ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
4364/QĐ-UBND
|
Thanh
Hóa, ngày 28 tháng 12 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH THANH
HÓA, GIAI ĐOẠN 2011-2020
CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển
rừng công bố ngày 03 tháng 12 năm 2004; Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006
của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;
Căn cứ Nghị định số
23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về việc thi hành Luật Bảo
vệ và Phát triển rừng;
Căn cứ Quyết định số
186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế
quản lý rừng;
Căn cứ Thông tư số
05/2008/TT-BNN ngày 14 tháng 01 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn về hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;
Căn cứ Nghị quyết số
73/2007/NQ-HĐND, ngày 25/7/2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc
thông qua kết quả rà soát, quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015;
Căn cứ Quyết định số:
2755/2007/QĐ-UBND ngày 12 tháng 09 năm 2007 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê
duyệt kết quả rà soát, quy hoạch ba loại rừng tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2006 đến
2015;
Căn cứ nội dung Văn bản số
2738/BNN-TCLN ngày 22/9/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc
thẩm định Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thanh Hóa giai đoạn
2011-2020;
Căn cứ Nghị quyết số
20/2011/NQ-HĐND, ngày 17/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa về Quy hoạch
Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2011-2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thanh
Hóa, giai đoạn 2011-2020, với nội dung chủ yếu như sau:
1. Mục tiêu
1.1. Mục tiêu tổng quát: Quản lý bảo
vệ, phát triển và sử dụng hợp lý đất lâm nghiệp, nhằm bảo vệ môi trường, sinh
thái, bảo tồn đa dạng sinh học; nâng cao chất lượng rừng, sớm hình thành vùng sản
xuất rừng lớn, tập trung, gắn với chế biến lâm sản; huy động sự tham gia rộng
rãi, tích cực của các thành phần kinh tế vào hoạt động sản xuất lâm nghiệp để
phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người
dân, nhất là đồng bào các dân tộc sinh sống ở khu vực miền núi và góp phần giữ
vững an ninh, quốc phòng trên địa bàn tỉnh.
1.2. Mục tiêu cụ thể:
- Về môi trường và bảo tồn đa dạng
sinh học:
+ Bảo vệ và phát triển ổn định
191.031 ha đất lâm nghiệp, quy hoạch rừng phòng hộ, nhằm phát huy tốt chức năng
phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ các hồ đập thủy điện thủy lợi, phòng hộ ven biển,
bảo vệ môi trường sinh thái.
+ Bảo tồn đa dạng sinh học của các
khu rừng đặc dụng với diện tích 81.357 ha, nhằm lưu giữ các nguồn gen động, thực
vật quý hiếm, tổ chức nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái.
+ Phấn đấu đến năm 2015, đưa độ che
phủ của rừng đạt 52%, từ năm 2016 đến 2020 duy trì độ che phủ hàng năm từ 52,5
đến 52,6%, phát triển rừng theo hướng nâng cao năng suất và chất lượng rừng, bền
vững.
- Về kinh tế:
+ Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng
sản xuất nhằm nâng cao giá trị kinh tế, rừng phục vụ cho tiêu dùng, xuất khẩu
và du lịch sinh thái và cả giá trị dịch vụ môi trường rừng trong cơ chế sạch.
+ Đầu tư và phát triển trồng rừng
kinh tế theo hướng thâm canh, phấn đấu hàng năm trồng 16.286 ha rừng (gồm trồng
mới, trồng lại rừng sau khai thác, cải tạo rừng) và trồng 2 triệu cây phân
tán/năm.
+ Phát triển ngành chế biến sâu
theo hướng công nghiệp hiện đại, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao để xuất khẩu,
thay thế dần các sản phẩm thô (dăm gỗ, nhựa thông, nứa thanh) như hiện nay.
+ Tổng giá trị sản xuất của ngành
lâm nghiệp (bao gồm cả trồng khoanh nuôi rừng, khai thác chế biến lâm sản và
các dịch vụ môi trường), phấn đấu đến năm 2020, tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp
đạt 4% trong tổng giá trị sản xuất của tỉnh.
+ Phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất
10% diện tích rừng sản xuất được cấp chứng chỉ rừng theo tiêu chuẩn, tiêu chí của
FSC nhằm tham gia thị trường lâm sản thế giới một cách bình đẳng và thực hiện tốt
các cam kết đa phương với các tổ chức quốc tế về bảo vệ môi trường khí hậu, bảo
tồn đa dạng sinh học, …
- Về xã hội và an ninh quốc phòng:
+ Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng,
nhằm mục tiêu xã hội hóa nghề rừng, thu hút 5 đến 6 vạn lao động tham gia nghề
rừng, góp phần tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo và giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh
từ 17,60% năm 2010 xuống còn 15% vào năm 2015 và 13% vào năm 2020.
+ Nâng cao dân trí và đời sống dân
sinh, cải thiện sinh kế, tạo việc làm, từng bước tạo cho cán bộ dân làm nghề rừng
có thể sống bằng nghề rừng, giảm thiểu các tệ nạn xã hội góp phần giữ vững an
ninh quốc phòng trên địa bàn các huyện miền núi.
+ Nâng số lao động lâm nghiệp được
đào tạo nghề từ 12% năm 2010 lên 20% vào năm 2015 và 35% năm 2020, chú trọng
các hộ thuộc dân tộc ít người, hộ nghèo và phụ nữ ở các vùng sâu, vùng xa. Nâng
cao nguồn thu từ các giá trị môi trường rừng thông qua cơ chế phát triển sạch
(CDM), du lịch sinh thái.
2. Nhiệm vụ
2.1. Nhiệm vụ và chỉ tiêu cụ thể
giai đoạn 2011-2020:
- Tập trung bảo vệ diện tích rừng
hiện có: 585.623 ha, trong đó: Rừng phòng hộ 177.136 ha; rừng đặc dụng 79.977
ha; rừng sản xuất 328.510 ha.
- Trồng mới rừng: 162.864 ha, bình
quân mỗi năm trồng mới 16.286 ha (bao gồm trồng trên đất trống; trồng lại rừng
sau khai thác; cải tạo rừng).
- Khoanh nuôi tái sinh rừng: 10.343
ha.
- Làm giàu rừng: 21.063 ha.
- Trồng cây phân tán: 16,527 triệu
cây.
- Khai thác gỗ rừng tự nhiên:
193.200 m3.
- Khai thác gỗ rừng trồng:
6.132.420 m3.
- Khai thác cây trồng phân tán:
415.596 m3.
- Khai thác nhựa thông: 4.000 tấn.
- Khai thác song mây: 1.160 tấn.
- Khai thác tre nứa rừng tự nhiên:
144,250 triệu cây.
- Khai thác tre, luồng trồng:
256,426 triệu cây.
- Chế biến đồ mộc dân dụng, mỹ nghệ:
2.000.000 tấn.
- Chế biến dăm gỗ và ván nhân tạo:
3.000.000 tấn.
- Bột giấy: 3.550.000 tấn.
- Nhựa thông: 4.000 tấn.
- Đũa, tăm, mành: 430.000 tấn.
- Sản phẩm từ song mây: 50.040 tấn.
2.2. Định hướng phát triển lâm
nghiệp.
* Định hướng phát triển 3 loại rừng:
- Đối với rừng đặc dụng: Quy hoạch ổn
định từ nay đến năm 2015 các khu rừng đặc dụng đã có với tổng diện tích là
81.357 ha. Bảo vệ và phát triển bền vững 2 vườn quốc gia (Bến En, Cúc Phương);
4 khu bảo tồn (Pù Luông, Pù Hu, Xuân Liên, Sến Tam Quy); 4 khu di tích lịch sử
văn hóa (Lam Kinh, Hàm Rồng, Đền Bà Triệu, Trường Lệ Sầm Sơn).
- Đối với rừng phòng hộ: Quy hoạch ổn
định từ nay đến năm 2015 là: 191.031 ha rừng phòng hộ. Tập trung đầu tư xây dựng
và phát triển các khu rừng phòng hộ ở đầu nguồn các con sông lớn và các hồ đập
thủy lợi, thủy điện; Xây dựng và phát triển rừng phòng hộ khu vực hành lang -
vành đai biên giới Việt - Lào; Coi trọng việc đầu tư xây dựng và phát triển rừng
phòng hộ chắn sóng và xói lở bờ biển; Đầu tư trồng rừng phòng hộ bảo vệ môi trường
sinh thái, cảnh quan đô thị, các khu công nghiệp và công cộng.
