nền kinh tế.
- Hoàn thiện dần hệ thống hạ tầng
đô thị, hạ tầng nông thôn gắn với ứng phó biến đổi khí hậu; giải quyết có hiệu
quả một số vấn đề bức xúc đang đặt ra như: quản lý tốt đô thị, từng bước giải
quyết ngập nghẹt vào mùa mưa lũ, ô nhiễm môi trường; ùn tắt và giảm thiểu tai nạn
giao thông.
- Quan tâm ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng hệ thống chính quyền
thân thiện, tiện ích và chuyên nghiệp.
2. Yêu cầu:
a) Tổ chức quán triệt, phân
công nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện xây dựng Kế hoạch/chương
trình hành động tại cơ quan, đơn vị, đề xuất và thực hiện có hiệu quả các giải
pháp huy động vốn, quản lý tốt, sử dụng đúng mục tiêu các nguồn vốn đầu tư.
b) Nêu cao tinh thần trách nhiệm
quản lý nhà nước của các sở, ngành, UBND quận, huyện trong lập quy hoạch và đề
xuất chủ trương đầu tư; của chủ đầu tư trong kiểm tra, giám sát lập dự án đầu
tư, thực hiện công trình, tránh dàn trãi, chống thất thoát, lãng phí.
c) Rà soát, kiến nghị điều chỉnh,
bổ sung quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng trọng điểm (giao thông, cấp - thoát nước, giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học
công nghệ,…) làm cơ sở huy động và tập trung nguồn vốn đầu tư.
d) Nghiên cứu, tiếp tục đề xuất
điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách khả thi trong huy động các nguồn vốn,
kêu gọi xã hội hóa đầu tư phát triển hạ tầng.
đ) Xây dựng quy chế phối hợp,
phân công, phân nhiệm rõ ràng, quyền hạn, trách nhiệm cụ thể giữa các sở, ban,
ngành, địa phương trong giải quyết hồ sơ, thủ tục, tạo đột phá về môi trường đầu
tư thông thoáng, hấp dẫn đối với nhà đầu
tư.
II. Các nhiệm
vụ cụ thể:
1. Huy động nguồn lực vốn đầu
tư trên địa bàn:
Tổng vốn huy động toàn xã hội
280.000 - 300.000 tỷ đồng, bao gồm:
a) Vốn ngân sách Nhà nước thuộc
thành phố quản lý, phân bổ đầu tư dự kiến 33.457 tỷ đồng, chiếm 11,95% tổng vốn
đầu tư;
b) Vốn các Bộ, ngành, doanh
nghiệp Nhà nước Trung ương đầu tư trên địa bàn dự kiến 72.419 tỷ đồng, chiếm
25,85% tổng vốn đầu tư;
c) Vốn đầu tư của doanh nghiệp
trong nước (DNTN) và dân cư: 165.460 tỷ đồng, chiếm 59,20% tổng vốn đầu tư;
d) Vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (vốn thực hiện): 8.664 tỷ đồng, chiếm 3% tổng vốn đầu tư.
2. Dự kiến kế hoạch vốn đầu
tư công trung hạn 2016-2020:
a) Tổng nhu cầu vốn đầu tư:
Tổng số: 47.663,468 tỷ đồng, bao
gồm:
- Các nguồn vốn ngân sách địa
phương:
|
30.130,993
tỷ đồng.
|
- Nguồn vốn Trung hỗ trợ có mục
tiêu:
|
4.329,195
tỷ đồng.
|
- Nguồn vốn trái phiếu Chính
phủ:
|
4.903,280
tỷ đồng.
|
- Nguồn vốn ODA:
|
8.300
tỷ đồng.
|
b) Dự kiến khả năng vốn cân đối:
|
31.588,468
tỷ đồng.
|
(Số dự kiến, Trung ương
chưa thông báo chính thức)
|
|
- Nguồn cân đối ngân sách địa
phương:
|
8.223,993
tỷ đồng.
|
- Tiền sử dụng đất:
|
2.087
tỷ đồng.
|
- Vốn xổ số kiến thiết:
|
6.188
tỷ đồng.
|
- Các nguồn vốn khác do ngân
sách TP khai thác, quản lý:
|
2.684
tỷ đồng.
|
- Vốn Trung ương bổ sung theo
mục tiêu:
|
2.517,195
tỷ đồng.
|
- Vốn ODA:
|
8.300
tỷ đồng.
|
- Vốn trái phiếu Chính phủ (dự
kiến):
|
1.588,280
tỷ đồng.
|
* Phân cấp quản lý:
|
31.588,468
tỷ đồng.
