ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
483/QĐ-UBND
|
Bắc
Kạn, ngày 06 tháng 4 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT THỰC HIỆN ĐIỂM B, KHOẢN 3,
ĐIỀU 6 QUYẾT ĐỊNH SỐ: 50/2014/QĐ-TTG NGÀY 04/9/2014 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI NÔNG HỘ GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Pháp lệnh Giống vật
nuôi số: 16/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24/3/2004 của Ủy ban thường vụ quốc hội;
Căn cứ Quyết định số:
50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng
cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020; Thông tư số:
09/2015/TT-BNNPTNT ngày 03/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng
dẫn thực hiện Điểm a, Khoản 1, Điều 6 Quyết định số: 50/2014/QĐ-TTg ngày
04/9/2014 và Thông tư số: 205/2015/TT-BTC ngày 23/12/2015 của Bộ Tài chính quy
định về cơ chế tài chính thực hiện Quyết định số: 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014
của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ
giai đoạn 2015-2020;
Căn cứ Quyết định số:
675/QĐ-BNN-KHCN ngày 04/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê
duyệt các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật cho các đàn vật nuôi giống gốc;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số: 34/TTr-SNN ngày 17 tháng 3 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Quy định chi tiết thực hiện Điểm b, Khoản 3, Điều
6 Quyết định số: 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính
sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 - 2020 trên địa
bàn tỉnh Bắc Kạn, cụ thể như sau:
1. Hỗ trợ phối
giống nhân tạo
a) Phối giống
nhân tạo cho lợn
nái sinh sản:
- Loại
tinh lợn: Gồm, tinh lợn nội (Móng Cái, Táp Lá,...), các loại tinh lợn ngoại được
sản xuất tại các cơ sở kinh doanh giống vật nuôi trong và ngoài tỉnh đảm bảo quy
định điều kiện về sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi tại Khoản 1, Điều 19 Pháp
lệnh về Giống vật nuôi; được cung ứng bởi các tổ chức, các cơ sở sản xuất, kinh
doanh do UBND tỉnh chỉ định.
- Đơn giá, mức hỗ trợ: Hỗ trợ
100% kinh phí về liều tinh cho các hộ chăn nuôi nhưng không quá 150.000 đồng
cho một lần phối giống đạt và hỗ trợ 02 lần cho một lợn nái/năm; chi trả cho cơ
sở cung cấp tinh, vật tư hoặc kỹ thuật viên thụ tinh nhân tạo được chỉ định.
b) Phối giống nhân tạo cho bò
cái sinh sản:
- Loại tinh: Gồm các loại tinh
bò được sản xuất, nhập khẩu bởi các doanh nghiệp trong và ngoài nước nằm trong
danh mục quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, được cung ứng bởi
các cơ sở sản xuất, kinh doanh do UBND tỉnh chỉ định.
- Đơn giá, mức hỗ trợ liều
tinh: Hỗ trợ 100% kinh phí vật tư phối giống nhân tạo nhưng không quá 400.000 đồng
cho một lần phối giống đạt và hỗ trợ 01 lần cho bò cái sinh sản/năm; chi trả
cho kỹ thuật viên thụ tinh nhân tạo được chỉ định.
- Định mức vật tư phối giống:
Thực hiện theo Điều 5, Thông tư 09/2015/TT-BNNPTNT ngày 03/3/2015 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Hỗ trợ mua
lợn, trâu, bò đực giống và gà, vịt giống bố mẹ hậu bị
a) Hỗ trợ
mua lợn, trâu, bò đực giống để thực hiện phối giống dịch
vụ (tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn và địa bàn kinh tế
xã hội khó khăn):
Lợn đực giống:
- Loại giống: Các giống lợn ngoại
như Yorhire, Landrace, Duroc, Pietran; các giống nội như Móng Cái, lợn địa
phương... đã qua bình tuyển.
- Số lượng và mức hỗ trợ lợn đực
giống: Hỗ trợ một lần bằng 50% giá
mua lợn đực giống nhưng không quá
5.000.000 đồng (năm triệu đồng)/con đối với lợn đực giống ngoại hoặc 2.500.000
đồng (hai triệu năm trăm nghìn đồng)/con đối với lợn đực nội; mỗi hộ được nhận hỗ
trợ không quá 03 con lợn đực giống đủ tiêu chuẩn.
Trâu đực giống:
- Loại giống: Trâu địa phương
đã qua bình tuyển.
- Số lượng và mức hỗ trợ trâu đực
giống: Mỗi hộ chăn nuôi được hỗ trợ một lần bằng 50% giá mua 01 con trâu đực giống
nhưng không quá 25.000.000
đồng (Hai mươi năm triệu đồng)/con trâu đực đủ tiêu chuẩn phối giống.