- Rừng sản xuất: Quy hoạch ổn định
từ nay đến năm 2015 với diện tích là 355.445 ha rừng sản xuất; Đầu tư xây dựng
và phát triển có chiều sâu, có định hướng theo vùng (vùng kinh doanh gỗ lớn,
vùng trồng luồng, vùng trồng gỗ nguyên liệu, vùng trồng cao su) gắn với công
nghiệp chế biến. Đầu tư, phát triển sản xuất và chế biến lâm sản ngoài gỗ. Tiếp
thu và chuyển giao khoa học, tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nhằm nâng cao hiệu
quả trong kinh doanh phát triển rừng.
Sau năm 2015 tiến hành rà soát quy
hoạch lại theo hướng tăng cường trồng rừng phòng hộ đầu nguồn, rà soát lại diện
tích rừng phòng hộ theo tiêu chí quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn đã ban hành.
* Định hướng phát triển lâm nghiệp
theo vùng, hình thành vùng kinh doanh nguyên liệu tập trung:
- Vùng miền núi: Gồm 11 huyện (Quan
Sơn, Quan Hóa, Mường Lát, Thường Xuân, Bá Thước, Lang Chánh, Ngọc lặc, Như
Thanh, Như Xuân, Thạch Thành, Cẩm Thủy). Nhiệm vụ chính là bảo vệ, khoanh nuôi,
trồng rừng nhằm đảm bảo nguồn nước; bảo vệ nguồn gien động thực vật; sản xuất gỗ
lớn, vật liệu xây dựng; phát triển lâm sản ngoài gỗ trọng tâm là cây Luồng, Mây
và một số cây thuốc làm dược liệu.
- Vùng đồng bằng: Gồm 10 huyện (TP
Thanh Hóa, TX Bỉm Sơn, Hà Trung, Vĩnh Lộc, Yên Định, Thiệu Hóa, Đông Sơn, Triệu
Sơn, Nông Cống, Thọ Xuân). Nhiệm vụ chính là bảo vệ rừng hiện có đặc biệt là
các khu rừng lịch sử văn hóa; trên cơ sở tận dụng đất trống, đất gò đồi trồng rừng
nhằm cung cấp gỗ cho sản xuất ván nhân tạo, nguyên liệu giấy, trồng cây phân
tán trên các kênh mương, đường giao thông, công sở trường học. Chú trọng xây dựng
đường băng xanh cản lửa trong các khu rừng thông.
- Vùng ven biển: Gồm 6 huyện (Tĩnh
Gia, Quảng Xương, TX Sầm Sơn, hoằng hóa, Hậu Lộc, Nga Sơn). Nhiệm vụ chính là bảo
vệ đai rừng phòng hộ ven biển hiện có, trồng mới trên đất vùng đồi gò, bãi cát
ven biển, đất ngập mặn, trồng cây phân tán trên các kênh mương, đường giao
thông, công sở, trường học, khu công nghiệp.
* Định hướng phát triển chế biến
lâm sản:
Quy hoạch xây dựng một số nhà máy
chế biến gỗ dọc tuyến đường Hồ Chí Minh, Nhà máy chế biến tinh dầu thông để xuất
khẩu. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư nhà máy chế biến nguyên liệu giấy 50.000 tấn bột
giấy/năm (tại Châu Lộc, huyện Hậu Lộc hoặc tại Khu Kinh tế Nghi Sơn), Nhà máy
chế biến gỗ ván ép tại Bãi Trành, huyện Như Xuân; Xây dựng nhà máy chế biến sản
phẩm đồ mộc cao cấp và Nhà máy chế biến luồng ván ép. Quy hoạch ổn định các
làng nghề, tổ hợp, hợp tác xã sản xuất chế biến đồ thủ công mỹ nghệ và cót ép,
mây giang xiên ở các vùng có quy mô vừa và nhỏ để thỏa mãn nhu cầu sử dụng và
hướng tới xuất khẩu. Ổn định cơ sở 3 nhà máy giấy Lam Sơn, Mục Sơn, Lam Kinh tổng
công suất 105.000 tấn nguyên liệu/năm, gắn với vùng nguyên liệu tập trung và xử
lý môi trường.
