Quyết định 4521/QĐ-BNN-TT năm 2014 phê duyệt Đề án tái canh cà phê các tỉnh vùng Tây Nguyên giai đoạn 2014-2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 4521/QĐ-BNN-TT
Ngày ban hành 21/10/2014
Ngày có hiệu lực 21/10/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Lê Quốc Doanh
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4521/QĐ-BNN-TT

Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TÁI CANH CÀ PHÊ CÁC TỈNH VÙNG TÂY NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2014 - 2020

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Căn cứ Quyết định số 3417/QĐ-BNN-TT ngày 01/8/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt Đề án phát triển ngành cà phê bền vững đến năm 2020;

Theo đề nghị của Cục Trưởng Cục Trồng trọt và Vụ Trưởng Vụ Kế hoạch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án tái canh cà phê các tỉnh vùng Tây Nguyên giai đoạn 2014 - 2020 với các nội dung chủ yếu sau đây:

I. QUAN ĐIỂM TÁI CANH CÀ PHÊ

- Tái canh cà phê góp phần tái cơ cấu ngành cà phê Việt Nam theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

- Tái canh cà phê chỉ thực hiện ở những vườn cà phê già cỗi, có năng suất thấp nằm trong vùng quy hoạch trồng cà phê và theo kế hoạch tái canh của địa phương;

- Tái canh cà phê phải đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật được cấp có thẩm quyền ban hành;

- Tái canh cà phê phải phát huy mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế và sự hỗ trợ của nhà nước.

II. MC TIÊU TÁI CANH CÀ PHÊ

1. Mục tiêu chung

Tái canh cà phê nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và thu nhập cho người trồng cà phê; góp phần phát triển bền vững ngành cà phê giai đoạn 2014 - 2020.

2. Mục tiêu cthể

Giai đoạn 2014 - 2020 trồng tái canh và ghép cải tạo khoảng 120.000 ha cà phê trên địa bàn các tỉnh vùng Tây Nguyên, trong đó trồng tái canh khoảng 90.000 ha, ghép cải tạo khoảng 30.000 ha.

III. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CỦA ĐỀ ÁN

1. Xác định quy mô, địa bàn trồng tái canh và ghép cải tạo

Diện tích trồng tái canh và ghép cải tạo cà phê các tỉnh vùng Tây Nguyên giai đoạn 2014 - 2020 như sau:

- Đắk Lắk: tổng số 29.600 ha, gồm tái canh 27.600 ha, ghép cải tạo 2.000 ha.

- Đắk Nông: tổng số 24.500 ha, gồm tái canh 22.000 ha, ghép cải tạo 2.500 ha.

- Gia Lai: tổng số 17.800 ha, gồm tái canh 15.300 ha, ghép cải tạo 2.500 ha.

- Lâm Đồng: tổng số 45.600 ha, gồm tái canh 22.600 ha, ghép cải tạo 23.000 ha.

- Kon Tum: diện tích tái canh 2.500 ha.

(Chi tiết như phụ lục đính kèm)

[...]