Quyết định 4307/QĐ-BYT năm 2015 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế

Số hiệu 4307/QĐ-BYT
Ngày ban hành 19/10/2015
Ngày có hiệu lực 19/10/2015
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Y tế
Người ký Nguyễn Thanh Long
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Thể thao - Y tế

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4307/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ Y TẾ

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến thủ tục hành chính;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 07 thủ tục hành chính được sửa đổi thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế được quy định tại Thông tư số 12/2015/TT-BYT ngày 28 tháng 5 năm 2015 về việc hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 96/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế (ban hành kèm theo Phụ lục I Quyết định này).

Điều 2. Quyết định này bãi bỏ 07 thủ tục hành chính ban hành tại Quyết định số 5454/QĐ-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế (ban hành kèm theo Phụ lục II Quyết định này).

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Các ông/bà: Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các Vụ, Cục, Thanh tra Bộ, Tổng cục, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị trực thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./ 

 

Nơi nhn:
- Như điều 4;
-
Bộ trưng (đ báo cáo);
-
Các đ/c Thứ trưng (đbiết);
-
Bộ Tư pháp (Cục KSTTHC);
-
Cổng Thông tin điện t- Bộ Y tế;
- Lưu: VT, AIDS.

KT. BTRƯỞNG
THTRƯỞNG




Nguyễn Thanh Long

 

PHỤ LỤC 1

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI ĐƯỢC SỬA ĐỔI THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ Y TẾ
(kèm theo Quyết định số 4307/QĐ-BYT ngày 19 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

PHẦN I

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ Y TẾ

TT

Tên thủ tục hành chính

Lĩnh vực

Cơ quan thc hin

Ghi chú

I. Thủ tục hành chính cấp tỉnh, thành phố

1

Cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế

Y tế dự phòng

Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Công bố theo Thông tư số 12/2015/TT-BYT

2

Cấp lại giấy phép hoạt động đi với cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện khi cơ sở điều trthay đổi địa điểm hoạt động hoặc bị thu hồi giấy phép hoạt động

Y tế dự phòng

Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Công bố theo Thông tư s 12/2015/TT-BYT

3

Cấp lại giấy phép hoạt động đối với cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bị mất hoặc hư hỏng giấy phép hoạt động

Y tế dự phòng

Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Công bố theo Thông tư số 12/2015/TT-BYT

4

Cho phép hoạt động lại sau khi bị đình chỉ hoạt động đối với cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế

Y tế dự phòng

Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Công btheo Thông tư số 12/2015/TT-BYT

5

Đăng ký tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện đối với người nghiện chất dạng thuốc phiện

Y tế dự phòng

Cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuc phiện được cấp giấy phép hoạt động

Công bố theo Thông tư số 12/2015/TT-BYT

6

Chuyển tiếp bệnh nhân điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện đối với cơ sở điều trị người nghiện chất dạng thuốc phiện

Y tế dự phòng

Cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuc phiện được cấp giấy phép hoạt động

Công bố theo Thông tư số 12/2015/TT-BYT

 

………..

nhân đang điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện

dự phòng

chất dạng thuc phiện  được cấp giấy phép hoạt động

Thông tư số 12/2015/TT-BYT

PHẦN II.

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ Y TẾ

1-Thủ tục

Cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế

Trình tự thực hiện

 

Bước 1: Cơ sở điều trị gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đến Sở Y tế tỉnh, thành phtrung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh) nơi cơ sở điều trị đặt trụ sở;

Bước 2: Sau khi nhận được hồ sơ, Sở Y tế tỉnh gửi cho cơ sở điều trị Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 12/2015/TT-BYT. Trong thời hạn không quá 20 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đ, hợp lệ, Giám đốc Sở Y tế phải tổ chức thẩm định, cấp giấy phép hoạt động;

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, thì trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Sở Y tế tỉnh phải thông báo bng văn bản cho cơ sở điều trị để bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Văn bản thông báo phải nêu cụ thể nội dung, tài liệu cần sửa đổi, bổ sung.

c 3: Khi nhận được văn bản yêu cầu hoàn chỉnh hồ sơ, cơ sở điều trị phải sửa đổi, bổ sung theo đúng nội dung đã được ghi trong văn bản thông báo và gửi về Sở Y tế tỉnh. Ngày tiếp nhận hồ sơ bổ sung, sửa đổi được ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Sở Y tế phải tổ chức thẩm định và cấp giấy phép hoạt động cho cơ sở điều trị sau 20 ngày làm việc.