2.3. Quy hoạch đất lâm nghiệp
theo 3 loại rừng.
- Tổng diện tích đất lâm nghiệp hiện
có: 627.833 ha, trong đó:
+ Quy hoạch rừng đặc dụng: 81.357
ha.
+ Quy hoạch rừng phòng hộ: 191.031
ha.
+ Quy hoạch rừng sản xuất: 355.445
ha.
- Diện tích đất lâm nghiệp quy hoạch
bảo vệ và phát triển rừng, giai đoạn 2011-2020 là 613.793 ha, trong đó: Đặc dụng:
80.536 ha; Phòng hộ: 188.222 ha; Sản xuất: 345.035 ha.
- Diện tích đất quy hoạch cho lâm
nghiệp, nhưng chưa đầu tư sản xuất trong giai đoạn 2011-2020 là: 14.040 ha,
trong đó các loại đất:
+ 3.000 ha dự kiến giảm trong thời
gian từ 2011-2020; Do các nguyên nhân: Ngập do xây dựng thủy điện ở Quan Hóa; mở
rộng và xây dựng khu công nghiệp, nhà máy ở Ngọc Lặc, Tĩnh Gia, TX Bỉm Sơn, Yên
Định; khai thác mỏ ở Hoằng Hóa, Ngọc Lặc, Quan Hóa; xây dựng hạ tầng.
+ 4.000 ha núi đá trọc không có khả
năng khoanh nuôi, trồng rừng;
+ 7.040 ha đất chưa có rừng (trạng
thái Ia) do độ dốc quá cao trên 35 độ, tầng đất mỏng dưới 30cm, phân bố trên đỉnh
các núi cao, dựa vào kết quả điều tra lập địa trên địa bàn tỉnh năm 2010.
3. Quy hoạch bảo
vệ và phát triển rừng
3.1. Bảo vệ rừng: Bảo vệ tốt vốn rừng
hiện có, bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng thuộc đất rừng đặc dụng, đất rừng
phòng hộ và đất rừng sản xuất giai đoạn 2011-2020 là: 574.882 ha, trong đó:
ĐVT:
ha
TT
|
Hạng
mục
|
ĐVT
|
Giai
đoạn 2011-2015
|
Giai
đoạn 2016-2020
|
BQ/năm
|
-
|
Bảo vệ rừng phòng hộ
|
ha
|
167.674
|
177.136
|
169.670
|
-
|
Bảo vệ rừng đặc dụng
|
ha
|
78.102
|
79.977
|
78.609
|
-
|
Bảo vệ rừng sản xuất
|
ha
|
333.143
|
328.510
|
326.603
|
Tổng
|
ha
|
578.919
|
585.623
|
574.882
|
3.2. Khoanh nuôi tái sinh rừng:
Khoanh nuôi những diện tích đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp thuộc trạng
thái IC hoặc IB ở nơi cao, xa, dốc, khó có điều kiện tác nghiệp trồng rừng. Tổng
diện tích khoanh nuôi tái sinh là: 10.343 ha, trong đó:
- Giai đoạn 2011-2015: 9.678 ha.
- Giai đoạn 2016-2020: 665 ha.
3.3. Trồng rừng:
- Trồng rừng tập trung: Tổng diện
tích trồng rừng giai đoạn 2011-2020 là: 162.864 ha (bình quân khoảng 16.286
ha/năm), trong đó:
+ Trồng rừng trên đất trống, đồi
núi trọc: 52.215 ha.
+ Trồng lại rừng sau khai thác:
55.127 ha.
+ Cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt,
rừng trồng kém chất lượng để trồng lại rừng: 55.522 ha.
- Trồng cây phân tán giai đoạn
2011-2020: 16,527 triệu cây tương đương 10.016 ha, trồng cây phân tán ở những
diện tích đất manh mún hoang hóa, dọc các trục đường giao thông, đê, kè các cơ
sở công cộng như trường học, trụ sở cơ quan, trạm y tế, bệnh viện, các khu vui
chơi giải trí, các khu công nghiệp, khu đô thị, …
- Giai đoạn 2011-2015: 10,157 triệu
cây.
