UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
4655/QĐ-UBND
|
Nghệ
An, ngày 13 tháng 10 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY NGÔ
TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2015-2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 210/2013/NĐ-CP
ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích Doanh nghiệp đầu tư
vào nông nghiệp, nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg
ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích hợp tác,
liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, xây dựng cánh đồng lớn;
Căn cứ Quyết định số 620/QĐ-TTg
ngày 12/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Điều chỉnh
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm
2020;
Căn cứ Quyết định số 6593/QĐ-UBND
ngày 31/12/2013 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành
Nông nghiệp và PTNT Nghệ An theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển
bền vững, giai đoạn 2013-2020;
Căn cứ Quyết định số 1703/QĐ-UBND
ngày 06/5/2015 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt đề cương “Đề án phát
triển sản xuất cây ngô tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015-2020”;
Căn cứ Quyết định số 3396/QĐ-UBND
ngày 06/8/2015 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt quy hoạch phát triển sản
xuất ngành nông nghiệp tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và
PTNT tại Tờ trình số 2436/TTr-SNN-KHTC ngày 23 tháng 9 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển sản xuất cây ngô tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2015-2020 với những nội dung chủ yếu như sau:
1. Mục tiêu phát triển
a) Mục tiêu chung
Phát triển sản xuất ngô theo hướng
thâm canh, bền vững, phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết, đất đai của các
địa phương; từng bước mở rộng diện tích trồng ngô làm cây thức ăn phục vụ chăn nuôi;
chuyển một phần diện tích đất lúa kém hiệu quả sang sản xuất ngô; phát triển
ngô đông trên đất lúa ở những nơi đủ điều kiện để nâng cao hiệu quả sử dụng đất
và giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích; áp dụng nhanh khoa học công nghệ, đẩy mạnh liên kết sản xuất, gắn sản xuất
với thu mua và tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu
quả sản xuất, góp phần thực hiện thành công Đề án tái
cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền
vững và Chương trình xây dựng nông thôn mới.
b) Mục tiêu cụ thể
- Đến năm
2020 diện tích gieo trồng ngô đạt khoảng 60.000ha, tập trung thâm canh, sử dụng
giống ngô có năng suất cao, ngô biến đổi gen để nâng cao năng suất, hạn chế sâu
bệnh, phấn đấu đạt năng suất bình quân 43 tạ/ha, sản lượng 258.000 - 270.000 tấn,
trong đó:
+ Diện tích
sản xuất ngô làm cây thức ăn chăn nuôi đạt 6.000 - 8.000 ha/năm.
+ Diện tích
ngô vụ Đông sản xuất trên đất hai lúa đạt khoảng 8.000 ha.
+ Diện tích
ngô sử dụng giống biến đổi gen (sản xuất ở những nơi đủ điều kiện) đạt 2.000
ha.
- Sử dụng có hiệu quả và nâng cao giá
trị sử dụng đất; giá trị sản lượng đạt khoảng 35 - 38 triệu đồng/ha/vụ sản xuất
(theo giá hiện hành năm 2015).
2. Phương án tổ chức sản xuất
a) Bố trí đất để sản xuất ngô
- Tiếp tục duy trì phát triển sản xuất
ngô tại các vùng có truyền thống hiện nay như: Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu,
Nghi Lộc, Nam Đàn, Đô Lương, Thanh Chương, Tân Kỳ và Con Cuông,...; đầu tư thâm
canh, sử dụng giống có năng suất cao để sản xuất.
- Chuyển đổi đất trồng lúa, màu kém
hiệu quả sang sản xuất ngô, đối với đất lúa thiếu nước, sản xuất kém hiệu quả
chuyển đổi sang sản xuất 1 vụ ngô (vụ xuân sản xuất lúa - vụ Thu mùa sản xuất
Ngô); bố trí mở rộng tối đa sản xuất ngô Đông trên đất hai lúa ở những nơi đủ
điều kiện, sản xuất hiệu quả. Việc chuyển đổi vẫn dựa trên cơ sở đảm bảo nhu cầu
an ninh lương thực, không làm mất các yếu tố phù hợp để trồng lúa và hướng đến
mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
- Bố trí gieo trồng ngô luân canh,
xen canh với các loại cây hàng năm như rau màu,...