Bò đực giống:
- Loại giống: Các giống bò lai,
giống bò địa phương, bò H’Mông.
- Số lượng và mức hỗ trợ bò đực
giống: Mỗi hộ chăn nuôi được hỗ trợ một lần bằng 50% giá mua 01 con bò đực giống
nhưng không quá 20.000.000
đồng (Hai mươi triệu đồng)/con bò đực
đủ tiêu chuẩn phối giống.
b) Hỗ trợ
mua gà, vịt giống bố mẹ hậu bị gắn với ấp nở cung cấp
con giống:
- Loại giống: Gà Lương phượng,
Lương phượng lai, gà Ri, gà Ri lai, gà H’Mông, vịt bầu, vịt Super, vịt
CV200,...
- Số lượng: Mỗi hộ chăn nuôi được hỗ trợ một lần mua không quá 200 con gà hoặc
200 con vịt bố mẹ hậu bị.
- Mức
hỗ trợ: Hỗ trợ bằng 50% giá mua con giống nhưng không
quá 50.000 đồng (năm mươi ngàn đồng)/con gà, vịt bố mẹ hậu bị.
3. Hỗ trợ về
xử lý chất thải chăn nuôi
a) Đơn
giá:
- Xây dựng
công trình khí sinh học (hầm biogas) 1.000.000 đồng/m3.
- Làm đệm
lót sinh học: 50.000 đồng/m2 đối với chăn nuôi gia cầm; 150.000 đồng/m2
đối với chăn nuôi trâu, bò, lợn.
b) Mức hỗ trợ cho hộ chăn
nuôi:
- Xây dựng công trình khí sinh
học: Mỗi hộ được hỗ trợ một lần bằng 50% đơn giá xây công trình khí sinh học
xử lý chất thải chăn nuôi (biogas) nhưng không quá 5.000.000 đồng/công
trình/01hộ.
- Làm đệm lót sinh học: Mỗi hộ
được hỗ trợ một lần bằng 50% đơn giá làm đệm lót sinh học nuôi lợn, gia
cầm nhưng không quá 5.000.000 đồng/01hộ. Diện tích làm đệm lót sinh học tối
thiểu phải đạt 15m2 trở lên đối với nuôi
05 con lợn nái hoặc nuôi 10 con lợn thịt hoặc nuôi 3 con trâu, bò; 50m2
trở lên đối với nuôi 200 gia cầm.
4. Hỗ trợ
khuyến khích phát triển phối giống nhân tạo gia súc
a) Hỗ trợ đào tạo, tập huấn:
- Số lượng người: 122 người/122 xã, phường, thị trấn.
Các học viên có đủ điều kiện
theo Điểm b, Khoản 1, Điều 4 Quyết định số: 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của
Thủ tướng Chính phủ.
- Đơn giá và mức hỗ trợ kinh
phí đào tạo, tập huấn về kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc: Hỗ trợ 100% kinh
phí đào tạo, tập huấn cho các cá nhân nhưng không quá 6.000.000 đồng (sáu triệu
đồng)/người; chi trả trực tiếp cho người tham gia mỗi khóa đào tạo, tập huấn gồm:
Hỗ trợ tiền ăn tối đa không quá 70.000 đồng/người/ngày thực học; hỗ trợ tiền đi
lại theo mức khoán tối đa không quá 150.000 đồng/người/khóa học. Nếu phải thuê
chỗ ở cho học viên thì được hỗ trợ 100% chi phí (nếu có).
b) Hỗ trợ mua bình chứa Nitơ lỏng
để vận chuyển, bảo quản tinh phối giống nhân tạo gia súc:
- Loại bình: Bình từ 1,0-3,7
lít dùng để vận chuyển, bảo quản tinh cho người làm dịch vụ phối giống nhân tạo;
bình 35 lít dùng để bảo quản tinh tại các điểm trung chuyển.
- Đơn giá và mức hỗ trợ bình
chứa Nitơ lỏng cho người làm dịch vụ phối giống nhân tạo gia súc:
+ Đối với loại bình 35 lít để
bảo quản tinh tại các điểm trung chuyển: Hỗ trợ 100% kinh phí mua 01 bình/01 điểm
trung chuyển; đơn giá do Sở Tài chính thẩm định tại thời điểm mua hàng hóa.
+ Đối với loại bình 1,0-3,7
lít: Hỗ trợ một lần bằng 100% kinh phí mua bình chứa Ni tơ lỏng nhưng không quá
5.000.000 đồng (năm triệu đồng)/1bình/1người.
5. Các quy định khác
Khi có sự thay đổi về đơn giá các
loại vật tư hỗ trợ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với
Sở Tài chính xem xét thẩm định trình UBND tỉnh điều chỉnh cho phù hợp.
