Quyết định 4804/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề án phát triển giao thông đường thủy nội địa tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Số hiệu 4804/QĐ-UBND
Ngày ban hành 03/12/2018
Ngày có hiệu lực 03/12/2018
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Lê Anh Tuấn
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4804/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 03 tháng 12 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030.

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa số 23/2004/QH11; Luật số 48/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa;

Căn cứ Thông tư số 70/2014/TT-BGTVT ngày 05/12/2014 của Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý đường thủy nội địa;

Căn cứ Thông tư số 46/2016/TT-BGTVT ngày 29/12/2016 Quy định cấp kỹ thuật đường thủy nội địa;

Căn cứ Thông tư số 50/2014/TT-BGTVT ngày 17/10/2014 Quy định về quản lý cảng, bến thủy nội địa;

Căn cứ Quyết định số 1071/QĐ-BGTVT ngày 24/4/2013 của Bộ Giao thông vận tải phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 4360/QĐ-BGTVT ngày 10/12/2015 của Bộ Giao thông vận tải phê duyệt điều chỉnh, bổ sung một số nội dung chi tiết thuộc Quy hoạch tổng thphát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Công văn số 5031/UBND-CN ngày 29/5/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc đồng ý chủ trương điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông đường thủy nội địa tnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 4360/QĐ-BGTVT ngày 10/12/2015 của Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt điều chỉnh, bổ sung một số nội dung chi tiết thuộc Quy hoạch tổng thphát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 3227/QĐ-UBND ngày 29/8/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tng thể phát triển GTVT tnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Công văn số 43/CĐTNĐ-KHĐT ngày 10/01/2017 của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam về việc tham gia ý kiến đối với Điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Công văn số 3955/UBND-CN ngày 12/4/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông đường thủy nội địa tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Công văn số 2034/STP-XDVB ngày 29/10/2018 của Sở Tư pháp về việc thẩm đnh Đề án phát triển giao thông đường thủy nội địa tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 4079/TTr-SGTVT ngày 01/11/2018 về việc phê duyệt Đề án phát triển giao thông đường thủy nội địa tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển giao thông đường thủy nội địa (gọi tắt là ĐTNĐ) tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:

I. Quan điểm phát triển

1. Phát triển giao thông vận tải ĐTNĐ phải phù hợp với quy hoạch tổng thphát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải và các quy hoạch chuyên ngành khác của tỉnh, đồng thời phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa Việt Nam.

2. Phát huy tối đa điều kiện tự nhiên của hệ thống sông ngòi, hồ thủy điện, kết hợp với đầu tư, nâng cấp cải tạo kết cấu hạ tầng cảng, bến để phát triển giao thông vận tải thủy nhằm phục vụ nhu cầu đi lại và sản xuất của nhân dân, địa phương.

3. Phát triển đồng bộ luồng tuyến, cảng, bến thủy nội địa (gọi tắt là BTNĐ), đường kết nối vào cảng để phát huy được hết tiềm năng, lợi thế đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, hỗ trợ, liên kết hợp lý với các phương thức vận tải khác.

4. Nâng cao chất lượng vận tải thủy với chi phí hợp lý, an toàn, đảm bảo môi trường. Chú trọng công tác quản lý, bảo trì để khai thác tối đa năng lực kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy.

5. Phát huy nội lực, thu hút mọi thành phần kinh tế, nhiều hình thức tham gia đầu tư phát triển giao thông đường thủy; dành quỹ đất hợp lý để phát triển, đầu tư xây dựng đảm bảo hành lang an toàn giao thông và bảo vệ môi trường, cảnh quan.

II. Mục tiêu phát triển

1. Mục tiêu chung

Từng bước xây dựng hệ thống giao thông vận tải ĐTNĐ tỉnh Thanh Hóa phát triển đồng bộ cả về luồng tuyến, cảng bến, phương tiện và năng lực quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu vận tải với chất lượng ngày càng cao, giá thành hợp lý và an toàn.

[...]