|
(Theo Nghị quyết số
09/2015/NQ-HĐND ngày 04/12/2015 của HĐND thành phố)
- Dự kiến số vốn do
thành phố quản lý:
|
23.740,232
tỷ đồng.
|
+ Dự phòng 10% (cân đối
NSĐP+tiền SDĐ+XSKT):
|
1.554,899
tỷ đồng.
|
+ Trả lãi và nợ gốc các khoản
vay:
|
760,352
tỷ đồng.
|
+ Bố trí cho quỹ phát triển đất
thành phố:
|
563,490
tỷ đồng.
|
+ Bố trí vốn chuẩn bị đầu tư:
|
170
tỷ đồng.
|
+ Bố trí vốn thực hiện:
|
20.691,491
tỷ đồng.
|
Số vốn thực hiện 20.691,491 tỷ đồng,
tổng hợp đến thời điểm 30/4/2016, dự kiến bố trí cho 294 công trình, dự án (72
dự án hoàn thành; 61 dự án chuyển tiếp; 161 dự án khởi công mới) thuộc các
ngành/lĩnh vực.
. Công nghiệp (điện nông
thôn):
|
01
dự án; 53,250 tỷ đồng, tỷ lệ 0,26%.
|
. Nông nghiệp, thủy sản, thủy
lợi:
|
22
dự án; 1.888,451 tỷ đồng, tỷ lệ 9,12%.
|
. Giao thông vận tải:
|
35
dự án; 2.843,255 tỷ đồng, tỷ lệ 13,74%.
|
. Công nghệ thông tin - truyền thông:
|
13
dự án; 94,640 tỷ đồng, tỷ lệ 0,46%.
|
. Cấp nước, xử lý chất thải:
|
23
dự án; 169,492 tỷ đồng, tỷ lệ 0,82%.
|
. Khoa học và công nghệ:
|
8
dự án; 1.294,525 tỷ đồng, tỷ lệ 6,25%.
|
. Quản lý đất đai, môi trường:
|
8
dự án; 192,830 tỷ đồng, tỷ lệ 0,94%.
|
. Giáo dục - đào tạo, dạy nghề:
|
39
dự án; 2.738,907 tỷ đồng, tỷ lệ 13,24% (còn 1.900,956 tỷ đồng chưa định danh
được dự án để bố trí).
|
. Y tế:
|
29
dự án; 3.074,585 tỷ đồng, tỷ lệ 14,86%.
|
. Phúc lợi công cộng:
|
18
dự án; 7.314,460 tỷ đồng, tỷ lệ 35,35%.
|
. Văn hóa:
|
18
dự án; 532,981 tỷ đồng, tỷ lệ 2,58%.
|
. Thể thao:
|
5
dự án; 24,9 tỷ đồng, tỷ lệ 0,12%.
|
. Du lịch:
|
1
dự án; 9 tỷ đồng, tỷ lệ 0,04%.
|
. Quản lý nhà nước:
|
37
dự án; 82,259 tỷ đồng, tỷ lệ 0,40%.
|
. An ninh - quốc phòng:
|
37
dự án; 377,956 tỷ đồng, tỷ lệ 1,82%.
|
- Số vốn do quận, huyện
quản lý:
|
7.848,236
tỷ đồng.
|
+ Trung ương, thành phố hỗ trợ
đầu tư có mục tiêu:
|
2.803,849
tỷ đồng.
|
+ Phân bổ theo tiêu chí, định
mức:
|
5.044,387
tỷ đồng.
|
Trong đó:
. Quận Ninh Kiều: 861,527 tỷ đồng
(hỗ trợ có mục tiêu 220,969 tỷ đồng; tiêu chí định mức: 640,558 tỷ đồng).
. Quận Bình Thủy: 990,048 tỷ đồng
(hỗ trợ có mục tiêu 487,794 tỷ đồng; tiêu chí định mức: 502,254 tỷ đồng).
. Quận Cái Răng: 840,386 tỷ đồng
(hỗ trợ có mục tiêu 323,573 tỷ đồng; tiêu chí định mức: 516,813 tỷ đồng).
. Quận Ô Môn: 856,026 tỷ đồng
(hỗ trợ có mục tiêu 295,538 tỷ đồng; tiêu chí định mức: 560,488 tỷ đồng).
. Quận Thốt Nốt: 913,782 tỷ đồng
(hỗ trợ có mục tiêu 309,620 tỷ đồng; tiêu chí định mức: 604,162 tỷ đồng)
. Huyện Phong Điền: 745,737 tỷ
đồng (hỗ trợ có mục tiêu 272,598 tỷ đồng; tiêu chí định mức: 473,139 tỷ đồng).