- Giai đoạn 2016-2020: 6,370 triệu
cây.
3.4. Cải tạo rừng giai đoạn
2011-2020:
Cải tạo 55.522 ha diện tích đất có
rừng tự nhiên nghèo kiệt quy hoạch cho rừng sản xuất, có năng suất thấp, chất
lượng gỗ kém, chu kỳ kinh doanh dài không mang lại hiệu quả kinh tế trong kinh
doanh rừng.
+ Giai đoạn 2011-2015: 17.930 ha.
+ Giai đoạn 2016-2020: 37.592 ha.
3.5. Làm giàu rừng giai đoạn 2011-2020:
làm giàu 21.063 ha diện tích rừng rừng tự nhiên nghèo kiệt thuộc rừng sản xuất
sau khai thác nhưng quá trình phục hồi kém, tổ thành cây có giá trị kinh tế thấp,
chất lượng tái sinh không đảm bảo cần đưa vào làm giàu rừng để nâng cao chất lượng
rừng.
+ Giai đoạn 2011-2015: 10.000 ha
+ Giai đoạn 2016-2020: 11.063 ha.
3.6. Khai thác rừng giai đoạn
2011-2020
- Khai thác chính gỗ rừng tự nhiên:
130.000 m3, bình quân 26.000 m3/năm;
- Rừng tre nứa: 144.250.000 cây,
bình quân 14.425.000 cây/năm;
- Khai thác gỗ tận dụng: 63.200 m3,
bình quân 6.320 m3/năm;
- Khai thác rừng trồng tập trung:
6.132.420 m3, bình quân 613.242 m3/năm;
- Khai thác rừng luồng: 256.426.000
cây, bình quân 25.643.000 cây/năm.
- Khai thác Nhựa Thông: 4.000 tấn,
bình quân 400 tấn/năm;
- Khai thác Song Mây: 1.160 tấn,
bình quân 116 tấn/năm;
3.7. Chế biến lâm sản giai đoạn
2011-2020.
- Đồ mộc dân dụng, mỹ nghệ:
2.000.000 tấn, bình quân 200.000 tấn/năm.
- Ván nhân tạo: 3.000.000 tấn, bình
quân 300.000 tấn/năm.
- Bột giấy: 3.550.000 tấn, bình quân
355.000 tấn/năm.
- Ván luồng ép: 4.000.000 tấn, bình
quân 400.000 tấn/năm.
- Nhựa thông: 4.000 tấn, bình quân:
400 tấn/năm …
- Đũa, tăm, mành: 430.000 tấn, bình
quân: 43.000 tấn/năm.
- Sản phẩm từ song mây: 50.040 tấn,
bình quân: 5.004 tấn/năm.
3.8. Các hoạt động khác.
- Phát triển lâm sản ngoài gỗ 650
ha, trong đó: giai đoạn 2011-2015: 350 ha; giai đoạn 2016-2020: 300 ha, bình
quân 65 ha/năm.
- Giao và cho thuê lâu dài 44.160
ha rừng tự nhiên và rừng trồng đến các tập thể, cộng đồng, hộ gia đình và nhóm hộ
gia đình, trong đó:
+ Năm 2011: giao 14.142 ha.
+ Năm 2012: giao 16.810 ha.
+ Năm 2013: giap 13.208 ha.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng lâm nghiệp:
+ Đường lâm nghiệp: 1.224 km, trong
đó: giai đoạn 2011-2015 là: 691 km; giai đoạn 2016-2020: 533 km.
+ Làm đường ranh cản lửa: 3.284 km,
trong đó: giai đoạn 2011-2015 là: 1.887 km; giai đoạn 2016-2020: 1.397 km.
+ Xây dựng chòi canh lửa rừng: 270
cái, trong đó: giai đoạn 2011-2015 là: 174 cái; giai đoạn 2016-2020: 96 cái.
+ Xây dựng bể nước phòng chống cháy
rừng: 133 cái, trong đó: giai đoạn 2011-2015 là: 76 cái; giai đoạn 2016-2020:
57 cái.