b) Quy mô,
địa bàn bố trí sản xuất
Phấn đấu đến năm 2020 diện tích gieo
trồng ngô đạt khoảng 60.000 ha, dự kiến bố trí theo địa bàn huyện, thành, thị
như sau:
TT
|
Địa phương
|
Ước thực hiện 2015 (ha)
|
Định hướng đến năm 2020 (ha)
|
Tổng
diện tích gieo trồng
|
Trong
đó: Trên đất hai lúa
|
Tổng
diện tích gieo trồng
|
Trong
đó: Trên đất hai lúa
|
|
Tổng:
|
56.000
|
6.000
|
60.000
|
8.000
|
1
|
Thành phố
Vinh
|
557
|
20
|
600
|
|
2
|
Thị xã Cửa Lò
|
313
|
|
350
|
|
3
|
Thị xã Hoàng
Mai
|
920
|
120
|
1.000
|
100
|
4
|
Thị xã Thái
Hòa
|
600
|
10
|
650
|
|
5
|
Huyện Diễn
Châu
|
4.330
|
700
|
4.700
|
1.100
|
6
|
Huyện Yên
Thành
|
2.930
|
700
|
3.200
|
1.100
|
7
|
Huyện Quỳnh
Lưu
|
2.970
|
500
|
3.200
|
800
|
8
|
Huyện Nghi Lộc
|
4.600
|
800
|
5.000
|
800
|
9
|
Huyện Hưng
Nguyên
|
700
|
35
|
800
|
200
|
10
|
Huyện Nam Đàn
|
3.520
|
1.100
|
3.700
|
1.200
|
11
|
Huyện Đô
Lương
|
3.120
|
700
|
3.300
|
800
|
12
|
Huyện Thanh
Chương
|
6.540
|
300
|
7.000
|
700
|
13
|
Huyện Anh Sơn
|
6.700
|
300
|
7.500
|
500
|
14
|
Huyện Nghĩa
Đàn
|
2.700
|
300
|
2.700
|
300
|
15
|
Huyện Tân Kỳ
|
3.300
|
|
3.500
|
|
16
|
Huyện Quỳ
Châu
|
900
|
35
|
1.000
|
|
17
|
Huyện Quỳ Hợp
|
1.700
|
300
|
1.800
|
300
|
18
|
Huyện Quế
Phong
|
400
|
|
400
|
|
19
|
Huyện Con
Cuông
|
2.400
|
80
|
2.500
|
100
|
20
|
Huyện Tương
Dương
|
3.600
|
|
3.700
|
|
21
|
Huyện Kỳ Sơn
|
3.200
|
|
3.400
|
|
3. Các giải pháp tổ chức
thực hiện
a) Tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm:
- Khuyến khích
doanh nghiệp liên kết với nông dân để sản xuất ngô, gắn sản xuất với tiêu
thụ sản phẩm, xây dựng cánh đồng lớn.
- Tiếp tục củng cố, đổi mới, phát triển
các HTX, Tổ hợp tác theo Luật HTX năm 2012 để liên kết với doanh nghiệp
trong tổ chức sản xuất.
- Khuyến khích các nhà máy chế biến
thức ăn trên địa bàn tỉnh như: Con Heo vàng, Goldenstar, cargill, Công ty TNHH
Liên doanh AUSFEED và nhà máy chế biến thức ăn của Công ty CP thực phẩm sữa TH
liên kết với
nông dân sản xuất ngô và đẩy mạnh thu mua sản phẩm ngô trên
địa bàn tỉnh phục vụ cho chế biến thức ăn chăn nuôi. Tổ chức tốt hệ thống xay
xát, kinh doanh tiêu thụ nhỏ lẻ ở các địa phương. Khuyến khích các trang trại
chăn nuôi Trang trại bò sữa Vinamilk, Trang trại bò sữa TH, các trang trại chăn
nuôi tập trung liên kết với nông dân sản xuất ngô thức ăn cung cấp thức ăn thô
xanh cho chăn nuôi trâu bò (trong đó có chăn nuôi bò sữa).
b) Giải pháp khoa học công nghệ:
- Về quy trình kỹ
thuật sản xuất: Áp dụng đồng bộ quy trình kỹ thuật để sản xuất, thâm canh ngô đạt
năng suất cao, phòng tránh tốt sâu bệnh, trong đó cần lưu ý một số nội dung:
- Về chọn đất là kỹ thuật làm đất:
Cây ngô có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên thích hợp nhất là
đất có thành phần cơ giới cát pha, thịt nhẹ, độ phì khá, độ màu mỡ cao, chủ động
tưới tiêu, tầng canh tác dày. Đất phải cày sâu bừa kỹ, tơi nhỏ, sạch cỏ dại,
thoát nước. Đối với ngô Đông làm trên đất ruộng hai vụ lúa cần phải cày sâu để
lấy đất lên luống, mặt luống rộng 90-100cm đối với luống trồng 2 hàng, mặt
luống rộng 40 cm đối với luống trồng 1 hàng.