Cách thức thực hiện

 

Gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Sở Y tế tỉnh (theo quy trình một cửa)

Thành phần, số lượng hồ sơ

 

A) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1. Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động của cơ sở theo mẫu tại Phụ lục 1, Thông tư số 12/2015/TT-BYT;

2. Bản sao có chứng thực Quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng nhận của nhà đầu tư;

3. Danh sách nhân sự của cơ sở điều trị (thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 2, Thông tư s 12/2015/TT-BYT), kèm theo bản sao có chứng thực văn bằng chuyên môn của từng nhân viên thuộc cơ sở điều trị;

4. Sơ đồ mặt bằng của cơ sở điều trị;

5. Bản kê khai trang thiết bị của cơ sở điều trị (theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 Thông tư số 12/2015/TT-BYT).

B) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời gian giải quyết

 

20 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

 

Tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

 

Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

 

Giấy phép hoạt động

Lệ phí

 

- Phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế: 4.300.000đ/lần.

- Lệ phí cấp phép hoạt động đối với cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bng thuốc thay thế: 350.000đ/giấy.

(Theo quy định của Thông tư số 154/2013/TT-BTC ngày 01/11/2013 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động và lệ phí cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế).

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (Đính kèm ngay sau thủ tục này)

 

Phụ lục 1: Mu đơn đề nghị cấp, cấp lại giấy phép hoạt động đối với cơ sở điều trị.

Phụ lục 2: Mẫu Danh sách nhân sự làm việc tại cơ sở điều trị.

Phụ lục 3: Mẫu Bản kê khai trang thiết bị của cơ sở điều trị.

Yêu cầu, điều kiện thủ tục hành chính

 

Điều kiện hoạt động của cơ sở điều trị thay thế

Điều 3 Thông tư số 12/2015/TT-BYT: Điều kiện về cơ sở vật chất

Ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 96/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định về điu trị nghiện các cht dạng thuc phiện bằng thuốc thay thế (sau đây gọi tắt là Nghị định s 96/2012/NĐ-CP), cơ sđiều trị thay thế phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Các phòng của cơ sở điều trị thay thế phải được xây dựng chắc chắn, đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường và nền nhà sử dụng các chất liệu dễ tẩy rửa làm vệ sinh, có cửa sổ chắc chắn, cửa ra vào có khóa.

2. Phòng xét nghiệm phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Tường của khu vực xét nghiệm, bàn t nghiệm phải bng phẳng, không thấm nước, chịu được nhiệt và các loại hóa cht ăn mòn;

b) Có bồn nước rửa tay, vòi rửa mắt khẩn cấp, hộp sơ cứu.

Điều 4 Thông tư số 12/2015/TT-BYT: Điều kiện về trang thiết bị

1. Phòng cấp phát và bảo quản thuốc:

a) Âm kế;

b) Nhiệt kế đo nhiệt độ phòng;

c) Điều hòa nhiệt độ;

d) 02 tcó khóa, trong đó: 01 tủ để đng thuốc cấp phát hàng ngày và 01 tủ để bảo quản thuốc;

đ) Dụng cụ cấp phát thuốc;

e) Tủ hoặc giá đựng hồ sơ, sổ sách, phiếu theo dõi điều trị;

g) Thiết bị quy định tại Điểm b, c Khon 2 Điều 12 Nghị định s 96/2012/NĐ-CP.