+ Xây dựng bảng tuyên truyền bảo vệ
rừng: 876 cái, trong đó: giai đoạn 2011-2015 là: 579 cái; giai đoạn 2016-2020:
297 cái.
+ Xây dựng trạm bảo vệ rừng: 62
cái, trong đó: giai đoạn 2011-2015 là: 42 cái; giai đoạn 2016-2020: 20 cái.
4. Các giải
pháp thực hiện
4.1. Giải pháp về quản lý và tổ chức
sản xuất.
- Thực hiện tốt việc phân cấp quản
lý rừng theo quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; đồng thời nâng cao
năng lực quản lý cho cán bộ lâm nghiệp 3 cấp tỉnh, huyện, xã.
- Tăng cường công tác giám sát,
đánh giá việc thực hiện quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng; xây dựng hệ thống
giám sát, đánh giá và tăng cường năng lực cho các cơ quan, đơn vị lập kế hoạch
quản lý tài chính và giám sát, đánh giá từ tỉnh đến cơ sở.
- Tiếp tục củng cố vai trò, chức
năng, nhiệm vụ của các chủ rừng nhà nước, để làm nòng cốt trong việc sản xuất
kinh doanh lâm nghiệp; phát triển các hình thức liên doanh liên kết giữa các
doanh nghiệp Nhà nước với các doanh nghiệp tư nhân và cộng đồng trong công tác
bảo vệ phát triển rừng và chế biến lâm sản.
- Hoàn thiện, bổ sung các cơ chế,
chính sách trong công tác bảo vệ và phát triển rừng như: chính sách hưởng lợi từ
rừng; chính sách khuyến khích phát triển chế biến lâm sản; chính sách phát triển
vùng nguyên liệu; chính sách phát triển khoa học công nghệ; chính sách phát triển
làng nghề thủ công, mỹ nghệ, …
- Về tổ chức sản xuất: ổn định diện
tích ba loại rừng theo kết quả điều tra bổ sung năm 2010. Đẩy mạnh việc phát
triển lâm nghiệp theo vùng: Vùng trồng luồng thâm canh diện tích 69.583 ha,
vùng sản xuất gỗ lớn vật liệu xây dựng: 145.928 ha, vùng sản xuất nguyên liệu
cho nhà máy MDF, bột giấy diện tích 85.405 ha, vùng cây đặc sản diện tích 640
ha, vùng kinh doanh lâm sản ngoài gỗ 90.638 ha, vùng trồng cao su diện tích
17.602 ha.
4.2. Giải pháp về quản lý bảo vệ rừng,
giao rừng, giao đất lâm nghiệp.
a) Về quản lý, bảo vệ rừng:
- Xây dựng các quy ước, cam kết
tham gia quản lý bảo vệ rừng giữa các chủ rừng với chính quyền địa phương; thực
hiện nghiêm túc, triệt để và kịp thời các quy định thưởng phạt, tăng cường công
tác tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân tích cực tham gia quản lý bảo vệ
và phát triển rừng.
- Tăng cường lực lượng quản lý bảo
vệ rừng, tổ chức truy quét các tụ điểm khai thác trái phép; chủ động phòng chống
cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh hại; phát triển các mô hình quản lý rừng cộng đồng
để nâng cao trách nhiệm trong quản lý bảo vệ rừng.
- Nâng cao nhận thức trong xã hội về
vai trò của rừng phòng hộ ven biển liên quan đến các hoạt động sản xuất kinh
doanh như khai thác khoáng sản, phát triển du lịch sinh thái. Tổ chức tốt các
hoạt động quản lý bảo vệ và trồng rừng ven biển theo mô hình quản lý rừng cộng
đồng, nhóm hộ gia đình để nâng cao vai trò của người dân trong việc tham gia bảo
vệ rừng.
b) Công tác giao rừng, cho thuê rừng.
Rà soát lại kết quả giao đất, giao
rừng theo Thông tư liên tịch số 07/2011/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 29/01/2011 của
Liên bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tổ chức giao mới diện
tích UBND xã đang tạm quản lý, để các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn
định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp, ưu tiên cho các hộ miền núi, dân tộc thiểu
số có nhu cầu sử dụng đất phát triển kinh tế hộ; đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất và sử dụng rừng cho chủ rừng.