- Về giống và thời
vụ:
Trên cơ sở các giống ngô tốt đã được
khuyến cáo, để chọn giống ngô phù hợp trong từng thời vụ, phù hợp với cơ cấu
cây trồng, né tránh những bất lợi về đất đai, nhiệt độ, ánh sáng…chúng ta cần
nắm vững thời gian sinh trưởng (TGST) của các giống ngô để bố trí sản xuất cho
phù hợp. Tiếp tục khảo nghiệm, tuyển chọn, đưa các giống mới có năng suất cao,
chất lượng tốt vào sản xuất để bổ sung cơ cấu giống; khảo nghiệm, sử dụng giống
ngô biến đổi gen ở những nơi có điều kiện phù hợp để nâng cao năng suất, phòng
chống sâu bệnh; giống ngô sản xuất cây thức ăn phục vụ chăn nuôi. Tiếp tục sử
dụng các giống ngô đã được khẳng định tại Nghệ An để sản xuất như:
+ Vụ Xuân: 15/2-30/3: gieo trồng những
giống ngô lai đơn có năng suất cao: như 30Y87, CP3Q, CPA88, CP888, NK66, C919,
LVN10,…
+ Vụ Hè Thu - vụ Mùa: Tranh thủ gieo
trước ngày 25/6, không nên gieo sau ngày 10/7. Gieo trồng những giống ngô chịu
hạn, chịu nóng tốt, năng suất cao như: C919, CP888, LVN10, LVN14, 30Y87, 30N34…
+ Vụ Đông: Gieo càng sớm càng tốt,
cố gắng gieo xong trước ngày 10/10. Để đảm bảo thời vụ trong những tình huống thời
tiết bất lợi như mưa, gió, đất ướt kéo dài thì biện pháp tốt nhất, chủ động
nhất là làm ngô bầu, đặc biệt ở vùng đất hai lúa thì đây là biện pháp tối ưu
nhất cần được áp dụng. Trong vụ Đông sử dụng các giống ngắn ngày.
Trên đất 2 vụ lúa: Trồng ngô Đông trên
diện tích vàn cao thu hoạch lúa Hè thu trước 15/9; sử dụng các giống ngô có
thời gian sinh trưởng dưới 100 ngày như: NK66, NK6326, LVN61, MB69 và phải làm
mạ ngô, bầu ngô trước 15/9.
Trên vùng đất cát ven biển, đồi vệ,
bãi ven sông, vùng lúa cưỡng chuyển làm màu, phân ra:
Vùng không bị ảnh hưởng của mưa lũ,
các cây trồng vụ Hè thu cho thu hoạch sớm hoặc cây trồng Hè thu không có hiệu
quả có thể hủy bỏ để gieo trồng cây vụ Đông. Sử dụng các giống ngô có thời gian
sinh trưởng ngắn ngày như trên hoặc các giống có thời gian sinh trưởng dài ngày
hơn để phát huy tiềm năng năng suất của giống, như: LVN14, C919, CP333, CP989,
CP888, NK4300, NK6654, Bio6, CPA88, CP3Q, LVN10, 30Y87, DK9901, CP999, B21,
SSC557, SSC586, 30N34 và kết thúc thời vụ gieo trồng trước 05/9.
Vùng có các cây trồng vụ Hè thu đang
chờ thu hoạch, căn cứ vào thời gian thu hoạch của các cây trồng Hè thu để bố
trí các giống có thời gian sinh trưởng dưới 100 ngày như NK66, NK6326, LVN61,
MB69 và kết thúc gieo trồng trước 20/9.
Vùng đất bãi ven sông dễ bị ngập lụt
(Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông,…) để đảm bảo an toàn cần sử dụng các giống
có thời gian sinh trưởng dưới 100 ngày như NK66, NK6326, LVN61, MB69 và thời vụ
cho phép chậm nhất là 25/10. Nhóm giống ngô ngắn ngày: 30Y87, P4199, LVN14,
TF222, LVN61, LVN4, MB69, B.06, HT818, Ngô nếp VN2, Fancy111, MX6, MX10.
- Khuyến nông, chuyển giao tiến bộ
KHKT:
+ Đẩy mạnh công tác khuyến nông, ưu
tiên các dự án khuyến nông về sản xuất ngô giống mới có năng suất cao, ngô
biến đổi gen; xây dựng các mô hình liên kết doanh nghiệp - nông dân; Hỗ
trợ tập huấn về khoa học kỹ thuật cho nông dân. Nhanh chóng
đưa cây ngô chuyển gen vào sản xuất nhằm tạo bước đột phá về năng suất, sản
lượng và hiệu quả kinh tế.
