Quyết định 456/2001/QĐ-UB về chính sách khuyến khích sử dụng đất trồng, đồi núi trọc, mặt nước eo vịnh đầm phá, đất hoang hoá ven biển, ven phá vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
Số hiệu | 456/2001/QĐ-UB |
Ngày ban hành | 05/03/2001 |
Ngày có hiệu lực | 20/03/2001 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Thừa Thiên Huế |
Người ký | Nguyễn Văn Mễ |
Lĩnh vực | Bất động sản |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 456/2001/QĐ-UB |
Huế, ngày 05 tháng 03 năm 2001 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 21/6/1994;
- Căn cứ Luật Đất đai ngày 14/7/1993 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai ngày 02/12/1998;
- Căn cứ Nghị định 04/2000/NĐ-CP ngày 1/02/2000 của Chính phủ về thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai;
- Căn cứ Nghị định 64/CP ngày 27/09/1993 của Chính phủ ban hành bản quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài và mục đích sản xuất nông nghiệp và Nghị định 85/1999/NĐ-CP ngày 28/08/1999 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Bản Quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp, và bổ sung việc giao đất làm muối cho hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài;
- Căn cứ Nghị định 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.
- Căn cứ Nghị quyết 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại;
- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Địa chính, Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn và Sở Thủy sản,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này bản quy định về chính sách khuyến khích sử dụng đất trắng, đồi núi trọc, mặt nước eo vịnh đầm phá, đất hoang hóa ven biển, ven phá vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Điếu 3: Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Địa chính, Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Sở Thủy sản, Sở Tài chính - Vật giá, Cục trưởng Cục Thuế, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Huế và Thủ trưởng các cơ quan, ban ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. UBND TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ |
VỀ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH SỬ DỤNG ĐẤT TRỐNG,ĐỒI
NÚI TRỌC, MẶT NƯỚC EO VỊNH ĐẦM PHÁ, ĐẤT HOANG hóa VEN BIỂN, VEN PHÁ VÀO MỤC
ĐÍCH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP, NUÔI TRÔNG THUỶ SẢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 456/2001/QĐ-UB ngày 5 tháng 3 năm 2001 của
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)
Ở tỉnh ta đất canh tác trồng cây ngắn ngày bình quân rất thấp, nếu chỉ dựa và diện tích này thì đời sống của nông dân rất khó có thể nâng cao được một cách cơ bản, trong khi đó đất chưa sử dụng còn nhiều. Kết quả điều tra, kiểm kê đất chưa sử dụng năm 2000 cho thấy toàn tỉnh cớ 190.623 ha đất chưa sử dụng và sông suối trong đó có 18.317 ha có khả năng nông nghiệp, 128163 ha có khả năng lâm nghiệp và 2783 ha có khả năng nuôi trồng thủy sản.
Để khuyến khích mọi tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư khai thác quỹ đất nói trên một cách có hiệu quả. UBND tỉnh ban hành quy định về chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trên đất trống, đồi núi trọc, mặt nước eo vịnh đầm phá, đất hoang hóa ven biển,ven phá.
Điều 1: Các loại đất thuê, diện tích giao đất và cho thuê đất:
1) Diện tích đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt là đất dùng cho mở rộng sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản.
2) Trường hợp cần chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy hoạch đã duyệt phải có quyết định của cấp có thẩm quyền cho phép chuyển đổi.
3) Việc quản lý sử dụng đất được giao, cho thuê phải theo đúng các quy định của Nhà nước về quy hoạch, về bảo vệ môi trường, về cơ cấu cây trồng vật nuôi, về bảo vệ môi trường và sinh thái nhằm bảo vệ và làm giàu diện tích đất mặt nước, đất gò đồi, đầm phá.
Điều 2: Đối tượng được giao đất, cho thuê đất.
1) Các tổ chức kinh tế;
2) Hộ gia đình, nhóm hộ gia đình (gọi chung là hộ gia đình), cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp nuôi trồng thủy sản mà nguồn sống chủ yếu là thu nhập có được từ hoạt động sản xuất đó được UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú xác nhận; nếu có nhu cầu, có người quản lý thường xuyên tại nơi nhận đất, và có khả năng sử dụng đất để mở rộng sản xuất thì ngoài phần đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản đã được giao trong hạn mức của địa phương còn được giao thêm đất trống, đồi núi trọc, mặt nước eo vịnh, đầm phá, đất hoang hóa ven biển, ven phá (sau đây gọi là đất chưa sử dụng) bằng hạn mức cho từng loại đất theo quy định ở Điều 3 dưới đây để sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp (nếu nhận vượt hạn mức thì phần vượt phải chuyển sang thuê).