2. Phòng khám bệnh:

a) Nhiệt kế đo thân nhiệt;

b) Ống nghe;

c) Tủ thuốc cấp cứu (trong đó có thuốc giải độc);

d) Máy đo huyết áp;

đ) Bộ trang thiết bị cấp cứu;

e) Giường khám bệnh;

g) Cân đo sức khỏe - chiều cao;

h) Thiết bị quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 96/2012/NĐ-CP.

3. Phòng xét nghiệm:

a) Bộ dụng cụ xét nghiệm nước tiểu và ly máu;

b) Tủ lạnh bảo quản sinh phẩm, bệnh phm;

c) Thiết bị quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 96/2012/NĐ-CP.

4. Nơi lấy nước tiểu của người bệnh:

a) Bộ bàn cầu (với đường cấp nước có van đặt ở bên ngoài nơi lấy nước tiểu);

b) Vách ngăn dán kính màu một chiều tbên ngoài để nhân viên của cơ sở điều trị quan sát được quá trình tự lấy mẫu nước tiểu của người bệnh.

5. Các trang thiết bị khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng phòng.

Điều 5 Thông tư số 12/2015/TT-BYT: Điều kiện về nhân sự

1. Ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều 12 Nghị định số 96/2012/NĐ-CP, nhân sự làm việc tại cơ sở điều trị thay thế phải đáp ứng thêm các điều kiện sau:

a) Bác sỹ phụ trách chuyên môn kỹ thuật có thời gian làm công tác khám bệnh, cha bệnh từ 18 tháng trở lên;

b) Nhân viên làm nhiệm vụ htrợ công tác khám bệnh, chữa bệnh có trình độ trung cấp chuyên ngành y trở lên;

c) Nhân viên làm nhiệm vụ xét nghiệm có trình độ trung cấp thuộc một trong các chuyên ngành y, dược, sinh học hoặc hóa học trở lên;

d) Nhân viên làm nhiệm vụ bảo quản và cấp phát thuốc có trình độ trung cấp chuyên ngành dược trở lên;

đ) Nhân viên làm nhiệm vụ tư vấn có trình độ trung cấp thuộc một trong các chuyên ngành y, dược hoặc xã hội tr lên;

e) Nhân viên làm nhiệm vụ hành chính có trình độ trung cấp trở lên;

g) Căn cứ vào tình hình thực tế, cơ sở điu trị thay thế bố trí nhân viên bảo vệ tại cơ sở y tế nơi đặt cơ sở điều trị hoặc phối hợp với công an nơi cơ sở điều trị đặt trụ sở để bảo đảm công tác an ninh cho cơ sở điều trị; trường hợp cần thiết, cơ sở điều trị có thể bố trí tối đa 02 nhân viên bảo vệ riêng cho cơ sở điều trị.

2. Cơ sở điều trị thay thế chủ đng thực hiện việc phân công nhiệm vụ cho các nhân viên theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm bảo đảm phù hợp về yêu cầu chuyên môn theo quy định tại Khon 1 Điều này và quy mô của cơ sở điều trị.

Điều kin hoạt động của cơ sở cấp phát thuốc

Điều 6 Thông tư số 12/2015/TT-BYT: Điều kiện về cơ sở vật chất

Ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 96/2012/NĐ-CP, cơ scấp phát thuốc phải đáp ứng thêm các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư này.

Điều 7 Thông tư số 12/2015/TT-BYT: Điều kiện về trang thiết bị

Đáp ứng các điều kiện quy định tại Khon 1 Điều 4 Thông tư này.

Điều 8 Thông tư số 12/2015/TT-BYT: Điều kiện về nhân sự

Ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều 13 Nghị định số 96/2012/NĐ-CP, cơ sở cấp phát thuốc phải đáp ứng thêm các điều kiện quy định tại Điểm d và Điểm g Khoản 1 Điều 5 Thông tư này.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

 

1. Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS);

2. Nghị định số 96/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;

3. Thông tư số 12/2015/TT-BYT ngày 28/5/2015 của Bộ Y tế hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 96//2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.

4. Thông tư s 154/2013/TT-BTC ngày 01/11/2013 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động và lệ phí cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.