6. Tổ chức thực
hiện
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn:
- Tham mưu trình UBND tỉnh chỉ định
và công bố danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi hoặc vật tư
chăn nuôi, liều tinh, con giống đảm bảo chất lượng để người dân chủ động lựa chọn.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở,
Ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố, căn cứ vào nhu cầu thị trường về
các sản phẩm chăn nuôi và nhu cầu thực tế trong dân, lập kế hoạch hàng năm về hỗ
trợ số lần phối giống nhân tạo đạt cho lợn, bò, số lượng từng giống vật nuôi,
công trình khí sinh học biogas, đệm lót sinh học, số lượng người tập huấn đào tạo,
số lượng bình chứa ni tơ lỏng để vận chuyển, bảo quản tinh phối giống nhân tạo
trên địa bàn tỉnh, trình UBND tỉnh phê duyệt, giao kế hoạch trong tháng 10 năm
trước liền kề để các đơn vị, cơ sở chủ động cung cấp đủ số lượng và đảm bảo chất
lượng cho phát triển chăn nuôi.
- Phối hợp các Sở, Ngành liên
quan, UBND các huyện, thành phố triển khai, phổ biến rộng rãi nội dung Quyết định
số: 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số:
09/2015/TT-BNN ngày 03/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thông tư số: 205/2015/TT-BTC ngày 23/12/2015 của Bộ Tài chính quy định
về cơ chế tài chính thực hiện Quyết định số: 50/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ đến các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh để thực hiện.
- Hàng năm tổng hợp, báo cáo kết
quả thực hiện chính sách theo Quyết định số: 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của
Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh và xây dựng Kế hoạch thực hiện cho năm
sau, gửi Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn và báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
b) Sở Tài chính:
- Tổng hợp kế hoạch kinh phí hỗ trợ
hàng năm theo quy định này gửi Bộ Tài chính đề nghị ngân sách Trung ương hỗ trợ
để triển khai thực hiện.
- Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn xem xét thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt các định mức, đơn
giá hỗ trợ và điều chỉnh (nếu có).
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hướng dẫn liên ngành về quản lý sử dụng
và thanh quyết toán nguồn kinh phí nhà nước hỗ trợ đảm bảo minh bạch, hiệu quả
và kịp thời đúng các quy định hiện hành của nhà nước về quản lý tài chính.
c) Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch,
phân bổ kinh phí hỗ trợ hàng năm theo Quy định này về các địa phương, đơn vị đảm
bảo phù hợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, đơn vị
để tổ chức thực hiện.
d) UBND các huyện, thành phố:
- Hằng năm, chỉ đạo UBND cấp xã,
phường, thị trấn tổ chức điều tra, thống kê lập danh sách các hộ (đến từng
thôn, bản, tổ phố) trên địa bàn có nhu cầu được hưởng hỗ trợ theo Quyết định số:
50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ gửi về Phòng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn huyện/Phòng Kinh tế Hạ tầng thành phố tổng hợp, báo cáo
UBND huyện, thành phố xác nhận và gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở
Tài chính trong tháng 10 của năm trước liền kề để tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính
và UBND tỉnh.
- Chỉ đạo cơ quan chuyên môn Phòng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, Phòng Kinh tế thành phố, Trạm Thú y
lập sổ theo dõi danh sách các hộ dân đăng ký tham gia để được hưởng chính sách
theo Quyết định số: 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ trên
địa bàn.
- Chịu trách nhiệm triển khai, phổ
biến rộng rãi nội dung Quyết định số: 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng
Chính phủ và các Thông tư có liên quan đến các tầng lớp nhân dân trên địa bàn
biết và thực hiện.
- Hằng năm, tổng hợp, báo cáo tình
hình và kết quả triển khai thực hiện chính sách trên địa bàn gửi về Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.
Quá trình tổ chức triển khai, thực
hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các địa phương, đơn vị, các hộ chăn nuôi phản ảnh
về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp cáo báo UBND tỉnh xem
xét, quyết định.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Những nội dung không quy định tại
Quyết định này thực hiện theo: Quyết định số:
50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng
cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020; Thông
tư số: 09/2015/TT-BNNPTNT ngày 03/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn hướng dẫn thực hiện Điểm a, Khoản 1, Điều 6 Quyết định số: 50/2014/QĐ-TTg
ngày 04/9/2014; Thông tư số: 205/2015/TT-BTC ngày 23/12/2015 của Bộ Tài chính
quy định về cơ chế tài chính thực hiện Quyết định số: 50/2014/QĐ-TTg ngày
04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn
nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020.
Điều 3. Các ông, bà: Chánh
Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc
Sở Tài chính, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh,
Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đỗ Thị Minh Hoa
|