Kế hoạch 72/KH-UBND năm 2016 triển khai thực hiện Đề án "Truyền thông về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo và dạy nghề" trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Số hiệu 72/KH-UBND
Ngày ban hành 06/04/2016
Ngày có hiệu lực 06/04/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tiền Giang
Người ký Trần Thanh Đức
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 72/KH-UBND

Tiền Giang, ngày 06 tháng 04 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TRUYỀN THÔNG VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO VÀ DẠY NGHỀ” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG

Căn cứ Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 21/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Truyền thông về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo và dạy nghề”; Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện đề án trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

I. YÊU CẦU, ĐỐI TƯỢNG

1. Yêu cầu

- Bám sát nội dung Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 của Chính phủ và Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

- Tận dụng thế mạnh của công nghệ thông tin, các phương tiện thông tin đại chúng; đa dạng hóa hình thức, nội dung và bám sát các đối tượng tuyên truyền, trong đó chú trọng đến các cơ quan, đơn vị quản lý, các cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề.

- Lồng ghép với các chương trình, đề án hiện hành; khuyến khích các hiệp hội, các tổ chức xã hội và các doanh nghiệp chủ động tham gia thực hiện công tác truyền thông.

2. Đối tượng

- Tổ chức tập huấn, chủ động cập nhật, cung cấp thông tin, tài liệu, nội dung liên quan đến quá trình triển khai thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo và dạy nghề hướng theo chuẩn quốc tế cho phóng viên, biên tập viên phụ trách mảng nội dung về giáo dục, đào tạo và dạy nghề trong các cơ quan báo, đài; cán bộ phụ trách Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị; cán bộ chủ chốt của Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện, Đài Truyền thanh cấp xã.

- Phổ biến, tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, vai trò và nội dung đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đào tạo và dạy nghề; đặc biệt là các mô hình, cách thức triển khai ở các cơ sở giáo dục, đào tạo, dạy nghề, tạo sự đồng thuận trong quá trình triển khai thực hiện.

II. NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN

Tiếp tục tuyên truyền các nội dung của Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, cần tập trung tuyên truyền các nội dung sau:

1. Quan điểm chỉ đạo, yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, kết quả, kinh nghiệm của cuộc đổi mới toàn diện giáo dục, đào tạo và dạy nghề trên địa bàn tỉnh

2. Mô hình, cách thức thực hiện các nhiệm vụ, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp, các gia đình trong việc thực hiện xã hội hóa giáo dục; tham gia tạo các nguồn lực phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề trong cơ chế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, xã hội học tập và học tập suốt đời.

3. Các nội dung đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo như: Chương trình, phương pháp dạy và học; hình thức, phương pháp tuyển sinh, thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục và đào tạo, giáo dục nghề nghiệp; hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo, giáo dục nghề nghiệp; phân luồng và định hướng giáo dục nghề nghiệp ở giáo dục phổ thông; công tác quản lý, trách nhiệm của các cơ sở giáo dục và đào tạo, giáo dục nghề nghiệp...; chương trình, giáo trình; nghiên cứu và ứng dụng khoa học; xã hội hóa giáo dục; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và hoạt động giáo dục, đạo tạo và dạy nghề.

4. Biểu dương các tổ chức, cá nhân điển hình có nhiều thành tích trong hoạt động đổi mới giáo dục, đào tạo và dạy nghề trên địa bàn tỉnh.

III. CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Nhiệm vụ 1: Xây dựng nội dung tuyên truyền

Biên tập, xây dựng, in ấn, đa dạng hóa nội dung, hình thức thông tin, tài liệu phù hợp với từng đối tượng, hình thức tuyên truyền. Xây dựng cơ chế cung cấp thông tin về các nội dung đổi mới giáo dục, đào tạo và dạy nghề cho các cơ quan báo, đài trên địa bàn tỉnh.

2. Nhiệm vụ 2: Tuyên truyền qua các phương tiện truyền thông

a) Tuyên truyền qua các cơ quan báo, đài: Chú trọng việc tuyên truyền qua hệ thống các cơ quan báo, đài địa phương. Xây dựng chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề, chương trình về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo và dạy nghề trên các phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh (báo, đài, các tạp chí và báo điện tử).

b) Tuyên truyền qua hệ thống thông tin cơ sở: Thông qua đội ngũ cán bộ thông tin cơ sở, đưa nội dung tuyên truyền về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo và dạy nghề lên hệ thống truyền thanh - truyền hình cấp huyện, các đài truyền thanh cấp xã; tổ chức tuyên truyền lưu động đến tận người dân.

c) Tuyên truyền qua mạng viễn thông và Internet: Đưa các nội dung tuyên truyền, tiếp nhận các ý kiến của người dân, dư luận xã hội về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo và dạy nghề lên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, Trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành tỉnh.

d) Tuyên truyền qua các phương thức khác: Đưa nội dung tuyên truyền về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo và dạy nghề vào chương trình giảng dạy, các buổi sinh hoạt trong nhà trường, các cơ sở đào tạo, dạy nghề. Tổ chức tập huấn cho phóng viên, biên tập viên phụ trách chuyên mục giáo dục đào tạo; tổ chức các hội nghị, hội thảo lấy ý kiến phản hồi của các tổ chức, cá nhân. Tuyên truyền thông qua việc tuyên dương, khen thưởng các đơn vị, cá nhân có nhiều thành tích trong công tác phát triển giáo dục ở địa phương.

IV. KINH PHÍ

1. Ngân sách cấp tỉnh đảm bảo kinh phí thực hiện các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của các sở, ban, ngành tỉnh. Căn cứ nhiệm vụ được phân công, các sở, ban, ngành phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội xây dựng dự toán kinh phí gửi Sở Tài chính xem xét, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

2. Ngân sách cấp huyện đảm bảo kinh phí thực hiện nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của địa phương. Các cơ quan, ban, ngành ở địa phương lập dự toán kinh phí thực hiện, tổng hợp chung của dự toán ngân sách của cơ quan, đơn vị gửi cơ quan Tài chính cùng cấp để tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền quyết định.

[...]