 

2-Thủ tục

Cấp lại giấy phép hoạt động đi với cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện khi cơ sở thay đổi địa điểm hoạt động hoặc bị thu hồi giấy phép hoạt động

Trình tự thực hiện

 

Bước 1: Cơ sở điều trị gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động đến Sở Y tế tỉnh, thành phố trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh) nơi cơ sở điều trị đặt trụ sở;

Bước 2: Sau khi nhận được hồ sơ, Sở Y tế tỉnh gửi cho cơ sở điều trị Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 12/2015/TT-BYT. Trong thời hạn không quá 20 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Giám đốc Sở Y tế phải tổ chức thẩm định, cấp lại giấy phép hoạt động;

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, thì trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Sở Y tế tỉnh phải thông báo bằng văn bản cho cơ sở điều trị để bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Văn bản thông báo phải nêu cụ thể nội dung, tài liệu cần sửa đổi, bổ sung.

Bước 3: Khi nhận được văn bản yêu cầu hoàn chỉnh hồ sơ, cơ sở điều trị phải sửa đổi, bổ sung theo đúng nội dung đã được ghi trong văn bản thông báo và gửi về Sở Y tế tỉnh. Ngày tiếp nhận hồ sơ bổ sung, sửa đổi được ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Sở Y tế phải tổ chức thẩm định và cấp lại giấy phép hoạt động cho cơ sở điều trị sau 20 ngày làm việc.

Cách thức thực hiện

 

Gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Sở Y tế tỉnh (theo quy trình một cửa)

Thành phần, số lượng hồ sơ

 

A) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1. Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động của cơ sở theo mẫu, tại Phụ lục 1, Thông tư số 12/2015/TT-BYT;

2. Bản sao có chứng thực Quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng nhận của nhà đầu tư;

3. Danh sách nhân sự của cơ sở điều trị theo mẫu quy định tại Phụ lục 2, Thông tư số 12/2015/TT-BYT, kèm theo bản sao có chứng thực văn bằng chuyên môn của từng nhân viên thuộc cơ sở điều trị;

4. Sơ đồ mặt bng của cơ sở điều trị;

5. Bản kê khai trang thiết bị của cơ sở điều trị thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3, Thông tư số 12/2015/TT-BYT;

6. Báo cáo hoạt động của 6 tháng gần nhất tính đến thời điểm đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động.

B) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết

 

20 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

 

Tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

 

Sở Y tế tỉnh , thành phố trực thuộc Trung ương

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

 

Giấy phép hoạt động

Lệ phí

 

- Phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế: 4.300.000đ/lần.

- Lệ phí cấp phép hoạt động đối với cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bng thuốc thay thế: 350.000đ/giấy.

(Theo quy định của Thông tư số 154/2013/TT-BTC ngày 01/11/2013 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động và lệ phí cấp điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế).

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (Đính kèm ngay sau thủ tục này)

 

Phụ lục 1: Mu đơn đề nghị cấp, cấp lại giấy phép hoạt động đối với cơ sở điều trị.

Phụ lục 2: Mẫu Danh sách nhân sự làm việc tại cơ sở điều trị.

Phụ lục 3: Mẫu Bản kê khai trang thiết bị của cơ sở điều trị.

Yêu cầu, điều kiện thủ tục hành chính

 

Điều kiện hoạt động của cơ sở điều trị thay thế

Điều 3 Thông tư số 12/2015/TT-BYT: Điều kiện về cơ sở vật chất

Ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 96/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định về điu trị nghiện các cht dạng thuc phiện bằng thuốc thay thế (sau đây gọi tắt là Nghị định s 96/2012/NĐ-CP), cơ sđiều trị thay thế phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Các phòng của cơ sở điều trị thay thế phải được xây dựng chắc chắn, đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường và nền nhà sử dụng các chất liệu dễ tẩy rửa làm vệ sinh, có cửa sổ chắc chắn, cửa ra vào có khóa.