. Huyện Cờ Đỏ: 887,133 tỷ đồng
(hỗ trợ có mục tiêu 290,251 tỷ đồng; tiêu chí định mức: 596,882 tỷ đồng).
. Huyện Thới Lai: 911,382 tỷ đồng
(hỗ trợ có mục tiêu 314,500 tỷ đồng; tiêu chí định mức: 596,882 tỷ đồng).
. Huyện Vĩnh Thạnh: 842,215 tỷ
đồng (hỗ trợ có mục tiêu 553,209 tỷ đồng; tiêu chí định mức: 289,006 tỷ đồng).
(Đính
kèm phụ lục 2)
* Số vốn phân bổ nêu trên là
số dự kiến, sẽ điều chỉnh, trình cấp thẩm quyền quyết định phân bổ chính thức
sau khi Trung ương thông báo giao vốn chính thức.
c) Dự báo số vốn chưa cân đối
được:
Tổng số 16.075 tỷ đồng, chiếm
32,45% nhu cầu. Gồm:
- Nguồn vốn ngân sách thành
phố: 10.948 tỷ đồng.
+ Các dự án thuộc Trung tâm Văn
hóa Tây Đô: 2.130 tỷ đồng.
. Bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư Trung tâm Văn hóa Tây Đô (phần còn lại chưa đủ vốn): 500 tỷ đồng.
. Đầu tư cơ sở hạ tầng Trung
tâm Văn hóa Tây Đô: 1.100 tỷ đồng.
. Các dự án thành phần thuộc Trung
tâm Văn hóa Tây Đô: 530 tỷ đồng.
(Nhà Văn hóa Thanh niên, Nhà
Văn hóa Thiếu nhi, Nhà hát nghệ thuật tổng hợp):
+ Bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư Dự án đầu tư Cơ sở hạ tầng Khu Công nghiệp công nghệ cao: 1.400 tỷ đồng.
+ Bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư Kè sông Cần Thơ bờ phải (Dự án WB3): 1.800 tỷ đồng.
+ Bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư các khu công nghiệp của thành phố: 2.000 tỷ đồng.
+ Đường trục C2 (Phạm Ngọc Thạch
nối dài) quận Ninh Kiều: 65 tỷ đồng.
+ Bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư + vốn đối ứng các dự án ODA: 3.553 tỷ đồng.
- Nguồn vốn Trung ương hỗ trợ
có mục tiêu: 1.812 tỷ đồng.
+ Đường Vành đai sân bay Cần
Thơ kết nối đường Lê Hồng Phong đến Quốc lộ 91B (Trung ương có bố trí vốn nhưng
còn thiếu để hoàn thành): 509 tỷ đồng.
+ Đường tỉnh 917 (Trung ương có
bố trí vốn nhưng còn thiếu vốn): 647 tỷ đồng.
+ Đường tỉnh 921:
|
656
tỷ đồng.
|
- Nguồn vốn trái phiếu
Chính phủ:
|
3.315
tỷ đồng.
|
+ Đường Nguyễn Văn Cừ (Mỹ
Khánh - Phong Điền):
|
1.243
tỷ đồng.
|
+ Đường tỉnh 922 (đoạn từ Ô Môn
đến Thới Lai):
|
1.494
tỷ đồng.
|
+ Đường tỉnh 923:
|
578
tỷ đồng.
|
d) Giải pháp đối với các dự án
chưa cân đối được vốn (16.075 tỷ đồng).
- Nguồn vốn ngân sách thành
phố: 10.948 tỷ đồng.
+ Các dự án thuộc Trung tâm
Văn hóa Tây Đô (2.130 tỷ đồng) có thể giãn tiến độ hoặc tạm dừng thực hiện
theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; chỉ thực hiện khi có nhà đầu tư thỏa thuận
thực hiện theo hình thức PPP hoặc UBND thành phố cho thuê đất để nhà đầu tư xây
dựng và sau đó thành phố thuê lại (đầu tư thực hiện khai thác công).
+ Các dự án bồi thường, hỗ
trợ tái định cư và vốn đối ứng các dự án ODA: 7.018 tỷ đồng, gồm: 3.465 tỷ
đồng thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho các dự án: đầu tư Cơ sở hạ
tầng Khu Công nghiệp công nghệ cao; Kè sông Cần Thơ bờ phải (Dự án WB3); các
khu công nghiệp của thành phố; Đường trục C2 (Phạm Ngọc Thạch nối dài, quận
Ninh Kiều) và 3.553 tỷ đồng thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư và vốn đối
ứng ODA: biện pháp thực hiện: lập đề án vay vốn Ngân hàng Đầu tư phát triển, vay
vốn Kho bạc Nhà nước, khai thác quỹ đất thông qua việc rà soát quỹ nhà, quỹ đất
công, tạo vốn thực hiện.
