Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 469/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Chương trình Truyền thông phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 tỉnh Kon Tum

Số hiệu 469/QĐ-UBND
Ngày ban hành 28/07/2022
Ngày có hiệu lực 28/07/2022
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Nguyễn Hữu Tháp
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 469/QĐ-UBND

Kon Tum, ngày 28 tháng 7 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN THÔNG PHỤC VỤ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TỈNH KON TUM

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Quyết định số 1828/QĐ-BNN-VPĐP ngày 23 tháng 5 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Phê duyệt Chương trình Truyền thông phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 2019/SNN-NTM ngày 15 tháng 7 năm 2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình Truyền thông phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Kon Tum.

Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thủ trưởng các Sở, ban ngành, đơn vị thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chánh Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (B/c);
- Văn phòng điều phối Nông thôn mới Trung ương (B/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (B/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (B/c);
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, ban ngành thuộc tỉnh;
- Các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh;
- Báo Kon Tum;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- VP UBND tỉnh: CVP, PCVP-Nguyễn Đăng Trình;
- Lưu: VT, KGVX,NNTN.NLTA.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Hữu Tháp

 

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN THÔNG

PHỤC VỤ CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TỈNH KON TUM
(Kèm theo Quyết định số: 469/QĐ-UBND ngày 28 tháng 7 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum)

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;

Quyết định số 1828/QĐ-BNN-VPĐP ngày 23 tháng 5 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Phê duyệt Chương trình Truyền thông phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.

Căn cứ Nghị quyết số 06-NQ/ĐH ngày 30 tháng 9 năm 2020 (Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020 - 2025);

Căn cứ Quyết định số 43/2020/QĐ-UBND ngày 24 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm trên địa bàn tỉnh Kon Tum, giai đoạn 2021 - 2025;

II. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN THÔNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Từ khi bắt đầu triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới, tỉnh Kon Tum đã xác định rõ truyền thông là một giải pháp quan trọng, vừa song hành vừa đi trước để chỉ đạo, hướng dẫn và phản ánh thực hiện, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng Chương trình. Vì vậy, các hình thức tuyên truyền được triển khai đa dạng với sự tham gia của các cấp, ngành, đoàn thể nhằm chuyển tải một cách sâu sắc, thiết thực nhất những chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về xây dựng nông thôn mới tới mọi tầng lớp Nhân dân.

Trong giai đoạn 2016 - 2020, công tác truyền thông đã được thực hiện một cách khá đa dạng và phong phú cả về nội dung lẫn hình thức. Truyền thông đã góp phần phổ biến những chủ trương, chính sách mới về xây dựng nông thôn mới, hướng đến vấn về chất lượng và bền vững của nông thôn mới như phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu, phát triển sản phẩm OCOP, phát triển sản xuất theo chuỗi liên kết, du lịch nông thôn, cảnh quan môi trường, an ninh trật tự, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới cấp thôn (làng). Nhiều cách làm hay, sáng kiến trong xây dựng nông thôn mới đã được phổ biến và nhân rộng, điển hình là phong trào làm đường giao thông nông thôn, hình thành những con đường hoa, những câu lạc bộ, tổ hợp tác trong phát triển sản xuất, có 148 sản phẩm OCOP được công nhận đạt chuẩn từ 3 sao trở lên với sự tham gia của 89 chủ thể. Truyền thông về chương trình xây dựng nông thôn mới được tổ chức dưới các hình thức khác nhau, như: Xây dựng chuyên mục xây dựng nông thôn mới phát trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và đăng tải trên Báo Kon Tum, các hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm, các lớp tập huấn, các phong trào thi đua, Pano áp phích... về ý nghĩa, tầm quan trọng, nội dung, kết quả và các giải pháp thực hiện góp phần vào thành công của Chương trình.

Cùng với đó, tuyên truyền đã đi liền với giám sát, đôn đốc và biểu dương; qua đó ghi nhận, biểu dương, động viên, khích lệ kịp thời những tập thể, cá nhân tiêu biểu, những cách làm hay, sáng tạo tại mỗi đơn vị, mỗi khu dân cư, thúc đẩy phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới; kịp thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc, cũng như kiến nghị, đề xuất của người dân trong quá trình thực hiện là cơ sở để các cấp chính quyền có những chỉ đạo cụ thể, hiệu quả và điều chỉnh cơ chế, chính sách ngày càng phù hợp, góp phần nâng cao chất lượng của xây dựng nông thôn mới.

Với quan điểm xây dựng nông thôn mới là quá trình thường xuyên, liên tục, lâu dài, có điểm đầu nhưng không có điểm kết, Đảng và Nhà nước đã khẳng định chúng ta không tự thỏa mãn, hài lòng mà phải tiếp tục nỗ lực đẩy mạnh thực hiện xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường; phát triển nền nông nghiệp hiện đại, áp dụng khoa học công nghệ, công nghệ số, công nghệ thông tin, đổi mới sáng tạo để tăng hiệu quả và năng lực cạnh tranh, hội nhập quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu; thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn, gắn với công nghiệp chế biến nông sản với thị trường tiêu thụ; ngày càng cải thiện và nâng cao chất lượng đời sống nông dân; môi trường, sinh thái khu vực nông thôn được bảo vệ; xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại gắn với công nghiệp hóa nông nghiệp, đô thị hóa nông thôn, đảm bảo ổn định trật tự xã hội, an ninh quốc phòng.

Để tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được, nhất là nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và Nhân dân về các chủ trương của Đảng trong xây dựng nông thôn mới theo hướng “toàn diện, nâng cao và bền vững”, công tác truyền thông phải được tổ chức có hệ thống, đồng bộ, đa dạng về hình thức, đổi mới về nội dung và luôn đi trước một bước với cách tiếp cận mới, tư duy mới trong phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới với nguyên tắc “Cơ cấu lại nền nông nghiệp là động lực, nông thôn mới là nền tảng, nông dân là chủ thể”, hướng đến xây dựng “Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”.

III. TỔNG QUAN

[...]