2. Phòng xét nghiệm phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Tường của khu vực xét nghiệm, bàn t nghiệm phải bng phẳng, không thấm nước, chịu được nhiệt và các loại hóa cht ăn mòn;

b) Có bồn nước rửa tay, vòi rửa mắt khẩn cấp, hộp sơ cứu.

Điều 4 Thông tư số 12/2015/TT-BYT: Điều kiện về trang thiết bị

1. Phòng cấp phát và bảo quản thuốc:

a) Âm kế;

b) Nhiệt kế đo nhiệt độ phòng;

c) Điều hòa nhiệt độ;

d) 02 tcó khóa, trong đó: 01 tủ để đng thuốc cấp phát hàng ngày và 01 tủ để bảo quản thuốc;

đ) Dụng cụ cấp phát thuốc;

e) Tủ hoặc giá đựng hồ sơ, sổ sách, phiếu theo dõi điều trị;

g) Thiết bị quy định tại Điểm b, c Khon 2 Điều 12 Nghị định s 96/2012/NĐ-CP.

2. Phòng khám bệnh:

a) Nhiệt kế đo thân nhiệt;

b) Ống nghe;

c) Tủ thuốc cấp cứu (trong đó có thuốc giải độc);

d) Máy đo huyết áp;

đ) Bộ trang thiết bị cấp cứu;

e) Giường khám bệnh;

g) Cân đo sức khỏe - chiều cao;

h) Thiết bị quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 96/2012/NĐ-CP.

3. Phòng xét nghiệm:

a) Bộ dụng cụ xét nghiệm nước tiểu và ly máu;

b) Tủ lạnh bảo quản sinh phẩm, bệnh phm;

c) Thiết bị quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 96/2012/NĐ-CP.

4. Nơi lấy nước tiểu của người bệnh:

a) Bộ bàn cầu (với đường cấp nước có van đặt ở bên ngoài nơi lấy nước tiểu);

b) Vách ngăn dán kính màu một chiều tbên ngoài để nhân viên của cơ sở điều trị quan sát được quá trình tự lấy mẫu nước tiểu của người bệnh.

5. Các trang thiết bị khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng phòng.

Điều 5 Thông tư số 12/2015/TT-BYT: Điều kiện về nhân sự

1. Ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều 12 Nghị định số 96/2012/NĐ-CP, nhân sự làm việc tại cơ sở điều trị thay thế phải đáp ứng thêm các điều kiện sau:

a) Bác sỹ phụ trách chuyên môn kỹ thuật có thời gian làm công tác khám bệnh, cha bệnh từ 18 tháng trở lên;

b) Nhân viên làm nhiệm vụ htrợ công tác khám bệnh, chữa bệnh có trình độ trung cấp chuyên ngành y trở lên;

c) Nhân viên làm nhiệm vụ xét nghiệm có trình độ trung cấp thuộc một trong các chuyên ngành y, dược, sinh học hoặc hóa học trở lên;

d) Nhân viên làm nhiệm vụ bảo quản và cấp phát thuốc có trình độ trung cấp chuyên ngành dược trở lên;

đ) Nhân viên làm nhiệm vụ tư vấn có trình độ trung cấp thuộc một trong các chuyên ngành y, dược hoặc xã hội tr lên;

e) Nhân viên làm nhiệm vụ hành chính có trình độ trung cấp trở lên;

g) Căn cứ vào tình hình thực tế, cơ sở điu trị thay thế bố trí nhân viên bảo vệ tại cơ sở y tế nơi đặt cơ sở điều trị hoặc phối hợp với công an nơi cơ sở điều trị đặt trụ sở để bảo đảm công tác an ninh cho cơ sở điều trị; trường hợp cần thiết, cơ sở điều trị có thể bố trí tối đa 02 nhân viên bảo vệ riêng cho cơ sở điều trị.

2. Cơ sở điều trị thay thế chủ đng thực hiện việc phân công nhiệm vụ cho các nhân viên theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm bảo đảm phù hợp về yêu cầu chuyên môn theo quy định tại Khon 1 Điều này và quy mô của cơ sở điều trị.

