Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 4300/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Dự án “Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030"

Số hiệu 4300/QĐ-UBND
Ngày ban hành 27/08/2014
Ngày có hiệu lực 27/08/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Lê Mạnh Hà
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 4300/QĐ-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 08 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT DỰ ÁN “QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT MAY THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2030”

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị quyết số 53 NQ/TW ngày 29 tháng 8 năm 2005 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng vùng Đông Nam Bộ và vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam đến 2010, định hướng đến 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 16 NQ/TW ngày 10 tháng 8 năm 2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 92/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 04/NĐ-CP ngày 11 tháng 1 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 92/NĐ-CP;

Căn cứ Quyết định số 188/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010, tầm nhìn 2020;

Căn cứ Quyết định số 2631/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025;

Căn cứ Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 9 tháng 2 năm 2012 về việc hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Quyết định số 3218/QĐ-BCT ngày 11 tháng 4 năm 2014 của Bộ Công Thương về phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 24/2011/QĐ-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2011 về ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ IX về chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế Thành phố giai đoạn 2011-2015;

Căn cứ Công văn số 864/BCT-CNN  ngày 27 tháng 1 năm 2014 của Bộ Công Thương về ý kiến đối với dự án quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Thành phố Hồ Chí Minh và công văn số 625/CV-TĐDMVN ngày 23 tháng 6 năm 2014 của Tập đoàn Dệt may Việt Nam;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Dự án “Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” với các nội dung như sau:

1. Quan điểm phát triển

Phát triển ngành dệt may trên địa bàn Thành phố theo hướng xuất khẩu. Đẩy mạnh khâu nghiên cứu và thiết kế sản phẩm; phát triển thị trường thời trang hướng tới các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, các sản phẩm nguyên phụ liệu có tỷ lệ nội địa hóa cao.

Phát triển trên cơ sở đa dạng hóa sở hữu và huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước để đầu tư phát triển. Kêu gọi và khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào lĩnh vực quản lý kỹ thuật và sản xuất, những lĩnh vực mà các nhà đầu tư trong nước còn yếu và thiếu kinh nghiệm (như sản xuất và cung ứng bông, dệt, nhuộm, hoàn tất vải...).

Phát triển mạnh các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu dệt may, giảm nhập siêu, nâng cao giá trị gia tăng của ngành:

- Phát triển ngành dệt may phải gắn với bảo vệ môi trường các cơ sở sản xuất được tập trung trong khu, cụm Công nghiệp đủ điều kiện xử lý chất thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Nghiên cứu phát triển các sản phẩm dệt may phục vụ y tế, kỹ thuật, giám định, kiểm tra, chứng nhận chất lượng sản phẩm dệt may cho khu vực; là trung tâm cung cấp nguồn nhân lực có trình độ phục vụ công tác thiết kế mẫu vải, thiết kế thời trang phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu; là trung tâm phát triển chuỗi cung ứng dệt may, phục vụ cho phương thức kinh doanh ODM, OBM, trung tâm phân phối hàng, giải quyết khâu thị trường cho toàn chuỗi cung ứng

Tăng cường chuyên môn hóa, tự động hóa, phát triển công nghệ cao để giảm chi phí lao động nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế và thu nhập cho người lao động.

Phát triển nguồn nhân lực phục vụ ngành dệt may cả về số lượng và chất lượng của vùng. Trong đó chú trọng đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề nhằm tạo ra đội ngũ doanh nhân giỏi, cán bộ công nhân lành nghề, chuyên sâu.

Phát triển ngành dệt may phù hợp với Quy hoạch kinh tế-xã hội, Quy hoạch phát triển các ngành của Thành phố, Quy hoạch công nghiệp của Vùng kinh tế và cả nước, đồng thời gắn với quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

Phát triển dệt may theo hướng ổn định, gắn chặt với việc bảo vệ môi trường, góp phần phát triển kinh tế-xã hội bền vững.

2. Mục tiêu phát triển

[...]