4.3. Giải pháp về khoa học và công
nghệ.
- Nghiên cứu và tuyển chọn các loài
cây trồng rừng thích nghi trên các dạng lập địa, ứng dụng công nghệ tiên tiến
trong tạo giống cây trồng và kinh nghiệm sản xuất cây giống bản địa trong nhân
dân.
- Ứng dụng, nhân rộng mô hình thâm
canh, nông lâm kết hợp, canh tác trên đất dốc, trang trại lâm nghiệp.
- Ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, công
nghệ thông tin vào công tác quản lý và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, quản
lý và dự báo phòng chống cháy rừng, phòng chống sâu bệnh hại trên phạm vi toàn
tỉnh.
- Nghiên cứu thị trường để cải tiến
thiết bị, công nghệ chế biến lâm sản phù hợp nhằm đa dạng hóa sản phẩm, mẫu mã,
hạ giá thành, nâng cao chất lượng hàng hóa tăng khả năng cạnh tranh trên thị
trường trong nước và quốc tế. Tăng cường bảo vệ và cải thiện môi trường thông
qua việc xây dựng hệ thống xử lý rác thải ở các nhà máy chế biến trước khi thải
ra môi trường.
- Nâng cao chất lượng rừng tự nhiên
bằng các biện pháp lâm sinh như cải tạo rừng, khoanh nuôi tái sinh, nuôi dưỡng
rừng, làm giàu rừng …
- Nghiên cứu và xây dựng các dự án
phát triển lâm sản ngoài gỗ phục vụ cho tiêu và xuất khẩu.
- Nghiên cứu vai trò cố định Cacbon
của rừng để có biện pháp chi trả thích đáng cho các cộng đồng tham gia quản lý
bảo vệ rừng góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
4.4. Giải pháp về vận dụng hệ thống
chính sách.
- Tăng cường quản lý về đất đai, kiểm
tra giám sát việc sử dụng đất rừng.
- Thu hút vốn đầu tư từ các tổ chức
trong và ngoài nước; tạo cơ chế đầu tư cho các chủ rừng một cách thông thoáng
nhất.
- Tìm kiếm mở rộng thị trường hàng
hóa lâm sản cho địa phương. Tìm kiếm chủ đầu tư xây dựng thêm một số nhà máy chế
biến lâm sản có hàm lượng công nghệ, chất lượng sản phẩm cao. Mở rộng quy mô hợp
tác xã dịch vụ lâm sản.
- Khuyến khích mọi thành phần kinh
tế đầu tư vào kinh doanh rừng và chế biến lâm sản. Triển khai kịp thời có hiệu
quả các cơ chế chính sách chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo Nghị quyết 30a của
Chính phủ.
4.5. Giải pháp về vốn và đầu tư
- Tạo cơ chế thuận lợi, hấp dẫn để
thu hút và khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước cùng tham
gia đầu tư phát triển lâm nghiệp.
- Xây dựng và triển khai thí điểm Đề
án chi trả dịch vụ môi trường rừng để tạo nguồn vốn phục vụ công tác bảo vệ và
phát triển rừng.
4.6. Giải pháp về phát triển nguồn
nhân lực
- Chuẩn hóa và quy hoạch đội ngũ
cán bộ trong bộ máy quản lý lâm nghiệp các cấp đáp ứng tình hình nhiệm vụ mới gắn
công tác quy hoạch với đào tạo.
- Có chính sách thu hút lao động
nông thôn tham gia nghề rừng, cần tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn để phổ biến
kiến thức, kỹ năng lâm nghiệp cho người dân, cán bộ lâm nghiệp xã, chủ trang trại;
bố trí hợp lý và có chế độ đãi ngộ cho cán bộ lâm nghiệp về công tác tại các địa
bàn vùng sâu vùng xa.
- Nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật
cho các tổ chức, đơn vị đào tạo về lâm nghiệp trong tỉnh.