Điều kin hoạt động của cơ sở cấp phát thuốc

Điều 6 Thông tư số 12/2015/TT-BYT: Điều kiện về cơ sở vật chất

Ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 96/2012/NĐ-CP, cơ scấp phát thuốc phải đáp ứng thêm các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư này.

Điều 7 Thông tư số 12/2015/TT-BYT: Điều kiện về trang thiết bị

Đáp ứng các điều kiện quy định tại Khon 1 Điều 4 Thông tư này.

Điều 8 Thông tư số 12/2015/TT-BYT: Điều kiện về nhân sự

Ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều 13 Nghị định số 96/2012/NĐ-CP, cơ sở cấp phát thuốc phải đáp ứng thêm các điều kiện quy định tại Điểm d và Điểm g Khoản 1 Điều 5 Thông tư này.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

 

1. Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS);

2. Nghị định số 96/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;

3. Thông tư số 12/2015/TT-BYT ngày 28/5/2015 của Bộ Y tế hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 96//2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.

4. Thông tư s 154/2013/TT-BTC ngày 01/11/2013 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động và lệ phí cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.

 

3-Thủ tục

Cấp lại giấy phép hoạt động đối với cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế trong trường hợp mất hoặc hư hỏng giấy phép hoạt động

Trình tự thực hiện

 

Bước 1: Cơ sở điều trị gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động đến Sở Y tế tỉnh, thành phố trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh) nơi cơ sở điều trị đặt trụ sở;

Bước 2: Sau khi nhận được hồ sơ, Sở Y tế tỉnh gửi cho cơ sở điều trị Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 12/2015/TT-BYT. Trong thời hạn không quá 20 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Giám đốc Sở Y tế phải tổ chức thẩm định, cấp lại giấy phép hoạt động;

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, thì trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Sở Y tế tỉnh phải thông báo bằng văn bản cho cơ sở điều trị để bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Văn bản thông báo phải nêu cụ thể nội dung, tài liệu cần sửa đổi, bổ sung.

Bước 3: Khi nhận được văn bản yêu cầu hoàn chỉnh hồ sơ, cơ sở điều trị phải sửa đổi, bổ sung theo đúng nội dung đã được ghi trong văn bản thông báo và gửi về Sở Y tế tỉnh. Ngày tiếp nhận hồ sơ bổ sung, sửa đổi được ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Sở Y tế phải tổ chức thẩm định và cấp lại giấy phép hoạt động cho cơ sở điều trị sau 20 ngày làm việc.

Cách thức thực hiện

 

Gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Sở Y tế tỉnh (theo quy trình một cửa)

Thành phần, số lượng hồ sơ

 

A) Thành phần hồ sơ bao gồm:

1. Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động theo mẫu tại Phụ lục 01, Thông tư số 12/2015/TT-BYT;

2. Bản gốc giấy phép hoạt động bị hư hỏng (nếu có);

3. Báo cáo hoạt động của 6 tháng gần nhất tính đến thời điểm đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động.

B) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết

 

20 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

 

Tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

 

Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

 

Giấy phép hoạt động

Lệ phí

 

- Phí thẩm định cấp lại giấy phép hoạt động do bị mất hoặc hư hỏng đối với cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế: 1.500.000đ/lần.

- Lệ phí cấp lại phép hoạt động đối với cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bng thuốc thay thế: 350.000đ/giấy.

(Theo quy định của Thông tư số 154/2013/TT-BTC ngày 01/11/2013 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động và lệ phí cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế).

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (Đính kèm ngay sau thủ tục này)

 

Phụ lục 1: Mu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động đối với cơ sở điều trị.

Yêu cầu, điều kiện thủ tục hành chính

 

Không có

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

 

1. Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS);

2. Nghị định số 96/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;

3. Thông tư số 12/2015/TT-BYT ngày 28/5/2015 của Bộ Y tế hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 96//2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.

4. Thông tư s 154/2013/TT-BTC ngày 01/11/2013 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động và lệ phí cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.

