Quyết định 468/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt phương án quản lý bền vững rừng đặc dụng tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021-2030

Số hiệu 468/QĐ-UBND
Ngày ban hành 04/05/2021
Ngày có hiệu lực 04/05/2021
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Trần Song Tùng
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 468/QĐ-UBND

Ninh Bình, ngày 04 tháng 5 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ BỀN VỮNG RỪNG ĐẶC DỤNG TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25/6/2015;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 29/11/2013;

Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15/11/2017; Căn cứ Luật Du lịch ngày 19/6/2017;

Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

Căn cứ Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 6/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý rừng bền vững;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt phương án quản lý bền vững rừng đặc dụng, với các nội dung như sau:

1. Tên Phương án: Phương án quản lý bền vững rừng đặc dụng tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021 - 2030.

2. Tên chủ rừng: Ban Quản lý rừng đặc dụng Hoa Lư - Vân Long.

3. Mục tiêu Phương án

3.1. Mục tiêu về môi trường

- Tổ chức quản lý bảo vệ tốt toàn bộ 5.392,6 ha diện tích rừng và đất lâm nghiệp được giao quản lý, chú trọng bảo vệ các phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, bảo tồn, phát triển quần thể Vọoc quần đùi trắng, hạn chế thấp nhất đến xói mòn đất và giảm phát thải khí CO2.

- Bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, làm giàu rừng, bảo vệ rừng trên các hiện trường rừng núi đá nghèo, nghèo kiệt và diện tích đất có cây gỗ tái sinh trong diện tích rừng do Ban quản lý và giảm thiểu tác động bất lợi đến môi trường trong suốt thời gian hoạt động. Phát huy tối đa chức năng của rừng như bảo vệ đất đai, bảo vệ nguồn nước sinh hoạt, sản xuất; hạn chế xói mòn đất, rửa trôi đất, điều hòa nguồn nước, hạn chế thiên tai lũ lụt, hạn hán và bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn nguồn gen các loài động, thực vật quý hiếm.

3.2. Mục tiêu về xã hội

- Tạo công ăn việc làm, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia tích cực đầu tư, liên doanh liên kết để phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng, nâng cao đời sống cho người dân địa phương sống gần và ven rừng.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, xây dựng nông thôn, hỗ trợ giống cây trồng nông lâm nghiệp, tập huấn chuyển giao kỹ thuật canh tác nông lâm nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá, góp phần xoá đói giảm nghèo cho cộng đồng và giữ vững ổn định trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn, giảm thiểu các tác động tiêu cực của người dân tới sự phát triển của rừng.

3.3. Mục tiêu về kinh tế

- Sử dụng có hiệu quả 5.392,6 ha rừng và đất lâm nghiệp đảm bảo tính liên tục - ổn định - lâu dài, giảm thiểu các mâu thuẫn quan hệ giữa kinh tế, môi trường, xã hội và bảo vệ, phát triển rừng.

- Bổ sung các nguồn thu cho Ban quản lý qua việc bán chứng chỉ Cacbon (CERs), cung cấp các dịch vụ môi trường rừng, cho thuê môi trường rừng, kinh doanh du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng.

4. Nội dung Phương án

4.1. Hiện trạng rừng và đất rừng đặc dụng: Tổng diện tích rừng và đất rừng đặc dụng: 5.392,6 ha, trong đó:

- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 1.954,4 ha; gồm:

+ Diện tích có rừng: 1.945,6 ha;

[...]