Nghị quyết 29/NQ-HĐND năm 2016 thông qua Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững các khu rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh Hà Giang đến năm 2020

Số hiệu 29/NQ-HĐND
Ngày ban hành 21/07/2016
Ngày có hiệu lực 21/07/2016
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Giang
Người ký Thào Hồng Sơn
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 29/NQ-HĐND

Hà Giang, ngày 21 tháng 7 năm 2016

 

NGHỊ QUYẾT

THÔNG QUA QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU RỪNG ĐẶC DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
KHÓA XVII - KỲ HỌP THỨ HAI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 117/2010/NĐ-CP, ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng;

Căn cứ Quyết định 1976/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định 1377/QĐ-TTg ngày 18 tháng 8 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Vườn Quốc gia Du Già - Cao nguyên đá Đồng Văn tỉnh Hà Giang;

Căn cứ Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 11 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc quy định chi tiết thi hành Nghị định 117/2010 ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng;

Căn cứ Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc Hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Xét Tờ trình số 102/TTr-UBND ngày 6 tháng 7 năm 2016 của UBND tỉnh Hà Giang về việc thông qua Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững 5 khu rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh Hà Giang đến năm 2020 và Báo cáo thẩm tra số: 05/BC- KTNS ngày 18 tháng 7 năm 2016 của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh;

Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang đã thảo luận và nhất trí;

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững các khu rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh Hà Giang đến năm 2020 (có Quy hoạch kèm theo Nghị quyết này).

Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21 tháng 7 năm 2016.

Điều 3. Hội đồng nhân dân tỉnh giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phê duyệt, công bố Quy hoạch và tổ chức thực hiện.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang khóa XVII - Kỳ họp thứ Hai thông qua./.

 

 

CHỦ TỊCH




Thào Hồng Sơn

 

QUY HOẠCH

BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU RỪNG ĐẶC DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Nghị quyết số 29/NQ-HĐND ngày 21 tháng 7 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang)

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

a) Quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững các khu rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh Hà Giang phù hợp với chiến lược bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của Việt Nam; phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

b) Làm căn cứ chính có tính pháp lý phục vụ công tác quản lý, bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái đặc trưng của khu vực miền núi phía Bắc và tạo cơ sở cho công tác kêu gọi nguồn vốn đầu tư xây dựnglập các chương trình đầu tư tiếp theo của dự án, nhằm thực hiện hoàn chỉnh phương án Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững các Khu bảo tồn thiên nhiên trên địa bàn tỉnh Hà Giang đến năm 2020.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Bảo vệ được sự nguyên vẹn của các hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi, với các kiểu rừng tiêu biểu là: Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp (độ cao từ >700m); kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới vùng thấp (≤700m);

b) Giảm được áp lực hiện có và hạn chế, không để xuất hiện những áp lực mới đối với công tác bảo tồn của khu bảo tồn như: Sức ép của cộng đồng dân cư sống ở vùng đệm trong và vùng đệm ngoài khu bảo tồn về phá rừng lấy đất sản xuất, vào rừng săn bắt động vật hoang dã, thu hái lâm sản, khai thác các loài cây gỗ quý hiếm;

[...]