- Nguồn vốn Trung ương hỗ trợ
có mục tiêu: 1.812 tỷ đồng.
UBND thành phố sẽ tiếp tục đề
nghị Trung ương bố trí vốn thực hiện theo thứ tự ưu tiên, còn lại sẽ thực hiện
theo hình thức PPP.
- Nguồn vốn Trung ương trái
phiếu Chính phủ: 3.315 tỷ đồng.
Thành phố tiếp tục kiến nghị Quốc
hội, Chính phủ phát hành vốn trái phiếu Chính phủ đầu tư có trọng tâm cho các dự
án giao thông kết nối liên vùng; số còn lại sẽ thực hiện theo hình thức PPP phù
hợp.
3. Các dự án thu hút đầu tư
ngoài ngân sách:
Tổng số 71 dự án, dự kiến tổng
mức đầu tư khoảng 100.000 tỷ đồng. Gồm
a) Các dự án đang triển khai thực
hiện (đã có chủ trương đầu tư):
Tổng số có 08 dự án, tổng mức đầu
tư là 15.313 tỷ đồng. Các dự án Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu các Sở,
ngành, quận huyện theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện, sớm hoàn thành đưa
công trình vào khai thác sử dụng theo đúng kế hoạch. Gồm:
- Vốn trong nước: 07 dự án,
trong đó 06 dự án có tổng mức đầu tư là 6.705 tỷ đồng, 01 dự án chưa xác định
được tổng mức đầu tư.
- Vốn FDI: 01 dự án với tổng vốn
đầu tư là 8.608 tỷ đồng (Nhà máy lọc dầu Cần Thơ công suất 02 triệu tấn/năm).
(Đính
kèm phụ lục 3)
b) Các dự án chưa có chủ trương
đầu tư, đang kêu gọi đầu tư ngoài ngân sách:
Tổng số 41 dự án với tổng mức đầu
tư khoảng 58.699 tỷ đồng.
(Đính
kèm phụ lục 4)
c) Dự án kêu gọi đầu tư theo
hình thức đối tác công tư (PPP):
Tổng số 11 dự án, tổng mức đầu
tư: 23.127 tỷ đồng.
(Đính
kèm phụ lục 5)
d) Dự án kêu gọi xã hội hóa:
Tổng số 11 dự án, tổng mức đầu
tư dự kiến 2.861 tỷ đồng.
(Đính
kèm phụ lục 6)
4. Xây dựng và triển khai
các dự án khai thác quỹ đất:
Nghiên cứu, lập và triển khai
các dự án khai thác quỹ đất sau:
a) Khai thác quỹ đất khu vực
xung quanh Hồ Bún Xáng.
b) Khu đô thị đường Võ Văn Kiệt
trên địa bàn 03 phường: An Thới, Long Hòa, Long Tuyền, quận Bình Thủy (từ Rạch
Sao đến đường Tỉnh 918), có tổng diện tích 264 ha.
c) Khu đất đường Trần Hoàng Na
(đất bà Hòa).
d) Một số vị trí sau Kè sông Cần
Thơ.
Ngoài các khu trên, tiếp tục
nghiên cứu các khu đất khác có điều kiện khai thác để triển khai thực hiện khai
thác quỹ đất.
III. Các giải
pháp thực hiện:
1. Các sở, ban, ngành,
UBND quận, huyện, chủ đầu tư phải chấp hành nghiêm Luật Đầu tư công, Luật Ngân
sách Nhà nước, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng; thực hiện có hiệu quả các Nghị định
số 77/2015/NĐ-CP, Nghị định số 136/2015/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư số
08/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố, Chỉ
thị số 06/CT-UBND ngày 28 tháng 4 năm 2016 của UBND thành phố về chấn chỉnh
công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản năm 2016 và 05 năm 2016-2020 trên địa
bàn thành phố Cần Thơ.