 

4-Thủ tục

Cho phép hoạt động lại sau khi bị đình chỉ hoạt động đối với cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.

Trình tự thực hiện

 

Bước 1: Trường hợp cơ sở điều trị bị đình chỉ đã tiến hành việc khắc phục các vi phạm thì chậm nhất là 30 ngày trước ngày quyết định đình chỉ hết thời hạn, cơ sở điều trị bị đình chỉ hoạt động phải gửi báo cáo về việc khắc phục các vi phạm đến Sở Y tế tỉnh nơi cơ sở điều trị bị đình chỉ hoạt động đặt trụ sở. Thời điểm nhận báo cáo khắc phục vi phạm được tính theo dấu tiếp nhận công văn đến của Sở Y tế tỉnh.

c 2: Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo về việc khắc phục các vi phạm của cơ sở bị đình chỉ, Sở Y tế tỉnh phải tiến hành việc chỉ định đơn vị thực hiện việc kiểm tra việc khắc phục của cơ sở điều trị (sau đây gọi tắt là đơn vị được chỉ định).

c 3: Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chỉ định của Sở Y tế tỉnh, đơn vị được chỉ định phải tiến hành việc kiểm tra và báo cáo kết quả kiểm tra về Sở Y tế tỉnh. Thời điểm nhận văn bản chỉ định được tính theo dấu tiếp nhận công văn đến của đơn vị được chỉ định.

Bước 4: Trường hợp cơ sở điều trị bị đình chỉ đã thực hiện việc khắc phục các vi phạm và đáp ứng các quy định của Thông tư số 12/2015/TT-BYT thì trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của đơn vị được chỉ định (thời điểm nhận báo cáo khắc phục vi phạm được tính theo dấu tiếp nhận công văn đến của Sở Y tế tỉnh), Giám đốc Sở Y tế tỉnh phải xem xét, quyết định việc chấm dứt đình chỉ hoạt động. Quyết định chấm dứt việc đình chỉ hoạt động được gửi đến cơ sở điều trị bị đình chỉ hoạt động, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh.

Bước 5: Trường hợp hết thời hạn đình chỉ mà cơ sở điều trị bị đình chỉ không thực hiện việc khắc phục các vi phạm hoặc đã thực hiện việc khắc phục các vi phạm nhưng vẫn không đáp ứng các quy định của Thông tư 12/2015/TT-BYT thì trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn của quyết định đình chỉ hoặc kể từ ngày nhận được báo cáo của đơn vị được đình chỉ, Giám đốc Sở Y tế tỉnh phải xem xét, quyết định chấm dứt hoạt động điều trị của cơ sở đó.

Cách thức thực hiện

 

Gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Sở Y tế tỉnh (theo quy trình một cửa)

Thành phần, số lượng hồ sơ

 

A) Thành phần hồ sơ: Báo cáo khắc phục vi phạm

B) Số lượng: 01 bộ

Thời gian giải quyết

 

20 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

 

Tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

 

Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

 

Giấy phép hoạt động

Lệ phí

 

Chưa có quy định

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (Đính kèm ngay sau thủ tục này)

 

Không quy định

Yêu cầu, điều kiện thủ tục hành chính

 

Yêu cầu đối với việc cho phép hoạt động lại sau khi bị đình chỉ hoạt động đi với cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế:

1. Được thành lập theo quy định của pháp luật, có chức năng hoạt động trong lĩnh vực cấp phép.

2. Đáp ứng đủ các yêu cầu về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân sự quy định tại Điều 11, 12, 13 Nghị định số 96/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ và quy định tại các Điều 3,4,5,6,7 và Điều 8 Thông tư s 12/2015/TT-BYT ngày 28/5/2015 của Bộ Y tế.

3. Khắc phục các vi phạm dẫn đến việc bị đình chỉ giấy phép hoạt động đối với cơ sở điều trị.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

 

1. Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS);

2. Nghị định số 96/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;

3. Thông tư số 12/2015/TT-BYT ngày 28/5/2015 của Bộ Y tế hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 96/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