+ Đẩy mạnh cơ giới hóa các khâu
sản xuất như: Làm đất, vận chuyển, thu hoạch, Kỹ thuật làm ngô bầu, thu hoạch,
bảo quản chế biến,…
c) Giải pháp
về cơ chế chính sách:
- Tổ chức triển khai có hiệu quả các
chính sách hỗ trợ hiện hành như: Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013
của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp
tác liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng
lớn; Chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch theo Quyết định
số 68/2013/QĐ-TTg, ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ; chính
sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn
tỉnh Nghệ An theo Quyết định số 87/QĐ-UBND ngày 17/11/2014 của UBND
tỉnh.
- Ngoài chính sách của tỉnh hiện
nay, khuyến khích các huyện, thành
phố, thị xã căn cứ vào khả năng ngân sách để có chính sách hỗ trợ sản xuất ngô của địa phương, hỗ trợ nông dân đầu tư phát triển sản xuất, đặc biệt là
mở rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả tại địa phương.
- Chính sách tín dụng: Tổ chức triển khai Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày
09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp,
nông thôn (trong đó có sản xuất cây ngô); Các Tổ chức tín dụng xây dựng quy
trình, thủ tục cho vay theo hướng rõ ràng, minh bạch, đơn giản và tạo điều kiện
tối đa cho khách hàng trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng phục vụ phát triển
nông nghiệp, nông thôn. Phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền, các tổ chức
chính trị - xã hội tại địa phương để triển khai thực hiện chính sách này.
- Về đất đai: Tập trung thực hiện hoàn thành công tác dồn
điền dồn thửa tạo tiền đề hình thành các cánh đồng lớn, tạo thuận lợi cho việc
ứng dụng cơ giới hóa và đưa khoa học công nghệ vào sản xuất. Rà soát cơ chế chính sách tạo điều kiện
liên doanh, liên kết để tổ chức sản xuất ngô quy
mô lớn, sản xuất hàng hóa, ngô làm thức ăn chăn nuôi.
Điều 2. Trách nhiệm của các
Sở ngành, địa phương, đơn vị liên quan:
1. Sở Nông nghiệp và PTNT
a) Chủ trì, phối hợp với các
Sở, ngành và địa phương liên quan hướng dẫn, tổ chức chỉ đạo triển khai thực
hiện Đề án; theo dõi tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện Đề án hàng năm;
tham mưu, điều chỉnh, bổ sung các nội dung Đề án phù hợp với yêu cầu phát
triển; nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách hỗ trợ để thực hiện Đề
án có hiệu quả.
b) Phối hợp với các Sở ngành liên quan
tham mưu và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ
trợ nông nghiệp, nông thôn hiện hành của Trung ương và địa phương.
c) Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế
hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí để triển khai tổ chức thực
hiện Đề án.
2. Các sở ngành liên quan
Chủ động phối hợp chặt chẽ với Sở nông
nghiệp và PTNT trong tổ chức thực hiện đề án; xây dựng kế hoạch, giải pháp để
tổ chức triển khai thực hiện các nội dung đề án theo thẩm quyền, chức năng,
nhiệm vụ của Sở, ngành mình. Tham mưu cho UBND tỉnh những cơ chế, chính sách, nội dung, giải
quyết các vướng mắc liên quan lĩnh vực của Sở, ngành mình quản lý để thực hiện
đề án có hiệu quả.
3. UBND các huyện, thành, thị
a) Xây dựng kế hoạch đến từng xã, từng
vụ sản xuất và giải pháp cụ thể để sản xuất cây ngô trên địa bàn nhằm thực hiện
tốt các mục tiêu, chỉ tiêu Đề án đã
đặt ra.
b) Chỉ đạo
các cơ quan chuyên môn cấp huyện liên quan, các xã hướng dẫn nông dân áp dụng quy trình sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa
học công nghệ vào sản xuất; triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ
trợ trên địa bàn.
c) Chỉ đạo
các đơn vị cấp xã tạo điều kiện thuận lợi, phối hợp với các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế,
đẩy mạnh liên doanh, liên kết phát triển sản xuất gắn với
chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, giám đốc
các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Tài
chính, Công thương, Khoa học và Công nghệ; Liên minh HTX tỉnh; Hội Nông dân tỉnh;
Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị: Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Diễn
Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Đô Lương, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ
Châu, Quế Phong, Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn, thành
phố Vinh, Thị xã Cửa Lò, thị xã Thái Hòa, thị xã Hoàng Mai; Thủ trưởng
các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đinh Viết Hồng
|