4.7. Giải pháp về hợp tác quốc tế.
- Tranh thủ sự giúp đỡ của các
ngành từ Trung ương và địa phương hỗ trợ vốn sản xuất, hỗ trợ kỹ thuật, cơ chế
chính sách, … tranh thủ tối đa việc huy động các nguồn vốn từ Quỹ ủy thác lâm
nghiệp (TFF) và Quỹ bảo tồn Việt Nam (VCF) …
- Tăng cường mở rộng mối quan hệ hợp
tác với các tổ chức quốc tế đang triển khai trên địa bàn, kêu gọi đầu tư cho phát
triển lâm nghiệp thông qua các chương trình bảo tồn đa dạng sinh học, chương
trình hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý cho ngành lâm nghiệp; thực hiện các thỏa
thuận đa phương về môi trường, các cam kết quốc tế liên quan đến lâm nghiệp mà
Việt Nam tham gia.
4.8. Giải pháp thị trường và tiêu
thụ sản phẩm lâm nghiệp
- Khuyến khích đầu tư xây dựng nhà
máy chế biến gỗ, chế biến sản phẩm từ nguyên liệu rừng, gắn với việc ký kết hợp
đồng xây dựng vùng nguyên liệu, thu mua nguyên liệu ổn định cho bà con nông dân
làm nghề rừng.
- Nghiên cứu ban hành cơ chế, chính
sách khuyến khích thu mua, chế biến sản phẩm từ rừng, nhất là sản phẩm từ rừng
sản xuất, sản phẩm phụ từ rừng cho các hộ dân thuộc các huyện vùng cao, vùng
xa, vùng đặc biệt khó khăn.
- Hỗ trợ tạo điều kiện xây dựng
thương hiệu cho doanh nghiệp chế biến lâm sản và thương hiệu sản phẩm lâm sản,
tạo vị trí đứng vững trên thị trường trong và ngoài nước. Giới thiệu và quảng
bá những sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ của tỉnh Thanh Hóa ra thị trường.
- Tăng sức cạnh tranh của sản phẩm
lâm sản thông qua chế biến, đa dạng hóa mặt hàng, tăng cường năng lực thiết kế,
tạo dáng, mẫu mã sản phẩm, xúc tiến thương mại, hạ giá thành sản phẩm, để sản
phẩm lâm sản của tỉnh đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
- Tạo điều kiện đầu tư một số tuyến
đường giao thông chính, kết hợp dân sinh với vận chuyển tiêu thụ sản phẩm rừng
trồng cho bà con nông dân.
Điều 2.
Tổ chức thực hiện: Giao:
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn chủ trì, phối hợp với các ngành, các địa phương có liên quan tổ chức thực
hiện quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh giai đoạn 2011 - 2020; tiến
hành lập kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2011 -
2015 trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua, UBND tỉnh phê duyệt. Chỉ đạo UBND
các huyện, thị, thành phố tổ chức lập Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai
đoạn 2010-2020, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, giai đoạn 2011-2015 của địa
phương mình trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để tổ chức thực hiện.
- Sở Tài nguyên và Môi trường phối
hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo các địa phương rà soát việc giao đất,
cho thuê đất lâm nghiệp phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của quy hoạch phát triển
lâm nghiệp và xây dựng đề án gắn kiểm kê rừng với kiểm kê đất đai toàn tỉnh
theo định kỳ 5 năm/lần.
- Các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài
chính phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT cân đối và bố trí kế hoạch, vốn, tính
toán các nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn khác để thực
hiện có hiệu quả các nội dung của quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh.
- Sở Tư pháp phối hợp với Sở Nông
nghiệp và PTNT tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nhằm nâng
cao nhận thức cho các cấp chính quyền địa phương và người dân trong công tác quản
lý bảo vệ và phát triển rừng.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã
có trách nhiệm lập Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương
mình trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để tổ chức thực hiện, định kỳ hàng năm
báo cáo kết quả thực hiện với HĐND cùng cấp, đồng thời báo cáo UBND cấp trên trực
tiếp.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc
các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài
nguyên và Môi trường, Tư pháp, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Như điều 3 (để thực hiện);
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (để báo cáo);
- TT Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (để báo cáo);
- Chủ tịch, Phó CT UBND tỉnh;
- Chánh VP, Phó CVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NN.
|
CHỦ
TỊCH
Trịnh Văn Chiến
|