2. Tiếp tục rà soát, điều
chỉnh, bổ sung quy hoạch ngành/lĩnh vực trọng tâm: xây dựng, giao thông, giáo dục
- đào tạo, y tế, khoa học công nghệ, nông nghiệp và phát triển nông thôn; công
nghiệp, dịch vụ, bảo vệ môi trường,… để rà soát, sắp xếp thứ tự ưu tiên các dự
án đầu tư bằng vốn ngân sách Nhà nước; các dự án kêu gọi đầu tư vốn ngoài Nhà
nước, làm cơ sở xem xét quyết định dừng thực hiện các dự án đã được phê duyệt ở
những năm trước 2015 nhưng hiệu quả đầu tư thấp, giảm dư nợ tổng mức đầu tư, hạn
chế “quy hoạch treo”, giảm áp lực đầu tư công.
3. Khẩn trương rà soát,
điều chỉnh, bổ sung và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về phạm vi, đối
tượng khuyến khích hỗ trợ, ưu đãi đầu tư, xã hội hóa đối với từng ngành, lĩnh vực.
Đặc biệt là xem xét và tính lại giá đất, mức giá cho thuê đất, phù hợp, nhằm hạ
giá thành, thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào thành phố.
4. Phân, công giao nhiệm
vụ làm chủ đầu tư, quản lý dự án cụ thể đối với các sở chuyên ngành, UBND quận,
huyện và các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng; có cơ chế phối hợp chặt chẽ, nhằm
xúc tiến nhanh thủ tục, đảm bảo chất lượng, đúng quy định, đẩy nhanh tiến độ
triển khai, thi công, sớm hoàn thành công trình đưa vào sử dụng.
5. Giao Giám đốc Sở Xây
dựng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, tập trung rà soát, đề xuất thu hồi
quỹ nhà, đất công,… các cơ quan, đơn vị, quản lý sử dụng không đúng mục đích,
kém hiệu quả, để khai thác tạo nguồn thu cho ngân sách; đồng thời rà soát đưa
ra đấu giá các khu đất công, quỹ nhà thuộc sở hữu Nhà nước.
6. Giao Giám đốc Sở Công
Thương chủ trì phối hợp với Ban Quản lý các Khu chế xuất, công nghiệp thành phố
tổ chức khảo sát, nghiên cứu sự phù hợp với các quy định trong công tác quản lý
Nhà nước tại các Khu công nghiệp - khu chế xuất trên địa bàn thành phố, việc
tính giá cho thuê lại đất của các doanh nghiệp được giao làm chủ đầu tư cơ sở hạ
tầng các khu công nghiệp tập trung, để đảm bảo sự phù hợp về giá, thu hút đầu
tư, lấp đầy các khu công nghiệp.
7. Ban hành quy chế phối
hợp, tăng cường thực hiện các biện pháp cải cách thủ tục hành chính, trọng tâm
là nghiên cứu đề xuất tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm thời gian
giải quyết thủ tục hành chính, giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức,
cá nhân; tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ công chức, thực
hiện nghiêm quy định về quy tắc ứng xử trong cơ quan Nhà nước, nhằm tạo môi trường
đầu tư hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
8. Giao Giám đốc Trung
tâm Phát triển Quỹ đất thành phố phối hợp Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch
và Đầu tư, khảo sát, xây dựng Đề án khai thác quỹ đất, làm cơ sở để xây dựng
phương án vay vốn nhàn rỗi Kho bạc Nhà nước, để thực hiện bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư, tạo quỹ đất sạch kêu gọi đầu tư, tăng thêm nguồn vốn đầu tư kết cấu
hạ tầng.
9. Giao Giám đốc Sở Kế
hoạch và Đầu tư thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Chủ trì phối hợp với các đơn
vị liên quan, tham mưu, đề xuất UBND thành phố tiếp tục kiến nghị Trung ương hỗ
trợ vốn đầu tư từ các nguồn vốn ODA, trái phiếu Chính phủ, Trung ương hỗ trợ có
mục tiêu, tín dụng ưu đãi đầu tư.
b) Theo dõi, kiểm tra đôn đốc việc
thực hiện Kế hoạch này, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về UBND thành phố
trước ngày 25 hàng tháng; đồng thời, tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố
chỉ đạo kịp thời những vấn đề phát sinh.
Yêu cầu Giám đốc Sở, Thủ trưởng
các cơ quan, ban, ngành, thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện tổ chức
triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch./.
Nơi nhận:
- BTV Thành ủy (để báo cáo);
- TT.HĐND TP (để báo cáo);
- CT, PCT UBND thành phố;
- Ban TT.UBMTTQ.TPCT (để phối hợp);
- Các Ban thuộc HĐND TP (để biết);
- Sở, ban, ngành thành phố;
- Văn phòng Thành ủy;
- TT.HĐND, UBND quận, huyện;
- VP UBND TP (3D);
- Lưu: VT, LHS
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Võ Thành Thống
|